CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm về kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế
Trong những năm gần đây, các học giả đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại các thị trường khác nhau để kiểm chứng mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế. Lược khảo qua các nghiên cứu thực nghiệm, kết quả từ các nghiên cứu đều cho thấy khi công ty rơi vào kiệt quệ tài chính thì cơng ty sẽ càng gia tăng thực hiện hành vi tránh thuế.
Theo Edwards & cộng sự (2013), chính sách thuế của một cơng ty khi cơng ty đó rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính ẩn chứa nhiều hàm ý, như gia tăng chi phí sử dụng vốn, giảm khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bên ngoài (như vay nợ), đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính nói chung. Nhà quản lý sẵn sàng chấp nhận rủi ro bằng cách thay đổi chính sách tránh thuế đang sử dụng. Khi ở trạng thái cân bằng, một công ty sẽ thực hiện chiến lược tránh thuế miễn là lợi ích biên vượt quá chi phí biên (Chen & cộng sự, 2010). Một cơng ty khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính sẽ có ít lựa chọn hơn và chấp nhận rủi ro cao hơn và càng thực hiện hành vi tránh thuế nhiều hơn như một sự cần thiết để tăng lượng tiền mặt (đặc biệt khi chi phí thuế thu nhập là một khoản chi phí đáng kể của những cơng ty đang rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính) và bỏ qua việc làm giảm danh tiếng, uy tín của cơng ty.
Các cơng ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính có khả năng sẽ sử dụng các thủ thuật kế toán để tăng thu nhập hoạt động tạm thời nhằm tránh điều chỉnh các khoản nợ hoặc ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty. Nếu các công ty linh hoạt trong việc thực hiện chính sách kế tốn, ước tính kế tốn và thuyết minh thơng tin thì cũng thể hiện họ có kế hoạch thuế linh hoạt. Đồng ý với nhận định trên, Frank & cộng sự (2009) đã tìm thấy mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa hành vi tránh thuế thuế và “gây hấn” trên báo cáo tài chính. Cụ thể, các cơng ty thực hiện việc “làm đẹp” lợi nhuận chịu thuế và lợi nhuận tài chính cũng đồng thời làm tăng thu nhập trên báo cáo tài chính và làm giảm thu nhập chịu thuế trong các nghiên cứu trước đây (Frank & cộng sự, 2009).
Các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy các bằng chứng của tiềm năng trong việc quản trị công ty để điều chỉnh thu nhập chịu thuế khi cơng ty phải đối mặt với tìrnh trạng lợi nhuận giảm liên tục hoặc dự báo hạ xếp hạng tín dụng. Joos & cộng sự (2000) đã kết luận rằng tỷ suất sinh lời trên lợi nhuận sẽ giảm xuống khi khe hở thuế theo sổ sách tăng lên, và giải thích điều này như có sự xác nhận rằng các cơng ty có cơ hội thực hiện việc “làm đẹp” thu nhập chịu thuế, điều này đã được phản ánh trong mức tăng của khe hở thuế theo sổ sách. Mills & Newberry (2001, 2005) đã nhận ra rằng khe hở thuế theo sổ sách có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận trước đó và kiệt quệ tài chính. Họ cũng chỉ ra rằng các cơng ty có mức xếp hạng tín dụng thấp thì chi phí lãi vay trong báo cáo kê khai thuế cao hơn trong báo cáo tài chính, và đây cũng là dấu hiệu thể hiện hành vi tránh thuế. Wilson (2011) cũng đã chỉ ra rằng các cơng ty có các tài khoản ngoại bảng rộng, nhiều thì khả năng xảy ra các vấn đề trong tương lai và rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính lớn hơn, và điều đó cũng được phản ảnh trong khe hở thuế theo sổ sách. Vì vậy, nhiều cơng ty ln tìm cách giảm thu nhập chịu thuế khi đối mặt với tình trạng thu nhập giảm và/hoặc xếp hạng tín dụng thấp. Nhìn chung, hợp lý khi kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê giữa kiệt quệ tài chính và tránh thuế.
