Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30)

MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

6. Kết cấu luận văn

2.3 Công tác quản lý nợ xấu của Eximbank

2.3.6 Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh

Đối với những khách hàng khơng có khả năng trả nợ, Eximbank sẽ thông qua đàm phán yêu cầu khách hàng xử lý tài sản đảm bảo để thanh toán nợ vay và các khoản lãi phát sinh.

Trường hợp khách hàng vay được bảo lãnh, thì Eximbank sẽ thơng báo cho bên thứ 3 biết (bên bảo lãnh) để thực hiện trả nợ thay cho khách hàng.

Việc xử lý tài sản đảm bảo sẽ thực hiện bằng 2 cách: một là khách hàng tự bán tài sản đảm bảo, hai là khách hàng ủy quyền cho Eximbank phát mại tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng tự bán tài sản đảm bảo thì giữa Eximbank và khách hàng sẽ ký biên bản thỏa thuận

thời gian hồn tất việc bán tài sản đó, nếu sau thời gian đó mà khách hàng khơng bán được tài sản đảm bảo thì sẽ chuyển cho Eximbank thực hiện bán tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền cho Eximbank. Khi khách hàng đồng ý ủy quyền cho Eximbank tiến hành bán tài sản thì khách hàng sẽ tiến hành ký hợp đồng ủy quyền cho Eximbank công chứng về việc thay mặt khách hàng bán tài sản này. Nội dung hợp đồng ghi rõ quyền và nghĩa vụ các bên, giá khởi điểm, chi phí bán tài sản, cách thức thanh tốn..v.vv. Khi vấn đề phát sinh ngồi hợp đồng thì Eximbank sẽ thơng báo cho khách hàng biết, để đưa ra quyết định thống nhất. Sau đó Eximbank sẽ ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá để bán tài sản của khách hàng.

Tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ ưu tiên thanh tốn các khoản phí, lệ phí nhà nước, chi phí liên quan bán đấu giá tài sản trước hết, sau đó thu gốc, lãi của khách hàng, nếu số tiền dư còn lại sẽ chuyển vào tài khoản cho khách hàng, nếu qua việc bán tài sản đảm bảo số tiền không thu hồi đủ các nghĩa vụ nợ của khách hàng thì Eximbank yêu cầu khách hàng thanh tốn bổ sung phần cịn lại hoặc bổ sung tài sản đảm bảo.

Ngoài ra việc xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng cịn thơng qua hình thức cấn trừ nợ bằng chính tài sản của khách hàng hoặc tài sản của bên bảo lãnh, bằng cách khách hàng sẽ chuyển quyền sở hữu tài sản cho Eximbank để thanh tốn nợ vay. Theo số liệu hình 2.9 ta thấy việc cấn trừ nợ tại Eximbank áp dụng rất nhiều kể từ 2010 và tăng cao nhất năm 2013 545 tỷ, tuy nhiên sau đó giá trị cấn trừ nợ giảm dần, do Eximbank chuyển dần hình thức xử lý nợ xấu qua việc bán nợ cho VAMC, hoặc những tài sản này sẽ chuyển cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản – Eximbank để khai thác.

Hình 2.9 Giá trị cấn trừ nợ (ĐVT: Tỷ đồng) Nguồn: Thu thập số liệu Eximbank Nguồn: Thu thập số liệu Eximbank

149 427 536 545 115 57 45 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị cấn trừ nợ

Những tài sản Eximbank chuyển cho Eximbank - AMC chủ yếu là những bất động sản. Eximbank – AMC sẽ tiến hành khai thác, nâng cấp, sữa chữa để làm trụ sở chi nhánh/phòng giao dịch cho Eximbank hoặc rao bán, cho thuê những tài sản này.

Tính đền thời điểm năm 2016, Eximbank AMC đã nhận được 116 tài sản của Eximbank chuyển giao, với giá trị là 806 tỷ đồng.

STT Tài sản AMC nắm giữ Số lượng

1 Hồ Chí Minh 21 2 Hà Nội 12 3 Quảng Ninh 4 4 Hà Tĩnh 2 5 Nghệ An 5 6 Đà Nẵng 2 7 Huế 7 8 Quãng Ngãi 8 9 Khánh Hòa 5 10 Đồng Nai 3 11 Bà Rịa 12 12 Bình Dương 5 13 Tiền Giang 2 14 Long An 7 15 Cần Thơ 16 16 An Giang 5 Tổng 116

Bảng 2.5 Tài sản Eximbank - AMC nắm giữ Nguồn: Thu thập từ Công ty Eximbank AMC Nguồn: Thu thập từ Công ty Eximbank AMC 2.3.7 Miễn, giảm lãi hỗ trợ khách hàng

Khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ, căn cứ văn bản yêu cầu miễn giảm lãi của khách hàng, sau khi tiến hành thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, thiện chí trả nợ của khách hàng, Phịng xử lý nợ trình Hội đồng xử lý rủi ro để miễn, giảm lãi cho khách hàng, để đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ xấu.

