Khảo sát mạch điện xoay chiều RL

Một phần của tài liệu Thí nghiệm điện quang ĐHSP TPHCM (Trang 35)

Bước 1. Mắc mạch điện: Mắc nối tiếp cuộn dây dẫn có điện trở r và hệ số tự cảm

L với điện trở R theo sơ đồ mạch điện.

Bước 2. Giữ nguyên vị trí thang đo của vơn kế V và ampe kế A như thí nghiệm RC.

Bước 3. Đo cường độ hiệu dụng và hiệu thế hiệu dụng rơi trên các đoạn mạch:

+ Bấm khóa K của nguồn điện Un để cấp điện cho mạch điện RL.

+ Đọc và ghi giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng I trên ampe kế A vào Bảng 4. + Lần lượt đo các giá trị hiệu dụng của:

- Hiệu điện thế U ở hai đầu mạch MN - Hiệu điện thế UR ở hai đầu điện trở R

- Hiệu điện thế UL,r ở hai đầu cuộn dây L có điện trở thuần r.

+ Đọc và ghi giá trị U, UL,r, UR vào Bảng 4. Lặp lại phép đo trên 3 lần và ghi các giá trị nhận được vào bảng 4.

+ Kết thúc phép đo U, I, bấm khóa K của nguồn điện để tắt điện cho bộ nguồn.

Bước 4. Đo điện trở thuần r của cuộn dây L

+ Tháo cuộn dây L ra khỏi mạch điện. Dùng thang đo điện trở 200 của đồng hồ để

đo điện trở thuần r của cuộn dây L.

+ Vặn chuyển mạch chọn thang đo X của đồng hồ về vị trí 200, thang đo ””. Cắm hai đầu dây đo vào hai lỗ “V “ và “COM”, rồi mắc nó song song với hai đầu cuộn dây dẫn L.

+ Đọc và ghi giá trị của điện trở r hiển thị trên đồng hồ vào Bảng 4.

Bước 5. Kết thúc phép đo. Tắt mạch, ampe kế, vôn kế.

Ghi vào Bảng 4 các số liệu sau : giới hạn thang đo, độ nhạy, cấp chính xác, số nguyên n được qui định đối với thang đo đã chọn trên vôn kế V, ampe kế A và ôm kế .

4.3. Xử lý kết quả đo

Một phần của tài liệu Thí nghiệm điện quang ĐHSP TPHCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)