Chương 1 : Giới thiệu đề tài
5.1 Giải pháp đề xuất:
Từ kết quả thực nghiệm của mơ hình nghiên cứu tại Chương 4 kết hợp với định hướng nêu tại mục 1, tác giả đã cân nhắc và lựa chọn đề xuất quan trọng, thiết thực và cấp bách nhất để gia tăng khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam bằng việc giảm thiểu rủi ro tín dụng như mục đích của bài nghiên cứu này. Do đó tác giả đưa ra 4 đề xuất tưng ứng với kết quả nghiên cứu như sau:
5.1.1 Giảm tỷ lệ nợ xấu.
Với kết quả nghiên cứu tại chương 04 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của NHTM, khi nợ xấu tăng cao làm giảm khả năng sinh lời của NHTM và ngược lại NHTM muốn tăng khả năng sinh lời cần giảm tỷ lệ nợ xấu. Do đó, NHTM cần thực hiện các hành động quyết liêt giảm tỷ lệ nợ xấu:
Thứ Nhất: Giải quyết triệt để nợ xấu đang tồn đọng.
NHTM chủ động và đôn đốc xử lý nợ để thu hồi, trong các trường hợp NHTM cần nhanh chóng phối hợp cùng VAMC để giải quyết. Đồng thời giám sát nợ xấu mợt cách có hiệu quả thơng qua hoạt đợng phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ.
Duy trì thường xun việc kiểm tra, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, làm rõ trách nhiệm của cá nhân có liên quan nhất là ở những đơn vị, cá nhân phụ trách có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, gắn trách nhiệm thu hồi nợ xấu, xử lý rủi ro với trách nhiệm của cá nhân trong hoạt động cho vay.
Thứ hai: Giảm thiểu tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.
NHTM xây dựng nền móng vững chắc trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng phát triển tín dụng trên cơ sở an tồn:
- Nhân tố con người: NHTM quán triệt cho CBNV ngân hàng đạo đức nghề nghiệp trong tín dụng, xây dựng khung năng lực và đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ tín dụng cho CBNV của ngân hàng đặc biệt trong
- Nhân tố sản phẩm quy trình: NHTM thực hiện xây dựng sản phẩm quy trình phù hợp, rõ ràng. Có định hướng đúng đối với các ngành nghề phát triển của sản phẩm tín dụng sao cho phù hợp, khơng q tập trung tín dụng vào một vài ngành nghề và khơng định hướng tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến mất kiểm soát về chất lượng tín dụng gây rủi ro tín dụng tăng cao.
Xây dựng và áp dụng hiệu quả hệ thống phát hiện và cảnh báo sớm nợ xấu để đơn đốc, phịng ngừa nợ xấu cũng như liên hệ sớm với khách hàng để tháo dỡ vướng mắc, tìm ra giải pháp sớm giải quyết vấn đề nợ quá hạn trước khi chuyển thành nợ xấu.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng chặc chẽ và
Bên cạnh việc quyết liệt giảm tỷ lệ nợ xấu các NHTM có thể thực hiện tăng dự phịng rủi ro tín dụng tùy vào mức đợ cụ thể của mỗi NHTM có thể thực hiện tăng dữ trữ và có thể dự trữ 100% cho các khoản nợ xấu như một số ngân hàng hiện tại đang áp dụng.
Với hai hành động này, nếu NHTM thực hiện một cách quyết liệt sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu khi đó sẽ giúp NHTM tăng khả năng sinh lời. Đặc biệt, để NHTM có thể thực hiện tốt 2 hành đợng trên nhằm giảm thiểu RRTD để nâng cao KNSL của NHTM, cần có sự đồng bợ và nhất quán trong quyết tâm cùng thực hiện từ Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại.
5.1.2 Chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ tín dụng sang phi tín dụng.
Trước đây, lợi nhuận từ hoạt đợng tín dụng ln là nguồn thu chính của ngân hàng (chiếm 60-80% tỷ trọng lợi nhuận), tuy nhiên hoạt động này lại gắn liền với rủi ro tín dụng. Trong khi đó, hoạt đợng phi tín dụng như các hoạt đợng cung cấp dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán hay liên kết với các đối tác đặc biệt kênh Bancassurance… lại mang lại doanh thu chắc chắn và ít rủi ro hơn rất nhiều đặc biệt là giảm thiểu được sự tác đợng của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của NHTM do đó mà hiện tại thời gian gần đây những năm 2016,2017 NHTM
đã có sự dịch chuyển trong tỷ trọng thu nhập từ tín dụng trên tởng thu nhập hoạt đợng.
Tuy nhiên sự chuyển dịch này khơng những địi hỏi về chất lượng nhân sự mà cịn cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, công nghệ ứng dụng trong ngân hàng và xem xét tỷ lệ thật sự phù hợp để vừa giảm thiểu tác động của RRTD đến KNSL vừa không làm giảm quy mơ TTS. Vì thế các NHTM phải có kế hoạch và lợ trình chuyển dịch phù hợp với đặc thù mỗi NHTM không vợi vàng chuyển dịch ngay khi chưa có sự chuẩn bị và chạy theo xu hướng khi khơng xem xét chi tiết tình hình nợi tại ngân hàng.
5.1.3 Giảm chi phí trên mỗi tài sản vay.
Theo kết quả nghiên cứu chi phí cho mỗi tài sản vay có tác động ngược chiều lên khả năng sinh lời của NHTM, nếu chi phí cho mỗi tài sản vay tăng làm cho ROE giảm đi và ngược lại nếu chi phí này giảm sẽ làm cho ROE tăng lên đồng nghĩa với việc khả năng sinh lời của NHTM tăng lên, do đó NHTM nên thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí trên mỗi tài sản vay, cụ thể:
- Giảm chi phí trong vận hành cấp tín dụng: NHTM thực hiện giảm thiểu việc cấp tín dụng bằng tiền mặt và chuyển qua hình thức cấp tín dụng bằng chuyển khoản. Với phương án này NHTM có thể vừa kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn đúng với yêu cầu cũng như cắt giảm được nhiều chi phí liên quan đến việc giải ngân bằng tiền mặt: chi phí kiểm đếm, chi phí vận chuyển, các chi phí liên quan đến tiền mặt khác …
- Giảm chi phí trong quy trình phê duyệt tín dụng: NHTM thực hiện phê duyệt tập trung thay vì phê duyệt tại đơn vị để cắt giảm các chi phí về phê duyệt, mẫu biểu cũng như cồng kềnh về pháp lý cho các hơp đồng cấp tín dụng đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng khi bợ phận phê duyệt tín dụng không đồng thời là bợ phận chịu áp lực kinh doanh tín dụng.
Bằng những hành đợng cắt giảm chi phí phát sinh trong q trình vận hành tín dụng cũng như trong quy trình nợi bợ của ngân hàng sẽ giúp góp phần tăng khả năng sinh lời.