Một bằng chứng thực nghiệm gần đây là nghiên cứu của Richardson & cộng sự (2015). Với mẫu nghiên cứu là 300 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Úc trong giai đoạn 2006 – 2010, nghiên cứu đã cho thấy các khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính các cơng ty nhận thức được rằng rủi ro của việc thực hiện hành vi tránh thuế nhỏ hơn nhiều so với lợi ích việc tránh thuế mang lại. Chính vì vậy các doanh nghiệp càng có động lực quản lý cơng ty theo hướng giảm thiểu nghĩa vụ thuế hiện hành.
Nói chung, các nhà nghiên cứu đều cho thấy các công ty sẽ gia tăng hành vi tránh thuế khi rơi kiệt quệ tài chính. Cụ thể, kiệt quệ tài chính có thể khuyến khích các cơng ty tích cực giữ vững lập trường trong việc giảm các nghĩa vụ thuế, một trong những chi phí đáng kể của cơng ty. Thực tế, tiết kiệm thuế có thể cung cấp lượng vốn cần thiết để tài trợ cho hoạt động của cơng ty, duy trì xếp hạng tín dụng và giữ nguyên tình trạng các khế ước nhận nợ hoặc thậm chí để giảm thiểu nguy cơ phá sản (Brondolo, 2009).
2.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm về khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế thuế
Mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế thu nhập đã thu hút được sự chú ý của một số học giả trên toàn thế giới. Các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc gia tăng hành vi tránh thuế có mối quan hệ với tình trạng kinh tế khó khăn, khi mà nhiều cơng ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Cơng ty trở nên nhạy cảm hơn với tình trạng kiệt quệ tài chính bằng cách gia tăng hành vi tránh thuế hơn thơng thường khi nền kinh tế gặp khó khăn (Edwards & cộng sự, 2013). Nhìn chung, trong thời kỳ suy thối kinh tế sẽ có nhiều cơng ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính (Brondolo, 2009). Cụ thể, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các cơng ty gặp khó khăn về tài chính sẽ tăng cường cắt giảm đầu tư, công nghệ, marketing và nhân công (Campello & cộng sự, 2011). Ngồi ra, các cơng ty cũng buộc phải sử dụng một phần lớn lượng tiền mặt tiết kiệm của họ và cắt giảm kế hoạch chi trả cổ tức, chính điều đó càng làm cơng ty rơi vào tình trạng khó khăn hơn (Campello & cộng sự, 2011). Trong thực tế, tình
trạng tài chính khó khăn liên tục có thể khiến nhà quản lý giảm trách nhiệm pháp lý khi cắt giảm nghĩa vụ thuế của cơng ty. Khi đó, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, nhà quản lý có xu hướng tăng cường hành vi tránh thuế hơn các thời kỳ trước khủng hoảng tài chính.
Nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng chính sách tài chính, đầu tư của cơng ty trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Brondolo (2009) đã chỉ ra rằng rủi ro không tuân thủ pháp luật thuế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các cơng ty bị hạn chế tín dụng sẽ thực hiện hoặc tăng cường thực hiện hành vi tránh thuế như để thay thế nguồn vốn tín dụng. Ngồi ra, các cơng ty khi đối mặt với tình trạng kiệt quệ tài chính, rủi ro phá sản trong hoặc sau thời kỳ khủng hoảng tài chính có thể nhận được các hậu quả khi thực hiện hành vi tránh thuế (như hình phạt), tuy nhiên hậu quả này có thể được cơng ty chấp nhận khi so sánh với các lợi ích tiềm tàng nếu thực hiện hành vi tránh thế (như tránh được phá sản).
