3.1 .Xây dựng biến, mơ hình nghiên cứu
3.1.3 .Mơ hình nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hiệu lực và tăng trưởng kinh tế, tôi sử dụng mơ hình của Rodrik (2008) như trên vì mơ hình đã giải thích được mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu lực và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới .
Biến chủ yếu được chọn là tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ giá hiệu lực.
Quá trình tác động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế này được Rodrik giải thích qua sự phát triển thần kỳ của ngoại thương ở những nước đang phát triển, mơ hình có dạng:
Git = 𝜶 + 𝛃 𝒍𝒏𝑮𝑫𝑷𝑪𝒊𝒕−𝟏 + 𝜹 𝐥𝐧 𝑼𝑵𝑫𝑬𝑹𝑽𝑨𝑳𝒊𝒕 + 𝒇𝒊 + 𝒇𝒕 + 𝒖𝒊𝒕 (1)
Trong đó:
Git: tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia thứ i ở năm t
GDPCit-1: thu nhập bình quân đầu người của quốc gia thứ i kỳ (t -1). ft: yếu tố cố định của từng giai đoạn thời gian
fi: yếu tố cố định của từng quốc gia
UNDERVALit: Chỉ số định giá theo thời gian, được xác định thông qua hàm: lnUNDERVALit= lnREERit- ln𝑹𝑬𝑬𝑹̂ it (2)
Trong đó:
REERit: tỷ giá hiệu lực đa phương của quốc gia i ở năm thứ t
𝑹𝑬𝑬𝑹̂ it: giá trị dự báo của tỷ giá hiệu lực đa phương của mơ hình: lnREERit= α + β lnGDPCit + ft + 𝒖𝒊𝒕 (3)
Theo các mơ hình này, theo lý thuyết Balassa Samuelson mà Rodrik đã giải thích thì (2) được kỳ vọng mang dấu âm, tức là ở những nước càng giàu thì tỷ giá càng có xu hướng được định giá cao hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam, tác giả kỳ vọng (2) có thể mang dấu dương, vì nước ta vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, thu nhập càng cao thì tỷ giá càng tăng, tức là nội tệ càng được định giá thấp.