Eximbank đã thực hiện miễn, giảm lãi một số khách hàng: DNTN vàng bạc Mạnh Tuấn, Viet Article Co., LTD; Công ty TNHH Lộc Triển; DNTN bột cá Lộc An; EleCo….Những khách hàng được miễn, giảm lãi được Eximbank đánh giá, sàn lọc kỹ trước khi ra quyết định, do ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.3.8 Thơng qua hình thức pháp lý

Đối với những khách hàng cố tình chây ỳ, cố tình khơng trả nợ, Eximbank thực hiện tiến hành khởi kiện khách hàng ra tòa án để tiến hành giải quyết.

Khi nhận đơn khởi kiện của Eximbank, tòa án sẽ tiến hành hòa giải về việc nghĩa vụ trả nợ nợ gốc, lãi, thời gian hoàn trả, biện pháp xử lý tài sản đảm bảo. Nếu hai bên thống nhất hòa giải thì sẽ ký biên bản hịa giải. Nếu khơng thống nhất, tiến hành xét xử, thực hiện hỗ trỡ pháp luật để giải quyết.

Trong thời gian qua, phải kể đến một số khách hàng mà Eximbank đã tiến hành khởi kiện như sau:

STT Tên khách hàng Nợ xấu

1 GLOBAL CO.,LTD 64.40 2 CTY CO PHAN DUY DAI 34.04 3 TRIPHATADING PRODUCTION SERVICE COMPANY LIMITED 29.90 4 PRINTING MATERIALS EQUIPMENTS IMPORT EXPORT ONE 26.45 5 VIETTRANIMEX HANOI 25.30 6 Công ty Hương Hà 20.70 7 HONG HA INVESTMENT AND TRADE JOINT STOCK COMPANY 20.13 8 Công ty Xuất Nhập Khẩu Hưng Thành Đạt 17.25 9 DNTN Vàng Bạc Hòa Sang 13.80 10 CTY TNHH TMDV C/BIEN XNK BAO DINH 13.80 11 CÔNG TY TNHH HỒNG TRƯỜNG 13.55 Tổng 279.31

Bảng 2.6 Sử dụng bằng biện pháp pháp lý (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Theo số liệu từ Trung tâm xử lý nợ và Khối Giám sát hoạt động của Eximbank Có những khoản nợ Eximbank đã theo dõi và tiến hành khởi kiện đã lâu nhưng vẫn chưa hồn tất, hoặc có những khoản nợ đã có quyết định thi hành án nhưng chưa tiến hành thanh lý tài sản….việc đưa khoản nợ xấu ra tòa án là biện pháp cuối cùng mà Eximbank áp dụng, vì thủ tục thường kéo dài, tốn kém thời gian và chi phí, đồng thời thời gian càng dài dẫn đến giá trị tài sản đảm bảo giảm giá trị gây ra rủi ro cho ngân hàng.

2.4 Đánh giá kết quả công tác xử lý nợ xấu

Trong 12,311 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và ngoại bảng, thì Eximbank ưu tiên thực hiện bằng phương pháp bán nợ VAMC là chủ yếu chiếm 60%, sử dụng dự phòng 19%, các phương pháp còn lại chiếm 21%.

Eximbank thực hiện bán nợ VAMC để giải quyết bài tốn nợ xấu của mình là dễ hiểu, trong giai đoạn 2013 đến 2016 do nợ xấu của Eximbank tăng cao vượt ngưỡng 3% và theo quy định của Ngân hàng nhà nước các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, với

lượng nợ xấu lớn như vậy, Eximbank khơng thể tự mình xử lý được, đồng thời thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước nên Eximbank phải bán nợ xấu cho VAMC. Tiếp theo Eximbank thực hiện biện pháp sử dụng nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu, như phân tích ở trên, Eximbank đã mạnh tay trích lập dự phịng để có nguồn xử lý, nên lợi nhuận thấp. Các phương pháp còn lại, Eximbank cũng áp dụng để xử lý nợ xấu nhưng với tỷ lệ không cao 21%

STT Biện pháp xử lý Số nợ thu hồi Tỷ lệ

1 Thu nợ trực tiếp và phát mãi tài sản 1,874 62%

2 Tiền thu hồi từ nợ đã xử lý bằng dự phòng 339 11%

3 Miễn giảm lãi 183 6%

4 Thu nợ đã bán VAMC 558 19%

5 Sử dụng bằng biện pháp pháp lý 45 2%

Tổng 2,999 100.00%

Bảng 2.7 Kết quản thu hồi nợ xấu (ĐVT: tỷ đồng,%)

