Kết quả hồi quy với biến DGST

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến cấu trúc thuế ở các quốc gia đông nam á (Trang 49 - 56)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả hồi quy

4.3.3. Kết quả hồi quy với biến DGST

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với biến DGST

DGST Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] LIB 0.571024 0.137961 4.14 0 0.300625 0.841423 GOV1 0.987285 0.183431 5.38 0 0.627768 1.346802 LGDP 4.28517 0.246908 17.36 0 3.801239 4.7691 POPGR -2.31898 0.644937 -3.6 0 -3.58303 -1.05493 URB 1.934869 0.449337 4.31 0 1.054184 2.815554 AGRI 0.176809 0.07187 2.46 0.014 0.035946 0.317672 FUEL -0.52908 0.071475 -7.4 0 -0.66917 -0.38899 COR 0.205932 0.025297 8.14 0 0.15635 0.255513 _cons -35.6129 5.016955 -7.1 0 -45.4459 -25.7798

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 13 trên số liệu tác giả thu thập và tính

tốn

trọng thuế hàng hóa nội địa càng thấp. Hệ số hồi quy là 0.57, tức khi mức thuế quan

giảm 1% thì tỷ trọng thuế hàng hóa nội địa giảm 0.57%, trong điều kiện các yếu tố

khác không đổi.

Tất cả các biến kiếm sốt đều có tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ trọng

thuế hàng hóa nội địa. Trong đó, biến GOV1, LGDP, URB, AGRI và COR có tác động

tích cực đến DGST, và biến POPGR và FUEL thì có tác động tiêu cực đến DGST.

4.3.4. Kết quả hồi quy với biến PRT Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với biến PRT

PRT Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] LIB 0.03794 0.021605 1.76 0.079 -0.00441 0.080286 GOV1 0.003601 0.037055 0.1 0.923 -0.06902 0.076227 LGDP 0.532133 0.071206 7.47 0 0.392571 0.671694 POPGR 0.618427 0.158174 3.91 0 0.308412 0.928442 URB -0.30799 0.087343 -3.53 0 -0.47917 -0.1368 AGRI -0.04886 0.01282 -3.81 0 -0.07398 -0.02373 FUEL 0.025673 0.016885 1.52 0.128 -0.00742 0.058767 COR 0.093104 0.007861 11.84 0 0.077697 0.108511 _cons -8.8688 1.280345 -6.93 0 -11.3782 -6.35937

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 13 trên số liệu tác giả thu thập và tính

toán

Kết quả bảng 4.8 cho thấy, biến thuế DGST tác động cùng chiều với biến LIB và có ý nghĩa thống kê, tức tự do hóa càng sâu rộng (tức thuế quan càng thấp) thì tỷ trọng thuế tài sản càng thấp. Hệ số hồi quy là 0.04, tức khi mức thuế quan giảm 1% thì tỷ trọng thuế tài sản giảm 0.038%, trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi.

Hầu hết các biến kiếm sốt có tác động đến tỷ trọng thuế tài sản và có ý nghĩa thống kê, trừ biến GOV1 và FUEL. Trong đó, biến LGDP, POPGR và COR có tác động tích

cực đến PRT, và biến URB và AGRI thì có tác động tiêu cực đến PRT.

4.3.5. Kết quả hồi quy với biến OT Bảng 4.9: Kết quả hồi quy với biến OT

OT Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] LIB -0.00191 0.025336 -0.08 0.94 -0.05156 0.047752 GOV1 -0.00805 0.051427 -0.16 0.876 -0.10884 0.092747 LGDP 0.00138 0.083944 0.02 0.987 -0.16315 0.165907 POPGR 1.881165 0.296863 6.34 0 1.299324 2.463007 URB -0.5599 0.1323 -4.23 0 -0.81921 -0.3006 AGRI -0.06291 0.015738 -4 0 -0.09375 -0.03206 FUEL -0.05361 0.017992 -2.98 0.003 -0.08888 -0.01835

COR 0.107407 0.013648 7.87 0 0.080658 0.134156

_cons -1.15193 1.697926 -0.68 0.497 -4.47981 2.175942

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phần mềm Stata 13 trên số liệu tác giả thu thập và tính

tốn

Kết quả bảng 4.9 cho thấy, biến thuế OT tác động ngược chiều với biến LIB tuy nhiên khơng có ý nghĩa thơng kê. Hệ số hồi quy là -0.001, tức khi mức thuế quan giảm 1% thì tỷ trọng các loại thuế khác tăng -0.001%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Cịn lại hầu hết các biến kiếm sốt có tác động đến tỷ trọng các loại thuế khác và có ý nghĩa thống kê, trừ biến GOV1 và LGDP. Trong đó, biến POPGR và COR có tác động tích cực đến OT, và biến URB, AGRI và FUEL thì có tác động tiêu cực đến OT.

