Nguồn: Nguyễn Đức Mậu và Nguyễn Xuân Thành (2012) và tác giả tổng hợp từ các Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo Đại hội cổ đông, trang web của các NH nêu trên, và các trang báo điện tử khác như: Cafef.vn, Gafin.vn của các NHTM trong những năm 2011 – 2013
(*)Tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đơng liên quan đến Cơng ty Cổ phần Đầu tư Á Châu (**)Tỷ lệ sở hữu bao gồm cả ủy thác đầu tư
Hơn nữa, ông K là người trong Hội đồng sáng lập của ACB. Tuy không trực tiếp sở hữu ACB, nhưng những người liên quan đến ông là bà L (vợ ông K) và CTCP Đầu tư Châu Á (ông K là Chủ tịch HĐQT) nắm đến 13,89% cổ phần của của ACB. Như vậy, có thể thấy ACB ảnh hưởng có ảnh hưởng đến hoạt động của Eximbank thơng qua nhóm cổ đơng của ơng K và của chính NH.
Tóm lại, mạng lưới sở hữu chéo giữa ba NH Eximbank, Sacombank và ACB đã trở nên phức tạp với các hoạt động đầu tư đan chéo giữa các NH. Các nhóm cổ đơng gia đình đã hình thành và có ảnh hưởng chi phối đến hoạt động của một số NH.
2.2.3.2. SHC giữa NHTMCP Sài Gịn, Đệ Nhất và Việt Nam Tín Nghĩa
Ba ngân hàng NHTMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và
Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa đều được chuyển đổi từ các hợp tác xã tín dụng vào đầu những năm 1990. Sau khi tái cơ cấu tài chính từ cuối thập niên 90 đến đầu năm 2000 và tăng vốn mạnh trong những năm gần đây, cơ cấu cổ đơng của ba NH này đã có sự thay đổi hồn tồn. Đến giữa năm 2011, cả ba NH này đều do một nhóm nhà đầu tư và cơng ty liên kết nắm quyền kiểm sốt, mặc dù hầu như khơng có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần.
Ngày 1/1/2012, NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào
hoạt động sau khi hợp nhất từ ba ngân hàng: SCB, Ficombank và Ngân hàng Việt Nam Tín nghĩa. Trước khi hợp nhất, ba NH nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là
khi nguồn vốn huy động ngắn hạn khơng cịn dồi dào như trước, “ba ngân hàng này đã
Hình 2.5: Cấu trúc sở hữu của ba ngân hàng hợp nhất
Hình 2.6 trình bày một phần bức tranh SHC giữa ba NH và nhóm các cơng ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thơng qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà L và Công ty Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm sốt hồn tồn ba NH này. Nhờ vào việc nắm quyền sở hữu và chi phối các NH này, có thể thấy cả ba NH này đều tài trợ chính cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cổ đông này. Việc tập trung vốn tín dụng vào hoạt động bất động sản đã đặt các NH này đến rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro tín dụng cao. Tác động của cấu trúc sở hữu này đến hoạt động của ba NH sẽ được phân tích trong Chương 3.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhanh về cả số lượng
lẫn quy mơ và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, sự tăng trưởng đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đến hệ thống NHTM khi nó đi kèm
với sự gia tăng mạnh mẽ mạng lưới SHC giữa các NHTMNN và NHTMCP; giữa
NHTM với các DNNN, các tập đồn kinh tế; giữa các nhóm cổ đơng lớn với NHTM.
Sự phát triển đan xen, phức tạp của mạng lưới SHC đã đến mức báo động, gây ra nhiều
CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Sở hữu chéo vốn dĩ mang lại nhiều tác động tích cực đến hoạt động của các NHTM bởi trong chừng mực nào đó SHC tạo nên sự gắn kết giữa các NH và giữa NH với DN, giúp ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị trong NHTM, giúp các NH nâng cao tiềm lực về vốn, cơng nghệ và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. SHC tạo tiền đề cho hoạt động mua bán và sáp nhập trong NH, là cơ sở để các NH nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình vươn lên cạnh tranh với các tổ chức tài chính trong khu vực và thế giới.
