Yếu tố thành công cốt lõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước khu vực XIII giai đoạn 2020 2025 (Trang 37)

CHƯƠNG 03 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.6. Yếu tố thành công cốt lõi

Sự liên kết rất quan trọng trong khu vực công. Lãnh đạo cơ quan phải tập trung vào sứ mạng, không phải vào tổ chức; phát triển các quan hệ đối tác dựa trên sự tin cậy, hợp tác không phải dựa trên sự kiểm sốt; cổ vũ, tơn vinh những cá nhân, tổ chức, không phải tôn vinh bản thân mình; đặc biệt xây dựng mạng lưới sao cho khai thác được hết tiềm năng của mạng lưới

Hình 3.4: Bảng điểm hợp nhất

Cơ quan cấp trên: Quốc hội, KTNN

Cơng chúng Dư luận

Đối tượng kiểm tốn và các tổ chức/cá nhân có

liên quan

Khía cạnh khách

hàng

- Đạt được sự tín nhiệm, ủng hộ cao từ người dân; - Là tổ chức mẫu mực trong việc thực thi công vụ; - Kết quả hoạt động kiểm tốn có chất lượng tốt; - Tạo được hệ thống pháp luật vững mạnh và chuẩn hóa theo thơng lệ quốc tế;

- Đại diện quyền giám sát của nhân dân và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan;

- Bảo vệ quyền được biết, được bàn của nhân dân, tiến tới công khai, minh bạch;

- Tăng cường nhận thức của người dân về nền tài chính quốc gia;

- Góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật thông qua phối hợp, trao đổi thông tin.

- Phát hiện các thiếu sót, gian lận để hồn thiện tổ chức;

- Ngăn ngừa, hạn chế các gian lận có thể xảy ra; - Hợp tác giữa các bên có liên quan để thực thi cơng vụ tốt hơn.

Khía cạnh q trình

nội bộ

Bộ máy tổ chức hồn thiện Thúc đẩy sự hịa hợp giữa

các bên có liên quan

Gia tăng những liên kết, hợp tác, trao đổi thơng tin tích

cực Khía cạnh học tập và phát triển Thu hẹp kỹ năng và trình độ chun mơn

Tăng cường năng lực quản lý tri thức nhằm đạt tới việc

lan tỏa

Văn hóa chuyên nghiệp,

thân thiện Nâng cao ứng dụng công nghệ thơng tin

Khía cạnh ngân sách

Hoạt động kiểm tốn khơng phải là số lượng các cuộc kiểm toán, số lượng các gian lận được phát hiện, số liệu xử lý thu hồi, mà là các gian lận không bị lặp lại tại các đơn vị khác, ngăn ngừa các gian lận có thể xảy ra nhằm đảm bảo sự trong sạch của nền tài chính quốc gia. Hoạt động kiểm toán phải làm sao để cho các đối tượng kiểm tốn tự thay đổi, thực hiện tốt, có các sáng kiến kiểm sốt để rồi từ đó lan tỏa sang các đơn vị khác. Chuyển biến, thay đổi các tổ chức, đơn vị từ vai trị được kiểm tốn trở thành đối tác, tự khắc phục và hoàn thiện những khiếm khuyết của mình. Ngồi ra, hoạt động kiểm tốn phải có được những thơng tin tốt, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Vì thế, yếu tố cốt lõi thành công của các chiến lược KTNN Khu vực XIII gồm:

(1) Thơng tin kịp thời, chính xác: giúp cho cơng tác kiểm tốn diễn ra thuận lợi, đúng trọng tâm, trọng điểm và kịp thời.

(2) Phương pháp, nghiệp vụ kiểm tốn: giúp cơng tác kiểm tốn dễ dàng phát hiện các thiếu sót, gian lận, các bất cập, sơ hở về cơ chế chính sách trong hệ thống pháp luật.

(3) Học tập, chia sẻ: học tập, chia sẻ kinh nghiệm làm gia tăng tri thức CBCC, đồng thời tạo sự lan tỏa trong các đơn vị, giúp ngăn ngừa, hạn chế các gian lận.