4.4. Phân tích kết quả hồi quy

Bảng 4.10: Tổng hợp các kết quả hồi quy

IT ITT DGST PRT OT LIB -0.647 0.749 0.571 0.038 -0.002 (0.137)*** (0.091)*** (0.138)*** (0.022)* (0.025) GOV1 -0.544 -0.433 0.987 0.004 -0.008 (0.221)** (0.142)*** (0.183)*** (0.037) (0.051) LGDP -3.393 -0.339 4.285 0.532 0.001 (0.369)*** (0.211) (0.247)*** (0.071)*** (0.084) POPGR -0.663 2.884 -2.319 0.618 1.881 (0.709) (0.382)*** (0.645)*** (0.158)*** (0.297)*** URB 0.809 -2.719 1.935 -0.308 -0.560 (0.525) (0.324)*** (0.449)*** (0.087)*** (0.132)*** AGRI -0.232 0.095 0.177 -0.049 -0.063 (0.090)** (0.048)** (0.072)** (0.013)*** (0.016)*** FUEL 0.716 -0.319 -0.529 0.026 -0.054 (0.110)*** (0.044)*** (0.071)*** (0.017) (0.018)***

COR -0.123 -0.177 0.206 0.093 0.107

(0.052)** (0.016)*** (0.025)*** (0.008)*** (0.014)***

_cons 95.529 28.423 -35.613 -8.869 -1.152

(5.772)*** (3.953)*** (5.017)*** (1.280)*** (1.698)

N 150 150 150 150 150

*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết qu tng hp t phn mm Stata 13 trên s liu tác gi thu thp và tính tốn

Bảng 4.10 tổng hợp các hệ số hồi quy của 5 mơ hình. Theo như phân tích ban

đầu, các hệ số ước tính của các biến độc lập có tổng bằng 0 và hầu hết trong các mơ

hình biến LIB có ý nghĩa thống kê, trừ mơ hình đối với các loại thuế khác OT.

Bảng 4.10 cho thấy tác động của mức thuế quan trung bình – đo lường cho tự do hóa thương mại đến tỷ trọng của 5 loại thuế. Hệ số hồi quy của các biến IT là dương và các biến ITT, DGST và PRT là âm. Như đã nói ở trên, việc giảm chỉ số thuế suất

cho thấy tự do hóa thương mại lớn hơn; do đó, các nước đang phát triển trở nên cởi mở hơn có xu hướng tăng tỷ lệ thuế thu nhập và thuế nội địa của hàng hóa và dịch vụ và

ngược lại, giảm phần thuế thương mại quốc tế. Điều này ngụ ý rằng việc tự do hóa

thương mại dưới hình thức giảm thuế quan dường như gây ra một sự dịch chuyển từ thuế thuế thương mại quốc tế sang thuế thu nhập. Cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi thi khi mức thuế quan giảm 1% thì thuế thương mại quốc tế giảm tỷ trọng

0.75% và tỷ trọng thuế thu nhập tăng 0.65%.

Giữa các loại thuế, tác động lớn nhất của tự do hóa thương mại là đối với thuế thương mại quốc tế, thuế thu nhập và thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ trong nước

(tương ứng với mức độ thay đổi 0.75%; 0.65%; 0.57%).

Các biến kiểm soát bao gồm biến trễ tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP, tốc độ

thành thị, giá trị nông nghiệp tăng thêm trong GDP, tỷ lệ xuất khẩu nhiên liệu và chỉ số tham nhũng.

