CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5 Phương pháp nghiên cứu:
Để đánh giá ảnh hưởng của những can thiệp từ Nhà nước, Chính phủ đến hiệu quả đầu tư, bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu bao gồm 158 doanh nghiệp được lấy từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tương ứng trong giai đoạn 2012-2016.
Mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét liệu việc kiểm soát các doanh nghiệp của Nhà nước trên thị trường chứng khốn Việt Nam có tác động đến hiệu quả đầu tư hay không? Để đạt được mục tiêu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu theo trình tự như sau:
-Thống kê mơ tả các biến.
-Thực hiện hồi quy bằng phương pháp FEM. -Phân tích kết quả.
3.5.1 Thống kê mơ tả:
Tác giả trình bày thống kê mơ tả cho tất cả các biến trong mơ hình nhằm mơ tả lại các đặc tính cũng như đưa ra những nhận định ban đầu về dữ liệu nghiên cứu.
3.5.2 Phương pháp ước lượng
Mơ hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Model (FEM):
Mơ hình hiệu ứng cố định khơng bỏ qua các ảnh hưởng theo chuỗi thời gian và đơn vị chéo. Mơ hình này là một dạng mở rộng của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát được. Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X. Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tượng và T-thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát. Mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển khơng có hệ số cắt được xác định bởi:
𝑌𝑖𝑡= 𝛽1𝑋𝑖𝑡1 + 𝛽2𝑋𝑖𝑡2 + 𝑣𝑖 + 𝜀𝑖𝑡
Trong đó, 𝜇𝑖𝑡 = 𝑣𝑖+ 𝜀𝑖𝑡 . Sai số của mơ hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai phần. Thành phần 𝑣𝑖 địa diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian, 𝜀𝑖𝑡 đại diện cho những yếu tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.
3.5.3 Kiểm định chọn POL, REM, FEM
Để kiểm tra tính hợp lý của mơ hình sử dụng, đầu tiên, tác giả thực hiện hồi quy mơ hình theo POLS, sau đó dùng kiểm định nhân tử Breusch and Pagan Lagrangian để chọn lựa so sánh giữa POLS và REM. Sau đó, thực hiện hồi quy FEM và REM, thực hiện kiểm định Hausman Test để chọn mơ hình phù hợp hơn.Thực chất kiểm định Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không.
3.5.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan.
Hiện tượng tự tương quan có thể làm sai lệch kết quả hồi quy. Để tránh việc đưa ra các hệ số hồi quy bị sai lệch khi hồi quy theo FEM mà vẫn tồn tại khả năng có hiện tượng tự tương quan. Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge Test.
3.5.5 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.
Để tránh việc đưa ra các hệ số hồi quy bị sai lệch khi hồi quy theo FEM mà vẫn tồn tại khả năng có hiện tượng phương sai thay đổi. Tác giả kiểm định phương sai thay đổi bằng phương pháp kiểm định Wald. Kiểm định này tiến hành hồi quy phương sai của các quan sát theo các biến độc lập của mơ hình gốc, nếu tồn tại tương quan có ý nghĩa thống kê của phương sai với các biến độc lập thì mơ hình hồi quy có hiện tượng phương sai thay đổi.