- Các giả thuyết:
+ H1: Đào tạo có mối quan hệ đồng biến với kết quả làm việc của nhân viên + H2: Phản hồi có mối quan hệ đồng biến với kết quả làm việc của nhân viên
Tóm tắt chương 1:
Chương 1 đã trình bày được các vấn đề lý thuyết liên quan đến đào tạo, phản hồi và kết quả làm việc của nhân viên. Dựa trên nghiên cứu trước đây của một số tác giả, cụ thể là mơ hình của Mubashar Farooq và Muhamamd Aslam Khan, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Xác định được tác động của đào tạo tới kết quả làm việc của nhân viên (giả thuyết H1) và tác động của phản hồi tới kết quả làm việc của nhân viên (giả thuyết H2).
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đào tạo
(Training)
Phản hồi
(Feedback)
Kết quả làm việc của nhân viên
(Employees performance) H1 (+) H2 (+)
Đặt vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định lượng chính thức
Kết quả nghiên cứu
Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng, lấy ý kiến một nhóm cơng chức và hoàn thành
bảng câu hỏi
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Kiểm định giá trị của các thang đo bằng EFA
Phép hồi quy tuyến tính được sử dụng để tìm ra tác động của các yếu tố đến kết quả làm việc của nhân viên
Cơ sở lý thuyết và lập luận giả thuyết
Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết và đề nghị mơ hình nghiên cứu cùng 2 giả thuyết nghiên cứu. Chương 2 giới thiệu quy trình nghiên cứu thiết kế nghiên cứu, cách thức chọn mẫu, trình bày thang đo, và phương pháp phân tích dữ liệu nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như các mối quan hệ giữa các khái niệm này.
2.1. Quy trình nghiên cứu:
Nghiên cứu này bao gồm hai bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu (tổng hợp các bước cụ thể) được sơ đồ hóa qua hình 2.1
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu: 2.2. Nghiên cứu định tính 2.2. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dựa trên nghiên cứu của Farooq và Aslam Khan về tác động của đào tạo và phản hồi đến kết quả làm việc của nhân viên. Tiến hành dịch thang đo, thảo luận. Từ đó điều chỉnh thang đo, hồn chỉnh bảng hỏi với thang đo
Likert 5 mức độ, các trả lời biến thiên từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý. Kết quả khảo sát được sử dụng cho nghiên cứu định lượng.
Cụ thể, ở nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành dịch thang đo sang tiếng Việt, tham vấn ý kiến của giảng viên hướng dẫn để các phát biểu được dễ hiểu, đối tượng khảo sát dễ nắm rõ và trả lời bảng hỏi.
Sau khi soạn được bản dự thảo các câu hỏi để tiến hành khảo sát, tác giả đã gặp gỡ và trao đổi, thảo luận, xin ý kiến góp ý của cơng chức là chun viên đại diện 12 phòng ban UBND Huyện. Qua thảo luận và xin ý kiến góp ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã bổ sung một số câu hỏi cho sát hơn với khu vực công, phù hợp với đối tượng công chức. Cụ thể, thang đo Đào tạo, tác giả bổ sung 2 câu hỏi số 8,9; thang đo Phản hồi, bổ sung 2 câu hỏi số 6,7; và thang đo Kết quả làm việc bổ sung câu hỏi số 5.
2.3. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng khảo sát nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu lý thuyết và các giả thuyết.
2.3.1 Phương pháp chọn mẫu:
Có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành hai nhóm chính bao gồm: - Phương pháp chọn mẫu theo xác suất, thường gọi là mẫu ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đơn giản, hệ thống, phân tầng, theo nhóm)
- Phương pháp chọn mẫu khơng theo xác suất, cịn gọi là phi xác suất hay không ngẫu nhiên (thuận tiện, phán đoán, phát triển ngầm, định mức).
Do nguồn lực giới hạn, nghiên cứu này chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất với hình thức thuận tiện dễ tiếp cận. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, rất khó xác định tính đại diện của mẫu, sự lựa chọn các đơn vị mẫu mang tính chủ quan của người nghiên cứu, vì thế độ chính xác và độ tin cậy không cao.
Tuy nhiên, chọn mẫu thuận tiện vẫn được sử dụng trong nghiên cứu khám phá để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà khơng muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
2.3.2 Kích thước mẫu
Kích thước mẫu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA), độ tin cậy cần thiết. Hiện nay, các nhà nghiên
cứu xác định kích thước mẫu thông qua các công thức kinh nghiệm cho từng phương pháp xử lý. Nghiên cứu này sử dụng phân tích EFA và hồi quy.
Trong phân tích EFA, tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát là 5:1, nói cách khác 1 biến quan sát cần tối thiểu 5 quan sát (Hair, Anderson, Tatham, Black, 1998). Do đó, căn cứ vào kích thước tối thiểu và số lượng biến quan sát, ta lấy kích thước mẫu theo cách thức như sau: kích thước mẫu lớn hơn hoặc bằng 5 lần tổng số biến quan sát.
