Sở hữu chéo – Đầu tư chéo của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012 của ACB, ACBS và Vietbank

Tại thời điểm 31/12/2012, ACB cho Vietbank vay 1.193 tỷ đồng và được đảm bảo bằng trái phiếu do hai công ty (CTCP Đầu tư Á Châu - ACI và Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội - ACI HN) trong Nhóm sáu cơng ty của ơng K phát

NHTMCP Á Châu

(ACB) Vietbank

CT TNHH Chứng

khoán ACB (ACBS)

ACI & ACI - HN

Cổ đông và cho vay

Sở hữu 100%

Hợp đồng Hợp tác đầu tư/ Ủy thác đầu tư

Ông K

Đầu tư vào trái phiếu

Đầu tư vào cổ phiếu

hành. Trong khi đó, trái phiếu do hai cơng ty này phát hành lại được đảm bảo bằng chứng khoán và các khoản phải thu của Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB (ACBS) – công ty con thuộc sở hữu 100% của ACB thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khoản tiền thu được từ phát hành trái phiếu cho Vietbank được dùng để đầu tư vào cổ phiếu ACB và chuyển sang các công ty liên quan của ông K để thực hiện các hoạt động đầu tư khá. Xét đến cùng, ACB đang dùng tiền của mình để đầu tư vào chính cổ phiếu của mình thơng qua việc điều chuyển vốn trong các NH và công ty liên quan, làm tài sản của ACB cũng như Vietbank tăng lên một cách hợp thức hóa.

Như vậy, thơng qua mạng lưới SHC, các NHTMCP có thể dễ dàng tài trợ, đầu tư vào các dự án của chính chủ sở hữu ngân hàng. Việc đầu tư bằng hình thức ủy thác thông qua các công ty quản lý quỹ, các cơng ty đầu tư tài chính đã giúp các NH mặc sức điều vốn cho các dự án của cổ đông lớn và rõ ràng là phục vụ cho lợi ích của các nhóm cổ đơng lớn của NH. Hoạt động đầu tư chéo trong các NH đã thổi phồng tài sản của các NH, làm sai lệch việc đánh giá rủi ro và năng lực hoạt động của các NHTM.

3.2.1.4. Phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro

Các quy định đảm bảo an toàn hoạt động hiện hành đã quy định cụ thể về việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Theo Quyết định số 493/2005/QD-NHNN

ngày 22/4/2005 của NHNN (“Quyết định 493”) được bổ sung và sửa đổi bởi Quyết

định số 18/2007/QD-NHNN ngày 25/4/2007 của NHNN (“Quyết định 18”), NH được yêu cầu lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên cơ sở hàng quý dựa trên nhóm nợ đã phân loại (Xem phụ lục 2). Ngoài ra, các TCTD phải trích lập dự phịng chung bằng 0,75% tổng dư nợ cho vay khách hàng từ nhóm 1 đến nhóm 4. Khoản dự phịng cùng với vốn tự có là lá chắn tài chính của NHTM. Tuy nhiên, việc trích lập dự phịng sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của NH để chia cho các cổ đơng.

Vì vậy, các NHTM thường có xu hướng che đậy tỷ lệ nợ xấu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau. Theo quy định, các NHTM có đủ khả năng và điều kiện có thể phân loại nhóm nợ theo định tính dựa trên hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ của NH đó.

Điều này tạo điều kiện để các NHTM chuyển các khoản nợ xấu sang nhóm nợ thấp hơn để giảm trích lập dự phịng. Hơn nữa, các NHTM cịn có thể đảo nợ cho khách hàng bằng cách cấp khoản tín dụng mới nhằm giúp người vay trả gốc và lãi của các khoản nợ khi đến hạn. Điều này làm tăng tổng dư nợ tín dụng, và che đậy được tỷ lệ nợ xấu thực của NH. Vì trích lập dự phịng ít hơn nên báo cáo của các NH đều thể hiện là có lãi. Trường hợp điển hình như NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chỉ báo cáo tỷ lệ nợ xấu là 4,7% và kết quả kinh doanh năm 2011 vẫn có lãi. Tuy nhiên, theo các số liệu báo cáo trong đề án sáp nhập Habubank vào NHTMCP Sài Gịn – Hà Nội (SHB) thì tỷ lệ nợ xấu của Habubank lên tới 16% và nếu trích lập dự phịng đầy đủ thì Habubank lỗ lên tới 4.066 tỷ đồng.

Do hoạt động này đã bị NHNN giám sát chặt chẽ bằng việc kiểm soát các hồ sơ vay vốn và quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm, các NHTM đã dùng nhiều cách thức khác để lách. NHTM có thể ủy thác đầu tư cho cơng ty quản lý và khai thác tài sản (AMC) của mình để AMC này ký kết hợp tác đầu tư với khách hàng. Như vậy, khoản tài trợ này sẽ được thể hiện thành mục tài sản có khác, thay vì là khoản cho vay khách hàng, trên báo cáo tài chính của NH. Cách thức này giúp cho NH lách qua các quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Thực tế có thể thấy khoản mục tài sản có của các NH tăng đột biến. Chẳng hạn như đến cuối năm 2012, tổng tài sản có khác của NH An Bình tăng lên gấp 5 lần (1.500 tỷ) so với cuối năm 2011. Báo cáo tài chính năm 2012 của NHTMCP Hàng Hải cũng thể hiện khoản phải thu và tài sản có khác tăng lên hơn 4.000 tỷ, gấp 1,5 lần so với số dư năm 2011.

Như vậy, thông qua sở hữu chéo, các NHTM đã lách được các quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm và việc trích lập dự phịng cho các khoản nợ xấu, “làm đẹp” báo cáo tài chính của NH.