3.1.1. Ổn định cơ cấu sở hữu và quản trị
Thông qua sở hữu chéo, cơ cấu sở hữu và quản trị của các NHTM trở nên tương đối ổn định. Việc gắn kết về mặt sở hữu và lợi ích giữa các bên liên quan trở thành tiền đề đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các NHTM. Điển hình như cơ cấu sở hữu giữa ba NH Sacombank, Eximbank và ACB (hình 3.1) cho thấy sở hữu của các nhóm cổ đông tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các NH này.
Tại thời điểm 31/12/2012, theo báo cáo của Cơ quan thanh tra giám sát, ACB và
nhóm các cổ đơng liên quan nắm giữ 3,48% cổ phần Eximbank trong khi nhóm cổ
đơng liên quan đến ông K lại nắm giữ đến 15% cổ phần ACB và 11.85% cổ phần Eximbank. Eximbank lại tiếp tục đầu tư vào 9,73% cổ phần Sacombank. Như vậy, ngồi việc nắm giữ trực tiếp cổ phần Sacombank, ơng K và nhóm cổ đơng liên quan
cịn ảnh hưởng đến NH này thông qua sở hữu cổ phần ACB và Eximbank. Tương tự,
cơ cấu cổ đông của Sacombank tương đối vững vàng với sự góp mặt của các cổ đơng có tiềm lực như Eximbank, NH Phương Nam và nhóm cổ đơng của ơng B.
Hình 3.1: Cơ cấu nhóm cổ đơng của ACB, Eximbank và Sacombank
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp thơng qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo thanh tra giám sát và các trang thông tin điện tử.
Mối quan hệ sở hữu trên đã liên kết các NH thành khối vững mạnh mà cụ thể là Sacombank và Eximbank. Mặc dù, cơ cấu sở hữu của Sacombank và Eximbank khá đa dạng về số lượng và loại nhà đầu tư nắm giữ cổ phần. Tuy nhiên, khi nhìn bức tranh ở một góc độ rộng hơn, có thể thấy chỉ một số ít nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng trọng yếu đến cơ cấu sở hữu cũng như quyết định quản trị của hai NH này. Cụ thể là nhóm cổ đơng liên quan đến ông B (Sacombank) và ông K (ACB và Eximbank). Cơ cấu cổ đông ổn định tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng các chính sách, phương hướng phát triển cho NH trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là tiền đề cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai NH trong suốt quá trình phát triển.
Ở một góc độ khác, nhờ mối liên hệ sở hữu lẫn nhau mà ban quản trị của các NH này có thể dễ dàng tham gia vào các NH khác. Điển hình như việc Phó chủ tịch Phạm Hữu Phú đã trở thành Chủ tịch Sacombank sau khi Eximbank
EXIMBANK Nhóm cổ đơng liên quan ơng K ACB và nhóm cổ đơng liên quan SACOMBANK PHƯƠNG NAM BANK Nhóm cổ đơng liên quan ông B 9.73% 3,48% 11.85 15% 6.71% 4.83% 20.14
mua lại 9.13% cổ phần Sacombank từ ngân hàng ANZ. Sự tham gia của các nhà lãnh đạo có kinh nghiệm giữa các NH là cơ hội để các NH củng cố thêm năng lực quản trị điều hành.
Về cơ bản, cả ba ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank đều là những NH có tiềm lực tài chính lành mạnh, có năng lực cạnh tranh tốt nên tác động của SHC đến hiệu quả hoạt động không đáng lo ngại mà còn tạo tiền đề cho hoạt động sáp nhập giữa các NH này để hình thành nên các tập đồn tài chính đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính trong khu vực và thế giới.
3.1.2. Nâng cao tiềm lực về vốn, công nghệ và kinhnghiệm quản lý
Sự chia sẻ kinh nghiệm quản lý, quản trị và hỗ trợ về vốn, công nghệ là những yếu tố tích cực mà SHC mang lại cho các NHTM . Điều này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ sở hữu ở các NHLD và cổ đông chiến lược với các NHTM.