Nghiên cứu này gồm có 21 biến quan sát. Vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là: 5 x 21 = 105 quan sát. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả đã thực hiện là: 5 x 21 = 105 quan sát. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, tác giả đã thực hiện gửi 140 phiếu khảo sát. Kết quả nhận lại được 125 phiếu. Tuy nhiên, trong đó có 15 phiếu không hợp lệ nên bị loại ra trước khi nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS. Do đó, cuối cùng mẫu điều tra được chọn là 110 quan sát (lớn hơn kích thước mẫu tối thiểu), đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ quan sát trên 1 biến quan sát nên đảm bảo cho việc thực hiện nghiên cứu.
2.3.3 Thiết kế phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát gồm 2 phần:
- Nội dung khảo sát gồm 21 phát biểu liên quan, trong đó 11 phát biểu liên quan đến đào tạo, 05 phát biểu liên quan đến phản hồi và 05 phát biểu liên quan đến kết quả làm việc của công chức. Các phát biểu được đánh giá mức độ trên thang đo Likert 5 mức độ, các trả lời biến thiên từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý.
Bảng khảo sát gồm 2 cột: cột bên trái thể hiện các phát biểu về đào tạo, phản hồi và kết quả làm việc của công chức; cột bên phải để đối tượng được khảo sát đánh giá mức độ đồng ý cho mỗi phát biểu.
- Thông tin cá nhân được thiết kế để thu thập các thông tin về đối tượng được khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tổng thu nhập, thâm niên cơng tác.
(Mẫu phiếu khảo sát được trình bày cụ thể ở Phụ lục A)
2.3.4 Cách thức tiến hành khảo sát
Khảo sát được thực hiện từ ngày 15 tháng 09 năm 2017 đến ngày 30 tháng 09 năm 2017 bằng cách gởi phiếu trực tiếp đến đối tượng khảo sát và thu lại phiếu.
Nghiên cứu này sử dụng các thang đo dựa trên các nghiên cứu về đào tạo của Kenneth R Bartlett (2001); phản hồi của Bard Kuvaas (2009) và kết quả làm việc của nhân viên của Williams và Anderson (1991), được mã hóa như trong bảng 2.1
Thang đo yếu tố “đào tạo” gồm 9 câu hỏi (Kenneth R Bartlett, 2001); thang đo yếu tố “phản hồi” (Bard Kuvaas, 2009) gồm 7 câu hỏi; thang đo yếu tố “kết quả làm việc của nhân viên” gồm 5 câu hỏi (Williams và Anderson, 1991)
Bảng 2.1. Bảng thang đo và mã hóa thang đo
Các thang đo gốc Các thang đo khảo sát Mã hóa Thang đo đào tạo
1. Training frequency 1. Anh/chị được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên.
TR1
2. Access to training 2. Anh/chị được tiếp cận với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ.
TR2
3. Support for training from colleagues
3. Anh/chị nhận được sự hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ từ các đồng nghiệp trong cơ quan.
TR3
4. Support for training from senior staff
4. Anh/chị nhận được sự hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ từ cấp trên.
TR4
5. Training motivation 5. Anh/chị có động lực tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
TR5
6. Personal-related benefits of training
6. Anh/chị nhận được những lợi ích cá nhân từ việc tham gia các lớp đào tạo.
TR6
7. Job-related benefits of training
7. Việc tham gia các lớp đào tạo mang lại những lợi ích cho cơng việc của anh/chị.
TR7
8. Lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện để anh/ chị tham gia các lớp tập huấn kỹ năng hành chính, kiến thức nghiệp vụ hoặc bồi dưỡng lý luận chính trị (từ nghiên cứu định tính sơ bộ)
TR8
9. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm của anh/ chị (từ nghiên
cứu định tính sơ bộ)
TR9
Các thang đo gốc Các thang đo khảo sát Mã hóa Thang đo phản hồi
1. I receive frequent and continuous feedback on how I do my job
1. Anh/chị nhận được phản hồi, góp ý thường xun về cơng việc của mình.
2. I receive clear and direct information about my work performance through continuously provided feedback
2. Anh/chị nhận được thông tin trực tiếp và rõ ràng về kết quả cơng việc của mình từ các phản hồi, góp ý thường xun.
FB2
3. I rarely get feedback, except for formal feedback systems such as performance appraisal (R)
3. Anh/chị hiếm khi nhận được phản hồi, góp ý, ngoại trừ lúc đánh giá kết quả làm việc của công chức cuối năm.
FB3
4. In my job, I’m continuously informed about what I have done well or what I could have done better.
4. Trong công việc, anh/chị thường xuyên báo cáo về những gì anh/chị đã làm tốt hoặc những gì anh/chị có thể làm tốt hơn.
