Kiểm định mối quan hệ nhân quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại, nghiên cứu thực nghiệm các nước asean (Trang 56)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả thực nghiệm

4.1.3. Kiểm định mối quan hệ nhân quả

Bảng dữ liệu dựa trên mơ hình sai số hiệu chỉnh (ECM) theo hai bước của Engle và Granger (1987) được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ động trong ngắn và dài hạn.

- Bước đầu ước tính các tham số dài hạn trong phương trình (3.9) để có được các phần dư (ECT) tương ứng với độ trễ của từng biến ứng với trạng thái cân bằng trong dài hạn.

- Bước thứ hai ước lượng tham số liên quan đến điều chỉnh ngắn hạn.

Kết quả từ các phương trình được sử dụng kết hợp với kiểm tra quan hệ nhân quả Granger dữ liệu bảng.

∆LNECi,t = 1,i + ∑ 1,1,i,k. ∆LNECi,t-k + ∑ 1,2,i,k. ∆LNGDPi,t-k + ∑ 1,3,i,k. ∆LNCO2i,t-k + ∑ 1,4,i,k. ∆LNOPENi,t-k + λ1,i.ECTi,t-1 + u1,i,t (4.1) ∆LNGDPi,t = 2,i + ∑ 2,1,i,k. ∆LNECi,t-k + ∑ 2,2,i,k. ∆LNGDPi,t-k + ∑ 2,3,i,k.

∆LNCO2i,t = 3,i + ∑ 3,1,i,k. ∆LNECi,t-k + ∑ 3,2,i,k. ∆LNGDPi,t-k + ∑ 3,3,i,k. ∆LNCO2i,t-k + ∑ 3,4,i,k. ∆LNOPENi,t-k + λ3,i.ECTi,t-1 + u3,i,t (4.3) ∆LNOPENi,t = 4,i + ∑ 4,1,i,k. ∆LNECi,t-k + ∑ 4,2,i,k. ∆LNGDPi,t-k + ∑ 4,3,i,k.

∆LNCO2i,t-k + ∑ 4,4,i,k. ∆LNOPENi,t-k + λ4,i.ECTi,t-1 + u4,i,t (4.4)

Trong đó ∆ là độ trễ; j,i,t (j=1,2,3,4) đại diện cho quốc gia có hiệu lực cố định; k (k = 1, ..., m) là chiều dài độ trễ tối ưu được xác định bởi các tiêu chuẩn thông tin Schwarz; và ECTi,t-1 ước lượng sai số trễ có nguồn gốc từ mối quan hệ đồng liên kết lâu dài của phương trình (3.9), trong đó ECTi,t = LNECi,t - ̂iLNGDPi,t - ̂iLNCO2i,t -

̂iLNOPENi,t. Trong đó, λj,i (j = 1,2,3,4) là hệ số điều chỉnh và uj,i,t giả định là biến gây nhiễu nghĩa là không tương quan với biến 0.

Kết quả từ bảng 4.6, được thực hiện thông qua ước lượng phần dư trong dài hạn (ước lượng FMOLS) của từng biến tương ứng với các giá trị ECT trong các phương trình (4.1); (4.2); (4.3) và (4.4). Sau đó, hồi quy từng phương trình với dữ liệu bảng, tiếp tục áp dụng kiểm định Wald ứng với từng biến trên từng phương trình hồi quy. Với giả thuyết H0 là khơng có mối quan hệ giữa các biến.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định điều chỉnh quan hệ nhân quả

Biến phụ thuộc

Các mối quan hệ nhân quả

Ngắn hạn Dài hạn ∆LNEC ∆LNGDP ∆LNCO 2 ∆LNOPEN ECT ∆LNEC 1.324953 (0.2617) 1.925026 (0.1484) 0.184783 (0.8536) 2.891654 (0.0002)*** ∆LNGDP 0.688409 (0.6007) 0.097653 (0.9070) 0.285329 (0.5938) 5.459915 (0.5007) ∆LNCO2 2.209815 (0.0690)* 3.149515 (0.0259)** 0.787336 (0.3759) 3.486872 (0.0087)*** ∆LNOPEN 0.479020 (0.7511) 7.945322 (0.0000)*** 0.500703 (0.6068) 4.311236 (0.0004)***

Ghi chú: Các số liệu biểu thị giá trị thống kê F, giá trị Prob trong dấu ngoặc đơn. ECT chỉ ra lỗi ước tính điều chỉnh

trong dài hạn. Trong đó, giả thuyết Ho là khơng có mối quan hệ nhân quả. *** , ** và * ý nghĩa là bác bỏ giả thuyết Ho tương ứng ở mức 1% ; 5% và 10%.

