Biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thể chế đến khu vực kinh tế tư nhân tại việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 3 MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 Nguồn dữ liệu

3.1.2 Biến độc lập

Biến thể chế được đo lường thông qua các chỉ tiêu trong điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2005 đến 2015 do VCCI và USAID thực hiện. PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh/thành phố.

PCI được xây dựng từ việc thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác. Các chỉ số thành phần được tính tốn chuẩn hóa trên thang điểm 10. Giá trị của tất cả các chỉ số thành phần PCI trong nghiên cứu này càng cao thì càng tốt.

PCI bao gồm nhiều chỉ tiêu đại diện tốt nhất và thường được sử dụng để đo lường chất lượng môi trường thể chế kinh tế của Việt Nam (Phạm Thế Anh và Nguyễn Đức Hùng, 2012; Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương, 2015; Nguyễn Ánh Dương, 2016; Edmund Malesky và Markus Taussig, 2009). PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, chỉ số Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước được thay thế bằng chỉ tiêu Cạnh tranh bình đẳng từ năm 2013 nên nghiên cứu loại bỏ chỉ số này ra khỏi các biến đo lường thể chế. Vì thế, nghiên cứu chỉ bao gồm 9 chỉ số thành phần PCI sau đây:

Chi phí gia nhập thị trường: là chỉ tiêu đo lường thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho

hoạt động đăng ký kinh doanh, thời gian cần thiết để nhận giấy phép đăng ký kinh doanh chính thức cũng như đánh giá về mức độ dễ dàng trong việc thực hiện các thủ tục gia nhập thị trường thông qua các cơ quan chức năng.

Tiếp cận đất đai và ổn định sử dụng đất: chỉ tiêu đo lường khả năng tiếp cận đất đai, mở

rộng mặt bằng kinh doanh và sự đảm bảo tài sản.

Tính minh bạch: Đo lường khả năng tiếp cận các tài liệu, thông tin cần thiết về pháp lý,

quy hoạch…để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định nhà nước: chỉ tiêu đo lường thời gian mà

doanh nghiệp tiêu tốn để thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước và số lần thanh tra của các cơ quan nhà nước.

Chi phí khơng chính thức: đo lường các khoản phải trả cho các chi phí khơng chính thức để

Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh: Đo lường tính năng động, sáng tạo

của chính quyền tỉnh trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Là thước đo dịch vụ mà tỉnh cung cấp để thúc đẩy thương

mại, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thơng tin, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tư vấn pháp luật, kế tốn, tài chính…

Đào tạo lao động: Đo lường sự nỗ lực của tỉnh trong việc đào tạo lao động có kỹ năng và

cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn lao động sẵn có của tỉnh.

Thiết chế pháp lý: Đo lường sự tin tưởng của các doanh nghiệp tư nhân đối với sự vận

hành hệ thống pháp luật của từng tỉnh trong việc giải quyết các tranh chấp, khả năng bảo vệ của pháp luật về thực thi hợp đồng…

Chín chỉ số thành phần PCI được xem là có thể đại diện cho các yếu tố thể chế có tác động đến tinh thần doanh nhân ở một quốc gia như đã đề cập ở trên là: những rào cản gia nhập thị trường (chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất), tham nhũng (chi phí giao dịch, chi phí khơng chính thức), các chính sách hỗ trợ của chính phủ (đào tạo lao động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh) hay thực thi pháp luật (thiết chế pháp lý, tính minh bạch).

Edmund Malesky và Markus Taussig (2009) đã chỉ ra các chỉ số thành phần của PCI có mối tương quan với nhau, trong đó có những chỉ số có tương quan mạnh với nhau như Tính minh bạch, Đào tạo lao động, Tính năng động và chi phí thời gian. Hay như chỉ số Chi phí gia nhập và Tiếp cận đất đai cũng có mối tương quan mạnh. Vì hầu hết các chỉ số PCI đều tương quan với nhau nên rất khó để có thể dùng 9 chỉ số riêng lẻ này để chạy hồi quy. Để khắc phục vấn đề này, tác giả dùng phương pháp Phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis) nhằm rút gọn bộ dữ liệu và đưa các biến có tương quan về chung trong một nhóm nhân tố. Mục tiêu của phương pháp này là giải thích sự khác biệt của dữ liệu quan sát thông qua vài kết hợp tuyến tính của dữ liệu ban đầu (Nardo và cộng sự, 2005). Các nhóm nhân tố thu được sau khi sử dụng PCA thường biểu thị chung một vấn đề.