FB4
5. I know little about what my colleagues think about my work performance.
5. Anh/chị khơng biết nhiều về những gì mà các đồng nghiệp nghĩ về kết quả làm việc của anh/chị.
FB5
6. Trong cuộc họp cơ quan hoặc họp chi bộ hàng tháng, anh/chị nhận được góp ý hoặc phản hồi của cấp trên và đồng nghiệp về công việc của anh/chị (từ nghiên cứu định tính sơ bộ)
FB6
7. Góp ý của lãnh đạo và đồng nghiệp cơ quan trên tinh thần xây dựng, giúp anh/chị nhận ra hạn chế và thực hiện tốt hơn công việc (từ
nghiên cứu định tính sơ bộ)
FB7
Thang đo kết quả làm việc của nhân viên
1. I adequaterly completes assigned duties.
1. Anh/chị hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
EP1
2. I performs tasks that are expected of him/her
2. Anh/chị thực hiện được các nhiệm vụ mà cấp trên yêu cầu.
EP2
3. I meets formal performance requirements of the job
3. Anh/chị đáp ứng được các yêu cầu chính thức của công việc.
EP3
4. I fails to perform essential duties (R)
4. Anh/chị không thực hiện được những nhiệm vụ chủ yếu của công việc.
EP4
5. Đánh giá kết quả làm việc cuối năm của anh/chị ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (từ nghiên
cứu định tính sơ bộ)
EP5
2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Được thực hiện theo trình tự sau đây:
Thống kê mô tả về các đối tượng được khảo sát như: giới tính, độ tuổi,
Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbanch’s Alpha
Cronbach (1951) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2013, tr. 355) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo chứ khơng tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1].
Theo phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số Cronbach’s Alpha chung của thang đo lớn hơn 0,6 là thang đo có thể chấp nhận về độ tin cậy. Những biến quan sát này có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo đó.
Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (lớn hơn 0,95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong đo lường.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bước này được tiến hành để đánh giá thang đo hay rút gọn một tập biến. Khi sử dụng EFA để đánh giá thang đo, cần lấy tổng (hoặc trung bình) để tính giá trị cho các nhân tố (biến tiềm ẩn) cho phân tích tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá EFA được tiến hành để nhóm các thang đo thành các nhân tố mới theo phương pháp trích nhân tố Principal Components với phép xoay Varimax. Điều kiện cần để bảng kết quả ma trận xoay có ý nghĩa thống kê là: Hệ số KMO (là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố) phải nằm trong đoạn từ 0,5 đến 1; kiểm định Barlett (là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến quan sát có tương quan trong tổng thể khơng) có sig phải nhỏ hơn 0,05; giá trị Eigenvalue (là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA) lớn hơn hoặc bằng 1; tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%.
Loại biến trong phân tích nhân tố khám phá EFA: Từ bảng Component Matrix lấy những biến có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 để đảm bảo ý nghĩa của EFA, nếu biến quan sát có từ 2 hệ số tải nhân tố thì chọn hệ số tải nhân tố cao hơn và hệ số sau nó phải cách 0,3, nếu khơng thỏa cách 0,3 thì loại biến quan sát đó.
Trong bước này, phép phân tích tương quan Pearson được sử dụng để đánh giá độ tương quan giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc. Ngoài ra, cũng cần xét tới mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập để đánh giá về khả năng xảy ra đa cộng tuyến trong mơ hình hồi quy.
Trong Bảng tương quan Correlations, giá trị sig giữa biến độc lập và biến phụ thuộc nhỏ hơn 0,05 nghĩa là biến độc lập đó có tương quan với biến phụ thuộc, nếu lớn hơn 0,05 nghĩa là biến độc lập đó khơng tương quan với biến phụ thuộc và nên loại bỏ biến đó trước khi chạy hồi quy. Khi sig nhỏ hơn 0,05, cần chú ý tới hệ số tương quan Pearson r để đánh giá mức độ tương quan mạnh/yếu giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.
Nếu các giá trị sig giữa các biến độc lập lớn hơn 0,05 nghĩa là giữa các biến độc lập này khơng có mối tương quan và nó càng khẳng định tính "độc lập" tốt giữa các biến độc lập. Nếu sig nhỏ hơn 0,05 thì lưu ý tới hệ số tương quan Pearson để xem tính tương quan mạnh hay yếu giữa các biến và có thể xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Hệ số tương quan Pearson càng tiến về 1 càng tương quan mạnh. Ngược lại, hệ số này càng tiến gần về 0 thì tương quan càng yếu. Cần lưu ý đến giá trị sig: nếu mức ý nghĩa 1% thì giá trị sig phải < 0,01 tương ứng với các dấu (**) được đánh dấu trên hệ số tương quan r, còn mức ý nghĩa là 5% thì sig < 0,05 tương ứng với các dấu (*) được đánh dấu trên hệ số tương quan r.
Phân tích hồi quy
Bước này để xác định mức độ tác động của các nhân tố độc lập lên các nhân tố phụ thuộc. Quy trình hồi quy sẽ được thực hiện cho nhân tố động lực phụng sự cơng theo các nhân tố văn hóa tổ chức.
Sử dụng bảng Model Summary, chú ý giá trị Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) cho biết các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc
Hệ số Durbin Watson dùng để kiểm tra xem có hiện tương tự tương quan hay khơng trong phần dư của một phép phân tích hồi quy.