Trong bảng 4.6, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/người; lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người do giá trị Prob của ba biến này đều lớn hơn 5% (Cụ thể: Problngdp = 0.2617; Problnco2 = 0.1484, Problnopen = 0.8536). Điều này có nghĩa là tiêu thụ năng lượng bình qn/người sẽ khơng bị ảnh hưởng bởi GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại.

Tương tự, khơng tìm thấy mối quan hệ ngắn hạn từ tiêu thụ năng lượng bình quân/người; lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại đến GDP thực tế bình quân/người vì Problnec = 0.6007; Problnco2 = 0.9070, Problnopen = 0.5938 tất cả đều lớn hơn 5%. Nghĩa là chấp nhận giả thuyết Ho (khơng có mối quan hệ nhân quả giữa các biến đến GDP thực tế bình quân/người trong ngắn hạn).

Tuy nhiên, tìm thấy 3 mối quan hệ ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/người đến lượng phát thải CO2 bình quân/người (với hệ số Prob lngdp = 0.0259) với mức ý nghĩa 5%;mối quan hệ từ GDP thực tế bình quân/người đến độ mở thương mại (với hệ số Prob lngdp = 0.0000) với mức ý nghĩa 1% và mối quan hệ từ tiêu thụ năng lượng bình quân/người đến lượng phát thải CO2 bình quân/người (với hệ số Prob lnec = 0.0690) ứng với mức ý nghĩa 10%. Điều này có nghĩa là, tăng GDP thực tế bình qn/người có thể dẫn đến gia tăng lượng phát thải CO2 bình quân/người và làm mở rộng độ mở thương mại; đồng thời tăng tiêu thụ năng lượng sẽ dẫn đến tăng lượng phát thải CO2 bình qn/người.

Trong dài hạn, có ba ước lượng sai số điều chỉnh ECT trong phương trình tiêu thụ năng lượng bình quân/người (với Prob = 0.0002 < 0.01); phương trình độ mở thương mại (với Prob = 0.0004 < 0.01) và phương trình lượng phát thải CO2 bình quân/người (với Prob = 0.0087 < 0.01) có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ngụ ý rằng, tiêu thụ năng lượng bình quân/người; lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại có thể đóng vai trị điều chỉnh các nhân tố cân bằng trong dài hạn. Khơng tìm thấy mối quan hệ dài hạn này ở phương trình của GDP thực tế bình quân/người (với Prob = 0.5007 > 0.05).

Hình 4.2: Tóm tắt mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn với dữ liệu bảng

4.1.4. Kết quả ƣớc lƣợng OLS, ƣớc lƣợng FMOLS và ƣớc lƣợng DOLS.

Nghiên cứu của Pedroni (2001, 2004) đề nghị kiểm tra mạnh mẽ hơn so với phương pháp hồi quy đơn, cái mà điều tra trực tiếp các điều kiện về vector đồng liên kết là cần thiết cho mối quan hệ mạnh mẽ. Hơn nữa, các phương pháp này cho phép chúng ta đặt ra giả thuyết trong một hình thức tự nhiên hơn, vì vậy nghiên cứu kiểm tra liệu có hay khơng mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ năng lượng bình quân/người, GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại cho 7 nước Asean trong dữ liệu bảng. Mơ hình nghiên cứu được dựa trên hồi quy giữa bốn yếu tố như trình bày trong phương trình (3.9). Trong đó, tiêu thụ năng lượng bình qn/người và GDP thực tế bình qn/người có độ dốc là βi; tiêu thụ năng lượng bình quân/người và lượng phát thải CO2 bình qn/người có độ dốc là δi cũng như tiêu thụ năng lượng bình quân/người và độ mở thương mại có độ dốc là ηi. Cái mà có thể có hoặc khơng đồng nhất giữa các quốc gia (i).

LNECi,t = αi + βiLNGDPi,t + δiLNCO2i,t + ηiLNOPENi,t + ∑ . ∆LNGDPi,t-k +

Kết quả kiểm định ước lượng OLS, ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS được trình bày trong bảng 4.7 cho thấy GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại liệu có kích thích tiêu thụ năng lượng bình qn/người hay khơng lần lượt với 7 nước khối Asean. Kết quả hồi quy OLS, ước lượng mối quan hệ dài hạn với ước lượng FMOLS và ước lượng DOLS cho từng quốc gia và kết quả ước lượng cho dữ liệu bảng nằm dưới cùng của bảng 4.7.