Hiện tại, hệ thống NHTM Việt Nam có bốn NHLD. Tuy quy mơ hoạt động cịn nhỏ so với khối NHTM nhưng các NHLD hoạt động khá ổn định. Theo báo cáo thống kê của NHNN, đến cuối năm 2012, tổng tài sản của khối NHLD đạt 555 nghìn tỷ, tăng 1,58% so với năm 2011 và tiếp tục tăng 10,47% trong sáu tháng đầu năm 2013, trong khi tổng tài sản của khối NHTMCP giảm tương ứng là 4,54% và sau đó tăng nhẹ
2,63%. Khối NHLD ln đạt tỷ lệ an tồn vốn ở mức cao so với các khối NHTMNN
và NHTMCP (cuối năm 2012 là 27,63% so với NHTMNN là 10,28% và NHTMCP là 14,01%).
Xét về chất lượng tài sản, đến 31/12/2012, khối NH ngoại (gồm NHLD, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg) ln có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chiếm khoảng 4% tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống, trong khi tỷ lệ này ở khối NHTMNN là
40% và NHTMCP là 41%, các TCTD khác là 15% (Trịnh Quang Anh, 2013). Tỷ lệ nợ
xấu trên dư nợ tín dụng của khối NHLD ln ở trong ngưỡng an tồn, và khơng đáng lo ngại. Như vậy, khối NHLD, với sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài, hoạt động tương đối ổn định, an toàn và hiệu quả so với các NHTM trong nước.
Các NHTMCP Nhà nước cũng không từ bỏ cơ hội để mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường thông qua hợp tác với các cổ đông chiến lược. Chẳng hạn như Vietinbank có hai cổ đơng chiến lược là Bank of Tokyo Mitsubishi (BTMU) và IFC. Với việc hợp tác chiến lược với BTMU, vốn điều lệ của Vietinbank đã tăng từ 26.218 tỷ đồng lên 32.661 tỷ đồng. Nguồn vốn thu được từ việc bán cổ phần với trị giá hơn 15.000 tỷ đồng sẽ giúp Vietinbank mở rộng kinh doanh và thực hiện các hoạt động đầu tư chiến lược khác.
Cơ cấu sở hữu của Vietinbank trước và sau khi chào bán được mơ tả như hình
3.2. Sự tham gia của cổ đông chiến lược BTMU khơng chỉ làm tăng quy mơ vốn mà
cịn tận dụng lợi thế về công nghệ và năng lực quản trị điều hành của một trong những tập đồn tài chính lớn nhất thế giới. Chỉ số xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Vietinbank theo Standard & Poors, nhờ đó cũng tăng từ B+ lên mức BB- với triển vọng ổn định.
Hình 3.2: Cơ cấu sở hữu của Vietinbank
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tờ trình Đại hội đồng cổ đơng Vietinbank năm 2013
Làn sóng này cũng hấp dẫn những ngân hàng nhỏ hơn như NH Phương Đông Cổ đông nhà nước 80.31% Cổ đông IFC và người có liên quan 10% Các cổ đơng khác 9.69%
Cơ cấu sở hữu của Vietinbank trước chào bán cho cổ đông nước ngồi
Cổ đơng nhà nước 64.46% Cổ đơng chiến lược nước ngồi 19.73% Cổ đơng IFC và người có liên quan 8.03% Các cổ đơng khác 7.78%
Cơ cấu sở hữu của Vietinbank sau khi chào bán cho cổ đơng nước ngồi
trợ và hợp tác của Maybank và IFC.
Việc tìm kiếm nhà đầu tư nước ngồi để trở thành cổ đơng chiến lược là bước đi đầy quyết đoán của các NHTM trong nước nhằm phân tán rủi ro. Ngoài lợi thế từ nguồn vốn ngoại dồi dào cộng với kinh nghiệm quản trị mang tầm quốc tế, NHTM trong nước cịn có thể chia sẻ và ứng dụng những thành tựu khoa học cơng nghệ mới vào hoạt động của NH mình, điều mà với hạn chế về tài chính và nhân lực các NHTM Việt Nam khó có khả năng tiếp cận.