Một bằng chứng khác giữa mối quan hệ giữa khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế do IRS đưa ra. Cụ thể, nhiều công ty đã gây thất thu thuế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính do giảm khả năng thanh khoản, nhà quản lý có xu hướng thực hiện các chiến lược sử dụng các khoản lỗ của công ty. Các khoản lỗ của các năm trước được khấu trừ khi tính thu nhập tính thuế có thể là một cách hiệu quả để giảm thu nhập tính thuế của cơng ty. Đồng ý với nhận định do IRS đưa ra là các nghiên cứu của Richardson & cộng sự (2015) tại thị trường Mỹ với mẫu nghiên cứu là 12.376 công ty trong cơ sở dữ liệu của Compusat giai đoạn 2006 – 2010.
Tóm lại, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính cả cả tình trạng kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế đều trở nên trầm trọng hơn, điều này cho thấy trong khủng hoảng tài chính phóng đại tác động của kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã trình bày các vấn đề cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả trình bày 2 khái niệm quan trọng của đề tài là hành vi tránh
thuế và kiệt quệ tài chính. Tiếp theo, tác giả đề cập chi tiết các phương pháp đo lường hành vi tránh thuế và các mơ hình dự báo kiệt quệ tài chính. Đây là cơ sở để thực hiện đo lường cách biến trong mơ hình nghiên cứu được đề cập tại chương 3. Sau đó, lý thuyết lợi ích – chi phí và lý thuyết chuyển đổi rủi ro được xem là 2 lý thuyết nền tảng của đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính, khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế cho thấy chủ đề này vẫn đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả và vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 12.0 để xem xét tác động của kiệt quệ tài chính, khủng hoảng tài chính đến hành vi tránh thuế.
Với dữ liệu nghiên cứu dạng bảng, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để ước lượng bao gồm mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM).
Mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM)
Mơ hình FEM cho rằng mỗi cá nhân có thể có những đặc điểm riêng, vì vậy tung độ gốc trong mơ hình hồi quy được phép khác nhau giữa các cá nhân. Để xem xét các tung độ gốc khác nhau, ta có thể sử dụng các biến giả. Mơ hình FEM sử dụng biến giả được gọi là mơ hình biến giả bình phương tối thiểu (Least Square Dummy Variable, LSDV). Mơ hình FEM phù hợp trong những tình huống mà tung độ gốc của mỗi công ty tương quan với một hay nhiều biến độc lập, hay thành phần sai số của mơ hình tương quan với các biến độc lập trong mơ hình. Nhược điểm của LSDV là làm mất nhiều bậc tự do khi số đơn vị N rất lớn (N là số lượng đơn vị chéo), vì phải đưa vào (N- 1) biến giả (nhưng khống chế số hạng tung độ gốc chung).
Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM)
Một phương án khác thay cho mơ hình FEM là mơ hình REM hay mơ hình các thành phần sai số (Error Components Model, ECM). Mơ hình ECM giả định tung độ gốc của một đơn vị riêng lẻ được rút ngẫu nhiên từ một tập hợp lớn hơn nhiều với một trị trung bình khơng đổi. Tung độ gốc cơng ty khi đó được biểu thị như sự sai lệch so với trị trung bình khơng đổi này. Mơ hình ECM thích hợp trong những tình huống mà tung độ gốc (ngẫu nhiên) của từng đơn vị khơng tương quan với các biến giải thích.
Khi đó, mơ hình FEM hay REM sẽ phù hợp với dữ liệu nghiên cứu hơn. Câu trả lời cho câu hỏi này xoay quanh giả định về mối tương quan khả dĩ giữa thành phần sai số theo cá nhân (hay theo đơn vị) εi và các biến hồi quy độc lập. Nếu ta giả định rằng εi và các biến độc lập khơng tương quan, thì REM có thể phù hợp, trong khi nếu εi và các biến độc lập tương quan, thì FEM có thể thích hợp. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa FEM và REM. Năm 1978, Hausman đã xây dựng một kiểm định để lựa chọn mơ hình FEM và REM, sau đó kiểm định này được đặt tên là kiểm định Hausman và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Kiểm định này dựa trên giả thuyết:
H0: εi và biến độc lập không tương quan H1: εi và biến độc lập tương quan
Nếu bác bỏ giả thuyết H0 thì εi và biến độc lập tương quan thì mơ hình FEM phù hợp hơn; và ngược lại.