Bảng 4.7: Ước lượng OLS, FMOLS và DOLS cho các quốc gia thuộc khối Asean

(LNEC là biến phụ thuộc)

LNGDP

OLS FMOLS DOLS

Brunei -2.239721** -3.306120** -2.909603** Indonesia 0.586625** 0.562623** 0.331923** Malaysia 1.022832** 1.191829** 1.516304** Philippines -0.164183** -0.205003** -0.286174** Singapore 1.028635** 0.960310** 0.826884 Thailand -0.180216 -0.197643 -0.185577 Vietnam 0.790587** 0.565423** 0.501327 Panel 0.899231** 0.808968** 0.822515** LNCO2

OLS FMOLS DOLS

Brunei 0.037289 0.068588 0.295174 Indonesia 0.183329 0.230479 0.429565**

Malaysia 0.027667 -0.097969 - 0.422244 Philippines 0.167748** 0.208936** 0.258655**

Thailand 0.681736** 0.615240** 0.584458 Vietnam 0.279093** 0.322805** 0.531082 **

Panel -0.087911** 0.093901** 0.101314**

LNOPEN

OLS FMOLS DOLS

Brunei 0.660806 0.980487 0.321538 Indonesia -0.011462 -0.011858 -0.074369 Malaysia 0.110131 0.102669 0.215819 Philippines 0.062447 ** 0.065780** 0.063611** Singapore -0.024797 0.123551 0.427578 Thailand 0.346442** 0.510760** 0.554661 Vietnam -0.272662 -0.178021 -0.329345 Panel -0.145983** 0.055789 0.076356

Ghi chú: phân phối tiệm cận của thống kê t là thống kê tiêu chuẩn như T và N đi đến vô cùng.

** Cho thấy tham số là có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Kết quả từ kiểm định ứng với từng quốc gia và kiểm định dữ liệu bảng phần lớn bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là khơng có mối quan hệ mạnh mẽ từ GDP thực tế bình quân/người và lượng phát thải CO2 bình quân/người đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người. Ngược lại, phần lớn chấp nhận giả thiết H0 tức có mối quan hệ mạnh mẽ từ độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người.

Bắt đầu mối quan hệ từ GDP thực tế bình quân/người đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người trong các ước lượng của từng quốc gia. Các nước hầu như bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5% với ước lượng OLS và ước lượng FMOLS trừ Thái Lan. Trong cùng nhóm, phần lớn các nước đều bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5% với ước lượng DOLS trừ Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Hơn nữa, bảng kết quả cũng cung cấp mối quan hệ tích cực giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người và GDP thực tế bình quân/người với Singapore và Việt Nam, mối quan hệ tiêu cực với Thái

Lan. Điều đó có nghĩa là nếu tăng trưởng kinh tế (GDP thực tế bình quân/người hay thu nhập) tăng sẽ làm tăng tiêu thụ năng lượng bình qn/người ít nhất là hai nước gồm Singapore và Việt Nam.

Kế tiếp là mối quan hệ nhân quả từ lượng phát thải CO2 bình quân/người đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người. Trong ước lượng của từng quốc gia, dữ liệu cho thấy giả thiết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% ở hầu hết các nước với ước lượng OLS và ước lượng FMOLS ngoại trừ Brunei, Indonesia và Malaysia; với ước lượng DOLS các quốc gia hầu hết bác bỏ giả thiết H0 ngoại trừ Brunei, Malaysia và Thái Lan ở mức ý nghĩa 5%.

Cuối cùng là mối quan hệ từ độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người. Trong từng nước ước lượng với OLS và ước lượng FMOLS cho thấy hầu hết các nước là chấp nhận giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5% ngoại trừ Philippines và Thái Lan. Với ước lượng DOLS hầu hết cũng chấp nhận Ho với mức ý nghĩa 5% ngoại trừ Philippines. Phát hiện mối quan hệ tiêu cực với Việt Nam và Indonesia; cịn lại ít nhất có 3 mối quan hệ tích cực giữa độ mở thương mại và tiêu thụ năng lượng trong bảng dữ liệu này.

Đối với ước lượng trên dữ liệu bảng, mối quan hệ mạnh mẽ từ GDP thực tế bình quân/người và lượng phát thải CO2 đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người hầu như bác bỏ giả thuyết Ho với mức ý nghĩa 5% với cả 3 ước lượng OLS; FMOLD và DOLS. Tuy nhiên, tìm thấy tác động mạnh mẽ trong mối quan hệ từ độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người được chấp nhận với ước lượng FMOLS và DOLS.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm các mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người, GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại cho 7 quốc gia thuộc khối Asean trong khoảng thời gian bắt đầu từ 1971 – 2012. Trong nghiên cứu này sử dụng kiểm định tính dừng, kiểm định đồng liên kết dữ liệu bảng và kiểm tra mối quan hệ nhân quả thông qua dữ liệu bảng. Bảng kiểm định đồng liên kết đồng tiết lộ sự tồn tại cân bằng trong dài hạn trong dữ liệu bảng giữa tiêu thụ năng lượng bình quân/người; GDP thực tế bình quân/người hay thu nhập thực; lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại. Nghĩa là bốn biến này có mối quan hệ với nhau trong dài hạn.