3.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
SHC giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nhờ vào các mối quan hệ liên kết trong hoạt động thương mại. Sự tham gia của các DN vào cơ cấu sở hữu của NH giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa NH và DN, giúp NH đánh giá đúng rủi ro về mặt đối tác để từ đó làm giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh. Các DN là cổ đơng cũng chính là nguồn khách hàng ổn định cho hoạt động kinh doanh của NH. Các DN cũng hưởng lợi từ việc tham gia sở hữu các NH trong việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ từ NH cho hoạt động kinh doanh.
Điển hình như NH An Bình với sự góp vốn của EVN và Cơng ty Cổ phần XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã tạo một nguồn vốn huy động dồi dào và ổn định với doanh số tiền gửi hàng năm của EVN và Geleximco tại NH lên đến 58.777 tỷ đồng và 12.370 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn (Báo cáo tài chính, 2012). Điều này giúp NH có nguồn vốn tương đối ổn định để thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư sinh lợi.
Sự tham gia SHC giữa các NH cịn có tác động tích cực là khi NH nhỏ gặp vấn đề sẽ nhận được những hỗ trợ từ phía các NH lớn về vốn cũng như về nhân sự điều hành. Báo cáo tài chính năm 2012 của Vietbank cho thấy ACB thường xuyên hỗ trợ thanh khoản cho Vietbank bằng cách duy trì số dư tiền gửi và cho vay rất lớn, lên đến hơn 3.000 tỷ đồng. Hơn nữa, các NH liên quan thường trở thành công cụ để điều
3.1.4. Sở hữu chéo tạo tiền đề cho hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng
Có thể thấy, việc tham gia sở hữu chéo giữa các NH nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tạo tiền đề cho hoạt động M&A. Hoạt động mua bán sáp nhập sẽ gặp nhiều thuận lợi đối với các NH của cùng chủ sở hữu vì hạn chế được sự xung đột lợi ích, thúc đẩy q trình M&A diễn ra nhanh chóng và giảm được chi phí giao dịch. Có thể nói, đây là tác động hai chiều bởi lẽ việc thúc đẩy mua bán và sáp nhập lại chính là một trong các giải pháp giúp hạn chế tình trạng SHC phức tạp như hiện nay.
SHC giữa Sacombank và Eximbank mang yếu tố tích cực như vậy. Sacombank đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Eximbank trên cơ sở phát huy thế mạnh riêng của từng NH nhằm đem lại hiệu quả chung cao nhất, từ đó xem xét nghiên cứu khả năng hợp nhất/sáp nhập trong vòng 3-5 năm tới.
Hoạt động M&A trong NH dưới cơ chế SHC nếu thành công sẽ giúp tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của NH, từ đó nâng cao tính lành mạnh của hệ thống
NH. Điển hình như trường hợp hợp nhất ba ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Tín Nghĩa
thành NHTMCP Sài gòn vào khoảng đầu năm 2012, dưới sự bảo trợ của BIDV. Trước
khi hợp nhất, ba NH này lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do
đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn mà chủ yếu là cho vay để đầu tư bất động sản, hầu hết các tỷ lệ an toàn hoạt động chưa được đảm bảo theo đúng quy định mà cụ thể là khơng duy trì đủ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an tồn vốn thấp hơn 9%. Sau một năm tái cơ cấu, hoạt động của SCB đã được những chuyển biến tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản và các tỷ lệ an tồn hoạt động, trong đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất của SCB cuối năm 2012 đạt 10,7%. SCB đã cân đối được nguồn vốn để hoàn trả các khoản vay tái cấp vốn của NHNN và các TCTD khác. Theo báo cáo tài chính của SCB đến 31/12/2012, số dư các khoản huy động trên thị trường 2 đã giảm 46,2%, tương đương 15.648 tỷ đồng so với đầu năm, trong khi huy động trên