Nguồn: Theo số liệu thống kê từ Trung tâm xử lý nợ và Khối Giám sát hoạt động của Eximbank

Mặc dù, Eximbank tập trung xử lý nợ xấu bằng việc bán nợ cho VAMC nhưng mà số nợ thu hồi từ việc bán nợ xấu lại chiếm tỷ lệ rất thấp 5% trong số nợ xấu đã bán cho VAMC, và chiếm 19% trong tổng số tiền thu hồi được. Trong tổng số tiền thu hồi được 2,999 tỷ đồng thì việc thu nợ trực tiếp và phát mãi tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất 1,874 tỷ đồng, với tỷ lệ 62%, tiền thu được từ bằng sử dụng dự phòng được 339 tỷ đồng, chiếm 11%, còn trường hợp miễn giảm lãi chỉ chiếm 6% và sử dụng bằng biện pháp lý 2%, điều này chứng tỏ Eximbank hạn chế việc thu hồi nợ bằng biện pháp lý.

Kết quả thu hồi nợ xấu của Eximbank chưa thật sự cao, chỉ thu được 2,999 tỷ đồng chiếm 24% do xuất phát từ những nguyên nhân sau:

2.5 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu 2.5.1 Công ty Exim AMC 2.5.1 Công ty Exim AMC

Mặc dù thành lập đã lâu gần 6 năm, với vốn điều lệ ban đầu được Eximbank cấp 300 tỷ, sau đó vốn góp của Eximbank tăng lên thành 955 tỷ nhưng việc xử lý nợ xấu thông qua Eximbank – AMC chưa được hiệu quả, Eximbank chỉ dừng lại việc chuyển giao tài sản để Eximbank AMC thực hiện khai thác, trong số tài sản mà Eximbank AMC nắm giữ thì chỉ có 8% là được dùng làm trụ sở Eximbank, phần còn lại Eximbank- AMC thực hiện sữa chữa nâng cấp, đấu giá, khai thác nhưng vẫn chưa được hiệu quả, do khâu công tác quản lý và khâu kinh doanh của Eximbank AMC chưa cao.

Đồng thời việc tham gia kinh doanh mua bán nợ giữa Eximbank- AMC với các tổ chức tín dụng và cơng ty quản lý nợ khác vẫn chưa phát sinh, nên nguồn thu hay lợi nhuận từ khoản mục này của Eximbank – AMC vẫn chưa có.

2.5.2 Cơng ty VAMC

- Hiện tại với vốn điều lệ của VAMC 500 tỷ đồng, với vốn hạn chế đó, để mua khỏan nợ xấu lớn (riêng Eximbank là 7,378 tỷ đồng) VAMC chỉ mua nợ xấu bằng hình thức trái phiếu đặc biệt thay cho tiền mặt. Về lâu dài, việc mua trái phiếu đặc biệt nó có hạn chế. Nếu nợ xấu chưa bán cho VAMC, thì Eximbank chủ động trong việc trích lập dự phịng, dựa vào quy định của NHNN, Eximbank trích lập dự phịng căn cứ trên dư nợ và tài sản đảm bảo chủ động trong việc trích lập. Nếu sử dụng trái phiếu đặc biệt trong thời gian lâu dài thì Eximbank hằng năm phải trích lập dự phịng 20% mệnh giá trái phiếu đặc biệt, hạn chế tăng trưởng tín dụng.

- Chưa có sự hỗ trợ, sự phối hợp hiệu quả giữa VAMC và Eximbank: Sau khi bán nợ VAMC, mặc dù chủ nợ khơng cịn là Eximbank nữa. Tuy nhiên, VAMC ủy quyền toàn bộ cho Eximbank thực hiện xử lý nợ xấu, VAMC khơng có động lực xử lý nợ đó. Khơng có sự hỗ trợ nào từ VAMC, để đẩy nhanh q trình xử lý nợ, nếu Eximbank khơng nổ lực xử lý nợ thì trước mắt hàng năm phải trích lập dự phịng 20% và sau 5 năm thì số nợ xấu đó lại trở về, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng.

2.5.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hiện tại Eximbank thực hiện phân loại và trích lập dự phịng theo Thơng tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, chưa có hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ riêng cho ngân hàng. Theo đó, nợ nhóm 1 khi quá hạn dưới 10 ngày, nợ nhóm 2 quá hạn từ 10 đến 90 ngày, nợ nhóm 3 quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ nhóm 4 quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, nợ nhóm 5 quá hạn trên 360 ngày.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng của Eximbank được thực hiện định kỳ hàng quý, sau khi có kết quả thơng báo của CIC, Eximbank sẽ điều chỉnh nhóm nợ theo kết quả của CIC.