Dữ liệu bảng dựa trên mơ hình sửa lỗi (ECM) theo 2 bước của Engle và Granger (1987) được sử dụng để kiểm tra các mối quan hệ động trong ngắn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng có bằng chứng về mối quan hệ trong ngắn hạn từ GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 bình quân/người và độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng bình quân/người. Nhưng tìm thấy 3 mối quan hệ nhân quả từ GDP thực tế bình quân/người và tiêu thụ năng lượng bình quân/người đến lượng phát thải CO2 bình quân/người và mối quan hệ một chiều từ GDP thực tế bình quân/người đến độ mở thương mại trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy tăng thu nhập có thể mở rộng độ mở thương mại và tăng lượng phát thải CO2 bình qn/người. Do đó, chính sách giảm tiêu thụ năng lượng có thể làm giảm lượng phát thải CO2 và cả GPD thực tế bình qn/người.

Trong dài hạn, chỉ có hệ số ước tính phần dư (ECT) trong phương trình tiêu thụ năng lượng và phương trình độ mở thương mại có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Ngụ ý rằng tiêu thụ năng lượng bình quân/người và độ mở thương mại có thể đóng vai trị quan trọng trong điều chỉnh trạng thái cân bằng trong dài hạn. Do đó, các nhà hoạch

định chính sách nên cân nhắc mức độ tăng GDP thực tế bình quân/người với mỗi quốc gia khi xây dựng chính sách tiêu thụ năng lượng và chính sách thương mại quốc tế.

Đồng thời, bài nghiên cứu kiểm tra liệu có hay khơng mối quan hệ mạnh mẽ giữa tiêu thụ năng lượng, GDP thực tế bình quân/người, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại cho tất cả 7 nước Asean với dữ liệu bảng bằng cách kiểm cho từng quốc gia và dữ liệu bảng với ước lượng OLS, FMOLS và DOLS. Kết quả cho thấy đối với một số quốc gia (Singapore, Thái Lan và Việt Nam) với tăng GDP thực tế bình quân/người mức độ cao dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng giải thích mối quan hệ mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế.

Mối quan hệ từ lượng phát thải CO2 đến tiêu thụ năng lượng, kiểm tra với từng quốc gia, dữ liệu từ tất cả các nước từ chối ở mức ý nghĩa 5% với ước lượng OLS và ước lượng FMOLS ngoại trừ Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Với ước lượng DOLS, hầu hết các quốc gia cũng từ chối giả thuyết Ho ngoại trừ Brunei, Malaysia và Thái Lan.

Mối quan hệ từ độ mở thương mại đến tiêu thụ năng lượng trong bảng kiểm tra của từng quốc gia, dữ liệu từ tất cả các quốc gia hầu hết chấp nhận ở mức 5% cho ước lượng OLS ngoại trừ Philippines và Thái Lan. Nghiên cứu cũng tìm thấy kết quả tương tự với ước lượng FMOLS. Nhưng đối với ước lượng DOLS chỉ trừ Philippines là bác bỏ giả thuyết Ho.

Các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế; mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải CO2; và mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và độ mở thương mại để xây dựng chính sách năng lượng và khí hậu ở các nước này. Việc kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa tiêu thụ năng lượng

và tăng trưởng kinh tế có tác động chính sách quan trọng. Khi tiêu thụ năng lượng dẫn đến tăng trưởng tích cực, nó cho thấy lợi ích của việc sử dụng năng lượng lớn hơn chi phí ngoại tác sử dụng năng lượng Farhani và cộng sự (2012). Ngược lại, nếu tăng GDP thực tế bình quân/ người (thu nhập) làm tăng tiêu thụ năng lượng, các yếu tố ngoại tác sử dụng năng lượng sẽ thiết lập trở lại tăng trưởng kinh tế. Trong hồn cảnh, một chính sách bảo tồn là cần thiết Ozturk và cộng sự (2010). Do đó, những phát hiện của nghiên cứu này có ý nghĩa chính sách quan trọng và nó cho thấy rằng vấn đề này vẫn cần được quan tâm hơn nữa trong nghiên cứu tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng, lượng phát thải CO2 và độ mở thương mại, nghiên cứu thực nghiệm các nước asean (Trang 56)