Bảng 3.2 Tương quan giữa các biến độc lập

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1. Chi phí gia nhập 1

2. Tiếp cận đất đai 0.679* 1

3. Tính minh bạch 0.346* 0.109* 1

4. Chi phí thời gian 0.145* 0.168* 0.271* 1

5. Chi phí khơng chính thức 0.028 0.444* 0.043 0.131* 1

6. Tính năng động 0.034 0.377* 0.351* 0.257* 0.402* 1

7. Dịch vụ hỗ trợ -0.183* -0.191* 0.282* 0.168* -0.244* 0.178* 1

8. Đào tạo lao động 0.027 -0.112* 0.409* 0.227* -0.122* 0.216* 0.592* 1

9. Thiết chế pháp lý 0.132* 0.110* 0.220* 0.494* -0.017 0.210* 0.205* 0.232* 1

Nguồn: Xử lý của tác giả

Kết quả cho thấy chỉ tiêu KMO có giá trị bằng 0.675 hàm ý rằng thực hiện phân tích nhân tố là hồn tồn phù hợp với bộ dữ liệu PCI.

Kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa α < 0.05 cho thấy các chỉ số thành phần PCI có tương quan với nhau trong tổng thể và do vậy củng cố cho quyết định sử dụng phương pháp PCA trong nghiên cứu này.

Theo đó, 9 chỉ số thành phần PCI được nhóm lại và đưa về thành 3 nhóm nhân tố, giải thích được 68.6% biến thiên của dữ liệu (Phụ lục 3).

Nhân tố thứ nhất (PCIF1) bao gồm 5 chỉ số PCI là: tính minh bạch, chi phí thời gian,

dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý. Những chỉ số thành phần này đều có liên quan đến những sáng kiến chính sách cấp địa phương hay các quyết định để lựa chọn và thực thi các chính sách đó (Malesky và Taussig, 2009). Do đó, nhân tố thứ nhất gọi chung là nhân tố Chính sách.

Nhân tố thứ hai (PCIF2) bao gồm hai chỉ số PCI: chi phí gia nhập và tiếp cận đất đai.

mặt đầu tiên nếu muốn tham gia vào bất kỳ thị trường nào. Trên thực tế, cả doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất khi kinh doanh đều phải sử dụng mặt bằng. Do đó, tiếp cận và ổn định trong sử dụng đất không những tác động đến sự gia nhập mới và còn ảnh hưởng đến việc từ bỏ kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Hai chỉ số thành phần này ít liên quan đến việc thực thi chính sách mà liên quan nhiều hơn đến những rào cản chính thức (Malesky và Taussig, 2009) đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nhân tố thứ hai gọi chung là nhân tố Rào cản gia nhập.

Nhân tố thứ ba (PCIF3) bao gồm 2 chỉ số PCI là: chi phí khơng chính thức và tính

năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Kiểm định độ tin cậy của các nhóm nhân tố PCI

Hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố PCIF1, PCIF2 và PCIF3 lần lượt là 0.69; 0.80 và 0.56. Hệ số Cronbach’s alpha là ước lượng phổ biến nhất để đo lường tính nhất quán (Nardo và cộng sự, 2005) và độ tin cậy đối với các chỉ số thành phần được nhóm vào cùng một nhóm nhân tố. Theo Nunally (1978), hệ số alpha có giá trị 0.7 là ngưỡng chấp nhận được. Trong khi đó, nhiều tác giả đề xuất giá trị tới hạn cao hơn, trong khoảng 0.75 đến 0.8 và cũng có tác giả chấp nhận ngưỡng tới hạn thấp hơn là 0.6 (Nardo, 2005). Như vậy, có thể thấy PCIF1 và PCIF2 là hai nhân tố có độ tin cậy cao hơn PCIF3.

Sau khi thực hiện phân tích PCA, tác giả dùng các nhóm nhân tố mới hình thành là PCIF1, PCIF2 và PCIF3 đại diện cho biến thể chế để chạy mơ hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thể chế đến khu vực kinh tế tư nhân tại việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)