Vì vậy, Eximbank chưa xây dựng được hệ thống xếp hạn tín dụng nội bộ cho riêng mình, dẫn đến cơng tác quản lý nợ xấu của Eximbank còn bị đọng, chưa đạt hiệu quả cao, trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu

2.5.4 Khó khăn từ phía khách hàng

Khách hàng chây ỳ, khơng hợp tác, cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, gây khó khăn cho q trình xử lý tài sản để thu hồi nợ, thậm chí có trường hợp bên bảo đảm tự ý tháo dỡ, di dời và tẩu tán tài sản

2.5.5 Khó khăn trong q trình khởi kiện tại Tồ án

2.5.5.1 Bên vay hoặc bên thế chấp tài sản đi khỏi nơi cư trú

Theo thủ tục tố tụng thì Tịa án phải xác minh địa chỉ cư trú hiện tại của bên vay và bên thế chấp tại Công an địa phương. Nếu đương sự đã đi khỏi nơi cư trú, cơ quan Công an trả lời đương sự vắng mặt tại địa phương, không xác định được nơi cư trú mới của đương sự, và Eximbank cũng không cung cấp được nơi sinh sống hiện tại của đương sự thì Tồ án ký Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện của Ngân hàng, không thụ lý giải quyết.

Khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký địa chỉ hoạt động tại Sở Kế hoạch & Đầu tư, khi phát sinh nợ xấu, Eximbank khởi kiện ra Tồ án thì thời điểm này doanh nghiệp khơng cịn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh (khơng cịn trụ sở, khơng cịn bảng hiệu); Eximbank u cầu Tồ án niêm yết tại UBND phường nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Giấy ĐKKD, tuy nhiên, UBND phường từ chối niêm yết vì tại địa phương hiện khơng có doanh nghiệp này đặt trụ sở và hoạt động. Tòa án bị ách tắc, không thể giải quyết được vụ kiện của Ngân hàng.

2.5.5.2 Bên vay, bên thế chấp đi nước ngoài

- Đương sự đi nước ngoài nhưng biết được địa chỉ ở nước ngồi

Tịa án phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp kéo dài rất lâu, cụ thể là Tòa án phải dịch thuật hồ sơ cần ủy thác sang tiếng Anh để gửi Bộ tư pháp, sau đó Bộ Tư pháp gửi sang Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục gửi bộ hồ sơ cho Bộ Ngoại giao nước sở tại nơi đương sự định cư, sau đó Bộ Ngoại giao VN có văn bản trả lời cho Bộ Tư pháp đã hoàn tất việc gửi hồ sơ ủy thác. Tòa án phải chờ kết quả ủy thác của Bộ tư pháp và đợi kết quả để thực hiện ủy thác lần 1 (Qua thực tế giải quyết hồ sơ vụ án có liên quan yếu tố nước ngoài, mỗi lần ủy thác mất thời gian khoảng 06 tháng – 08 tháng), chưa kể những trường hợp Toà án gửi hồ sơ đi nhưng bị thất lạc, không nhận được văn bản phản hồi của Bộ Tư pháp, lúc đó Tồ án phải tiếp tục làm 01 bồ sơ uỷ thác tư pháp khác để gửi cho Bộ Tư pháp.

Khi có kết quả ủy thác tư pháp lần 1 Tòa án tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp lần 2 về trình tự và thời gian cũng giống như lần 1.

Khi có kết quả 02 lần ủy thác tư pháp do Bộ Tư pháp phản hồi, Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án tiến hành ủy thác tư pháp quyết định đưa vụ án ra xét xử ủy thác tư pháp thông qua Bộ ngoại giao VN như các lần ủy thác tư pháp trước đây.

Khi xét xử xong sơ thẩm, Tòa án cũng phải dịch thuật nội dung Bản án sơ thẩm sang Tiếng Anh gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp tiếp tục chuyển hồ sơ sang Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiến hành Bản án cho Bộ Ngoại giao nước sở tại nơi đương sự định cư, trường hợp nếu đương sự kháng cáo hồ sơ chuyển cấp Phúc thẩm xét xử, Tịa án tiếp tục q trình ủy thác giống như cấp sơ thẩm, Như vậy, đối với một vụ án khi Bản án có hiệu lực thi hành phải kéo dài từ 04 đến 06 năm.

- Đương sự đi nước ngồi nhưng cố tình giấu địa chỉ ở nước ngoài

Bên vay, bên thế chấp cố tình khơng để lại địa chỉ, giấu địa chỉ: trường hợp này Tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)