Biến trễ tỷ lệ chi tiêu chính phủ trên GDP đại diện cho quy mơ của chính phủ. Dự kiến, khi quy mơ của chính phủ trở nên lớn hơn, sẽ thu thuế nhiều hơn từ mỗi nguồn thuế. Nhưng câu hỏi đặt ra là: khi quy mơ các chính phủ trở nên lớn hơn thì tỷ

trọng của các loại thuế sẽ thay đổi như thế nào? Như Hettich và Winer (1984) và;

Kenny và Winer (2006) có đề cập, quy mơ của chính phủ có thể ảnh hưởng đến sự kết hợp của các loại thuế bởi vì sự thay đổi về quy mơ của chính phủ có thể làm thay đổi

chi phí chính trị biên đối với mỗi nguồn thuế. Kết quả hồi quy cho thấy rằng chi tiêu chính phủ làm tăng tỷ trọng thuế hàng hóa dịch vụ nội địa và thuế tài sản; ngược lại

làm giảm tỷ trọng thuế thu nhập và thuế thương mại quốc tế, trong đó chỉ có hệ số hồi

quy của thuế tài sản là khơng có ý nghĩa thống kê.

Quy mô của các quốc gia và cơ sở thuế tiềm năng được thể hiện qua GDP bình quân đầu người. Đây là yếu tố quan trọng vì mẫu của bài nghiên cứu bao gồm các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Như kết quả trong bảng 4.10 cho thấy, GDP bình quân

đầu người có tác động tích cực đáng kể đối với tỷ trọng thuế hàng hóa dịch vụ trong

nước và tỷ trọng thuế tài sản, hiệu ứng này được thay thế bằng việc giảm tỷ trọng thuế thu nhập cũng như thuế thương mại quốc tế (dù hệ số hồi quy của thuế thương mại quốc tế khơng có ý nghĩa thông kê). Kết quả này hỗ trợ phát hiện trong nghiên cứu trước, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa thuế thương mại quốc tế và GDP bình quân

đầu người (theo Tosun và Abizadeh, 2005).

Kenny và Winer (2006) đã sử dụng mật độ dân số và đơ thị hóa làm các yếu tố

ảnh hưởng đến các căn cứ tính thuế. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy mật độ dân số có

tác động tích cực đáng kể đến tỷ trọng thuế thương mại quốc tế, thuế tải sản và các loại thuế khác và tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê với thuế hàng hóa dịch vụ trong

nước. Xem xét đơ thị hóa thể hiện qua tốc độ tăng dân số thành thị, nó có tác động tích cực đáng kể đến thuế hàng hóa dịch vụ trong nước và tác động tiêu cực đến thuế

thương mại quốc tế, thuế tài sản và các loại thuế khác.

Giá trị nông nghiệp tăng thêm trong GDP có tác động tiệu cực có ý nghĩa

thống kế đối với tỷ trọng thuế thu nhập và thuế tài sản và được bù bắp bởi sự gia tăng tỷ trọng thuế thương mại quốc tế và thuế hàng hóa dịch vụ trong nước.

Xuất khẩu nhiên liệu là một nguồn thu quan trọng của chính phủ ở nhiều nước

đang phát triển. Người ta cho rằng các nước có tỷ trọng xuất khẩu nhiên liệu trong tổng

giá trị hàng hóa xuất khẩu cao thì dễ dàng trong việc thu thuế, như thuế thương mại quốc tế, do hệ thống quản lý chưa hồn thiện và cịn nhiều hạn chế. Kết quả trong bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ xuất khầu nhiên liệu có tác động tích cực đến tỷ trọng thuế thu nhập cũng như tỷ trọng thuế tài sản và có tác động tiêu cực đến tỷ trọng thuế thương mại

quốc tế, thuế hàng hóa dịch vụ trong nước và các loại thuế khác. Hầu hết các tác động

đều có ý nghĩa thống kê, trừ thuế tài sản.

Chất lượng thể chế đóng một vai trò trực tiếp trong việc thu thuế ở các nước. Các nước đang phát triển và kém phát triển nói chung có chất lượng thể chế tương đối thấp, tham nhũng gây ra vấn đề trong việc cải thiện thu và quản lý thuế. Những đặc điểm này góp phần sử dụng thuế thương mại quốc tế nhiều hơn thay vì thuế hàng hóa

dịch vụ nội địa ở những nước này vì thuế thương mại quốc tế tương đối dễ thu và theo dõi so với thuế tiêu thụ nội địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nước có tham nhũng cao hơn (chỉ số CPI thấp hơn) phụ thuộc nhiều hơn vào thuế thương mại quốc tế, tức làm tăng tỷ trọng thuế thương mại quốc tế và ngược lại, các nước có tham nhũng thấp hơn (chỉ số CPI cao hơn) phụ thuộc nhiều hơn vào thuế hàng hóa dịch vụ nội địa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tự do hóa thương mại đến cấu trúc thuế ở các quốc gia đông nam á (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)