Chức năng của dầm ngang đầu dầm

Một phần của tài liệu công nghệ hiện đại trong xây dựng cầu bê tông cốt thép (Trang 58)

G è ic ao suB ế tề n g ị t p h a n

2.4.2.1. Chức năng của dầm ngang đầu dầm

Khi kết cấu nhịp được thi công từ các dầm BTCT DƯL giản đơn đúc sẵn liên hợp với bản bêtông mặt cầu đổ tại chỗ, dầm ngang thông thường bố trắ tại đầu chủ và tại vị trắ giữa nhịp. Trong một số trường hợp, dầm ngang còn được bố trắ tại vị trắ 1/4 khẩu độ. Dầm ngang đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối mômen giữa các dầm chủ, và bảo đảm cho kết cấu nhịp làm việc như một thể thống nhất. Dầm ngang đầu dầm còn có vai trò như dầm kắch khi muốn thay gối cầu.

Trong kết cấu nhịp cầu dùng BTCT DƯL liên tục hoá, dầm ngang đầu dầm có chức năng là mối nối đảm bảo để kết cấu trở thành liên tục khi chịu hoạt tải và tĩnh tải giai đoạn II. Như vậy dầm ngang trở thành một bộ phận kết cấu không thể tách rời của kết cấu nhịp. Tuỳ theo mức độ liên tục hoá, độ rộng của dầm ngang, sự tách rời của kết cấu nhịp, vị trắ đặt gối mà dầm ngang có những chức năng và vai trò khác nhau. Đặc biệt là khi sử dụng DƯL ngang, kết hợp với kết cấu trụ thân hẹp, tại mỗi vị trắ trụ cầu chỉ bố trắ hai gối, khi đó dầm ngang còn làm việc như xà mũ trụ, và có khả năng chịu mômen uốn, mômen xoắn.

Như vậy ta có thể thấy dầm ngang đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ làm việc của kết cấu nhịp dùng dầm BTCT DƯL liên tục hoá. Việc nghiên cứu về các giải pháp cấu tạo, phương pháp tắnh toán sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn bản chất chịu lực, vai trò của dầm ngang trong hệ kết cấu nhịp dạng dầm bản.

Một phần của tài liệu công nghệ hiện đại trong xây dựng cầu bê tông cốt thép (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)