3.2.2. Sở hữu chéo làm suy yếu năng lực quản trị của các NHTM

Các nhóm cổ đơng lớn thường tham gia vào HĐQT hay ban điều hành của NH và chi phối hoạt động của NH thông qua các quyết định, nghị quyết của HĐQT. Sự tập trung quyền kiểm soát và điều hành vào tay thiểu số cổ đông, một mặt, mang lại tác động tích cực đối với việc thống nhất chiến lược phát triển của NH, nhưng mặt khác tạo khả năng lạm dụng quyền lực để trục lợi cho nhóm cổ đơng thiểu số và gây hại cho lợi ích các cổ đơng khác.

Lợi dụng sở hữu chéo để cấp vốn giá rẻ từ NH cho các DN thân hữu là trường hợp thường thấy của việc quản trị vì lợi ích nhóm. Điều này gây thiệt hại cho NH nói riêng và dẫn tới phân bổ bất hợp lý nguồn lực của nền kinh tế. Nhóm DN nhận được dịng vốn lớn với chi phí thấp sẽ có năng lực cạnh tranh vượt trội mà không cần tới bất kỳ cải thiện nào trong quản lý, hay tiến bộ trong công nghệ sản xuất. Cùng lúc đó, phần cịn lại của nền kinh tế phải gánh chịu chi phí vốn cao và bị bào mịn năng lực cạnh tranh. Tựu chung lại, sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế suy giảm.

Trường hợp ơng K có thể được xem là điển hình cho sự tập trung quyền lực và làm suy giảm năng lực quản trị NH. Về mặt pháp lý, ông K không phải là cổ đông lớn của ACB, nhưng thực tế ơng K và nhóm cổ đơng liên quan đến ơng gồm bà L - vợ ơng K và nhóm sáu cơng ty mà ơng K làm Chủ tịch HĐQT hay tổng giám đốc lại nắm đến 15% cổ phần ACB vào cuối năm 2012. Ông K cũng là người đứng ra thành lập Hội đồng sáng lập của ACB nhằm duy trì quyền điều hành và chỉ đạo đối với hoạt động kinh doanh của NH mà không chịu sự giới hạn của Luật các TCTD. Bên cạnh đó, từ năm 2003 đến tháng 8/2012, ông K cũng là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, có chức năng giúp cho HĐQT thực hiện việc thẩm định các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định. Phải chăng vì thế mà nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng được dễ dàng cấp cho Nhóm sáu cơng ty của ơng K. Vai trò của HĐQT và ban điều hành của ACB dường như bị lu mờ trước sức ảnh hưởng quá lớn của ông K. Sự thâu tóm quyền lực của ơng K cịn là biểu hiện của sự suy yếu năng lực quản trị của ACB.

Trong trường hợp Sacombank, Thanh tra Nhà nước đã kết luận số tiền mà Sacombank cho các cơng ty gia đình ơng T (ngun là Chủ tịch HĐQT) và nhóm cơng ty liên quan đến Công ty Thành Thành Công vay đã lên tới 7.000 tỉ đồng, tương đương hơn 51% vốn điều lệ của NH này (10.700 tỉ đồng). Điều này vi phạm quy định bởi Luật các TCTD khơng cho phép một NH cho nhóm cơng ty liên quan đến thành viên HĐQT vay quá 25% vốn điều lệ của NH đó. Các khoản vay lớn này chỉ được thực hiện khi gia đình ơng T chiếm ưu thế trong HĐQT và có khả năng chi phối các hoạt động đầu tư và cho vay của NH. Sự sai phạm có quy mơ rất lớn và xảy ra trong thời gian dài mà hệ thống quản trị nội bộ và quản trị rủi ro của Sacombank đã không phát hiện ra, hoặc không tiết lộ dưới sức ép của ban điều hành cho thấy tính độc lập và khách quan trong cơ chế quản trị điều hành đã bị suy giảm với sự tích tụ quyền lực vào tay một số cổ đơng.

Như vậy, sự tồn tại của hành vi thao túng và lũng đoạn hoạt động NH thông qua sở hữu chéo là tín hiệu báo động năng lực quản trị nội bộ yếu kém tại những tổ chức kinh doanh dựa trên niềm tin của cơng chúng và thường được xem là có tính chun nghiệp cao này.

3.2.3. Sở hữu chéo làm lũng đoạn cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính

Các biểu hiện trong hệ thống NHTM đã cho thấy tác hại của SHC đến cơ sở hạ tầng hệ thống tài chính chủ yếu được thể hiện qua các khía cạnh: (i) SHC dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM mà biểu hiện là sân chơi bình đẳng giữa

NHTMCP và NHTM Nhà nước không được bảo đảm và tôn trọng, (ii) đi ngược định

hướng minh bạch hóa thơng tin.

Thứ nhất, cạnh tranh là động lực của sự phát triển và là cơ chế của quy luật cung cầu. Hoạt động NH với những rủi ro đặc thù, thì cạnh tranh lành mạnh đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống NH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự hình thành các nhóm độc quyền, nhóm lợi ích thơng qua SHC như đã được phân tích trong Chương 2 đã dẫn đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh,

cạnh tranh không dựa vào thực lực của NH mà bằng các hành động như vượt trần lãi suất, tung ra các thông tin sai lệch về đối thủ… Hơn nữa, các nhóm cổ đơng thường thơng qua SHC để thực hiện các hoạt động cho vay các công ty sân sau một cách dễ dãi với các điều kiện ưu đãi, mà không dựa trên hiệu quả sử dụng vốn vay, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN và hậu quả là sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của sở hữu chéo đến hệ thống ngân hàng thương mại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)