.Phương pháp ước lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN (Trang 36 - 42)

3.2 .Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.2 .Phương pháp ước lượng

Mơ hình nghiên cứu (1) đươc tác giả đề xuất trên cơ sở các nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực hiệu lực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trên thế giới. Tác giả sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng như tác động cố định (Fixed Effects), tác động ngẫu nhiên (Random Effects), phương pháp ước lượng hệ số hồi quy bằng phương pháp Prais-Winsten (PCSE) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan ( nếu có) nhằm xây dựng mơ hình đo lường tác động của tỷ giá thực hiệu lực đa phương đến tốc độ tăng trưởng bằng phần mềm Stata với dữ liệu bảng (Panel Data).

Mơ hình (1) được ước lượng bằng các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng. Cụ thể:

Trên dữ liệu bảng, xét mơ hình có dạng

Trong đó: Z là biến đại diện cho đặc điểm riêng (ở đây ta xét đặc điểm riêng của quốc gia thứ i). Tùy vào việc xem xét tác động của đặt điểm riêng Zi lên mơ hình sẽ hình thành các mơ hình khác nhau trên dữ liệu bảng.

- Tác động khơng tính tốn được và là ngẫu nhiên thì ta sử dụng, mơ hình Random effects.

- Ngược lại, tác động tính tốn được, xác định thì ta sử dụng mơ hình Fixed effects.

Mơ hình tác động cố định (Fixed effects- FEM)

Với giả định mỗi thực thể đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, Fixed effects phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi thực thể với các biến giải thích qua đó kiểm sốt và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Mơ hình ước lượng sử dụng

𝑌𝑖𝑡 = 𝐶𝑖 + 𝐵𝑋𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡

Trong đó

- 𝑌𝑖𝑡 : biến phụ thuộc với i: quốc gia thứ i, t: thời gian (năm). - 𝑋𝑖𝑡 : biến độc lập

- 𝐶𝑖 : hệ số chặn cho từng thực thể quan sát - 𝐵 : hệ số góc

- 𝑢𝑖𝑡: phần dư

Mơ hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn C để phân biệt hệ số chặn của từng quốc gia khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng quốc gia hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của quốc gia.

Mơ hình tác động ngẫu nhiên (Random effects - REM)

Điểm khác biệt giữa mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mơ hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các thực thể. Nếu sự biến động giữa các

thực thể có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mơ hình ảnh hưởng cố định thì trong mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các thực thể được giả sử là ngẫu nhiên và khơng tương quan đến các biến giải thích.

Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các thực thể có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (khơng tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới.

Ý tưởng cơ bản của mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mơ hình:

𝑌𝑖𝑡 = 𝐶𝑖 + 𝐵𝑋𝑖𝑡 + 𝑢𝑖𝑡

Thay vì trong mơ hình FEM, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau:

𝐶𝑖 = 𝐶 + 𝜀𝑖với (i=1,2,3...n)

𝜀𝑖𝑡 là sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai khơng đổi

Thay vào mơ hình ta có:

𝑌𝑖𝑡 = 𝐶 + 𝐵𝑋𝑖𝑡+ 𝑢𝑖𝑡+ 𝜀𝑖

Hay

𝑌𝑖𝑡 = 𝐶 + 𝐵𝑋𝑖𝑡 + 𝑤𝑖𝑡với 𝑤𝑖𝑡 = 𝜀𝑖 + 𝑢𝑖𝑡

𝜀𝑖 : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng quốc gia).

𝑢𝑖𝑡 : Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo quốc gia.

Nhìn chung mơ hình random effects hay fixed effects tốt hơn cho nghiên cứu phụ thuộc vào giả định có hay khơng sự tương quan giữa 𝜀𝑖 và biến giải thích X. Nếu giả định rằng khơng tương quan thì mơ hình Fixed effects phù hợp hơn và ngược lại. Kiểm định Hausman là một trong những phương pháp để lựa chọn giữa random effects hay fixed effects.

So sánh giữa mơ hình Random effects hay Fixed effects.

Sử dụng kiểm định Hausman: Ho :𝐶𝑜𝑣 (𝑋𝑖𝑡, 𝑢𝑖) = 0 (random effects)

H1: 𝐶𝑜𝑣 (𝑋𝑖𝑡, 𝑢𝑖)≠ 0 (fixed effects)

- Nếu p-value < α thì bác bỏ giả thuyết H0. - Nếu p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0.

Các kiểm định cần thiết:

Nếu lựa chọn mơ hình fixed effects (FEM) làm mơ hình nghiên cứu chính.

- Kiểm định Wald được dùng để kiểm định phương sai thay đổi qua các thực thể. H0: Phương sai qua các thực thể là không đổi.

H1: Phương sai qua các thực thể là thay đổi. Với p-value > 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận.

- Kiểm định Wooldridge được dùng để kiểm định tự tương quan trong dữ liệu bảng.

H0: Khơng có hiện tương tự tương quan chuỗi. H1: Có hiện tương tự tương quan chuỗi.

Với p-value > 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận.

-Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách sử dụng chỉ tiêu VIF. So sánh VIF của các biến với 10.

Nếu kết quả VIF của các biến trong mơ hình đều nhỏ hơn 10, hiện tượng đa cộng tuyến đựơc đánh giá là không nghiêm trọng.

Nếu lựa chọn mơ hình random effects (REM) làm mơ hình nghiên cứu chính

- Kiểm định nhân tử Lagrange được dùng để kiểm định phương sai thay đổi qua các thực thể.

H0: Phương sai qua các thực thể là không đổi. H1: Phương sai qua các thực thể là thay đổi. Với p-value > 0.05 giả thuyết H0 được chấp nhận.

- Kiểm định Wooldridge được dùng để kiểm định tự tương quan trong dữ liệu bảng.

H0: Khơng có hiện tương tự tương quan chuỗi. H1: Có hiện tương tự tương quan chuỗi.

-Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cũng bằng cách sử dụng chỉ tiêu VIF. So sánh VIF của các biến với 10.

Nếu kết quả VIF của các biến trong mơ hình đều nhỏ hơn 10, hiện tượng đa cộng tuyến đựơc đánh giá là khơng nghiêm trọng.

 Nếu mơ hình được chọn có xảy ra hiện tượng tự tương quan hay phương sai thay đổi qua các thực thể, tác giả sử dụng phương pháp Prais-Winsten (PCSE)để khắc phục hiện tượng này.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, nhóm tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và xây dựng mơ hình nghiên cứu phản ánh mối quan hệ giữa tỷ giá thực hiệu lực đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 quốc gia Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới. Đồng thời, nhóm tác giả cũng tiến hành nêu lên trình tự các bước và phương pháp được sử dụng để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm. Bên cạnh đó, chương này đã trình bày cách thức thu thập mẫu và sự phù hợp của kích thước mẫu được thu thập. Trong chương 4, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả kiểm tra tác động của tỷ giá hiệu lực đa phương tới tốc độ tăng trưởng kinh tế của 5 quốc gia Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philippines và Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá hối đoái thực đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại một số quốc gia trong khu vực ASEAN (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)