Khi lựa chọn được mơ hình hồi quy phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, cần xem xét sự hiện diện của các khuyết tật có thể khiến mơ hình đã lựa chọn khơng cịn phù hợp. Do đó, tác giả tiếp tục kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Đối với kiểm định phương sai sai số thay đổi, tác giả sử dụng kiểm định Wald Test cho mơ hình FEM và kiểm định Breusch- Pagan Lagrange Multiplier cho mô hình REM. Cịn đối với kiểm định hiện tượng tự tương quan, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge. Trường hợp mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, tác giả sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (Generalized Least Squares Regression – GLS) để giải thích kết quả nghiên cứu đạt được.
Hình 3.1. Lựa chọn mơ hình Pooled OLS, FEM và REM6
Nguồn: vietlod.com.
3.2. GIẢ THÚT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế
Từ các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, kết quả cho thấy các công ty sẽ gia tăng hành vi tránh thuế trong suốt giai đoạn kiệt quệ tài chính. Cụ thể, kiệt quệ tài chính có thể khuyến khích các cơng ty tích cực giữ vững lập trường trong việc giảm các nghĩa vụ thuế, một trong những chi phí đáng kể của cơng ty. Thực tế, tiết kiệm thuế có thể cung cấp lượng vốn cần thiết để tài trợ cho hoạt động của cơng ty, duy trì xếp hạng tín dụng và giữ ngun tình trạng các khế ước nhận nợ hoặc thậm chí để giảm thiểu nguy cơ phá sản (Brondolo, 2009). Từ đó, tác giả đặt ra giả thuyết về mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế như sau:
6 Với dự liệu dạng bảng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM & REM hoặc chỉ sử dụng FEM & REM. Trong nghiên cứu này, tác giả ủng hộ quan điểm 2 do Pooled OLS đã khơng xét đến bình diện dạng bảng. Tuy nhiên, tác giả vẫn sử dụng kiểm định F (F.test) để kiểm định thêm cho lập luận của mình.
Giả thuyết H1: Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính các cơng ty sẽ tích cực thực hiện hành vi tránh thuế.
Khủng hoảng tài chính và hành vi tránh thuế
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, nhiều cơng ty lâm vào tình trạng khó khăn. Để đối phó với tình hình đó, nhiều cơng ty đã phải cắt giảm chi phí hoạt động, giảm đầu tư, giảm chi trả cổ tức. Tuy nhiên cơng ty càng thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng như vậy càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn (Campello & cộng sự, 2011). Từ đó, các nhà quản lý của cơng ty đã phải điều chỉnh các chính sách quản lý của mình, trong đó có chính sách thuế và họ đã chọn cách cắt giảm nghĩa vụ thuế của công ty thông qua thực hiện hành vi tránh thuế hoặc tăng cường hành vi tránh thuế. Đồng ý với các quan điểm trên, tác giả đề xuất giả thuyết như sau:
Giả thuyết H2: Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khủng hoảng tài chính có tác động cùng chiều với hành vi tránh thuế.
Khủng hoảng tài chính trong mối quan hệ giữa kiệt quệ tài chính và hành vi tránh thuế
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, nhiều cơng ty đã rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính chứ khơng chỉ đơn thuần là gặp khó khăn tài chính. Nhiều cơng ty sụt giảm giá trị, nguồn vốn tín dụng bị hạn chế và khó tiếp cận hơn (Kahle & Stulz , 2013). Trong khi đó, nếu nền kinh tế không rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính thì kiệt quệ tài chính cũng khơng ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là khủng hoảng tài chính liệu có tác động