(4) Liên kết, hợp tác: Tạo sự đồng thuận và phối hợp giữa các bên có liên quan, giúp gia tăng hiệu quả cơng tác kiểm tốn.

3.7. Phân tích mơi trường bên ngồi 3.7.1. Yếu tố Chính trị

a) Cơ hội

Sự ổn định chính trị của Quốc gia (xếp hạng năm 2016 là 59/163); sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân; KTNN được định vị tại Điều 118, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, bên cạnh Luật KTNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2016; KTNN là Chủ tịch nhiệm kỳ 2018-2021 của tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI ); Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng,..v..v... đã tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các KTNN, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơng dân, các tổ chức.

Quốc hội đã ban hành chiến lược phát triển ngành kiểm toán tại Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 về chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2020 trên cơ sở đó Tổng Kiểm tốn Nhà nước đã ban hành Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, tạo tiền đề định hướng và cơ hội phát triển cho các KTNN Khu vực.

a) Thách thức:

Hiện nay, sự khủng hoảng lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và Chính Phủ là vấn đề cấp bách cần được xử lý triệt để, các vụ đại án tham nhũng được phơi bày ngày càng nhiều. Vì thế, sự lớn mạnh, dám đấu tranh, dám dấn thân, không ngại va chạm của KTNN hết sức quan trọng trong cơng cuộc “đốt lị” của Tổng Bí thư.

Tổ chức bộ máy của các KTNN Khu vực chưa có sự chủ động, cịn phụ thuộc vào Tổng KTNN, chưa có sự độc lập cần thiết để đảm bảo tính khách quan, kịp thời trong q trình hoạt động. Ngun nhân chính xuất phát từ việc xác định vị trí, vai trị và chức năng, nhiệm vụ của các KTNN Khu vực chưa đầy đủ, chưa phân quyền.

Bất cập về thể chế, cơ chế chính sách (Quốc hội ban hành Luật, nhưng Chính Phủ ban hành Nghị định, bộ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện – phát sinh mẫu thuẫn lợi ích – Nghị định, Thông tư lại phủ định nhau và phủ định cả Luật); sự hạn chế việc công khai về thông tin trên truyền thông; vấn đề nhân quyền; trình độ hiểu biết của người dân; sự khơng minh bạch trong quản lý và bưng bít các thơng tin của chính quyền.

Quyền của các KTNN Khu vực chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao; chưa có cơ chế phù hợp để đảm bảo việc phối hợp trong hoạt động kiểm toán và thực hiện các kết luận, kiến nghị. Luật KTNN năm 2015 chưa có các quy định về các biện pháp cưỡng chế, chế tài trong kiểm toán; chế tài xử lý khi đơn vị được kiểm tốn khơng hợp tác trong q trình thực hiện kiểm tốn; biện pháp xử lý trong việc khơng chấp hành thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng còn hạn chế do quy định về tổ chức, hoạt động và thẩm quyền chưa phù hợp; cịn có sự chồng chéo, trùng lắp với hoạt động của cơ quan Thanh tra các cấp và cơ quan kiểm tra Đảng.

3.7.2. Yếu tố kinh tế a) Cơ hội a) Cơ hội

Chú trọng việc hợp tác Quốc tế những năm qua đã góp phần tạo nên chuyển biến tích cực, rõ rệt về mặt nhận thức cũng như tư duy đối với KTNN. Việc này giúp KTNN tận dụng hiệu quả các cơ hội để tiếp cận và học hỏi những kinh nghiệm, biện pháp hữu hiệu của bạn bè quốc tế để áp dụng vào Việt Nam và đóng góp, chia sẻ sáng kiến của mình góp phần nâng cao vị thế của KTNN Việt Nam. Quá trình tổ chức và tham gia các diễn đàn quốc tế cũng góp phần rèn luyện bản lĩnh, tri thức, kỹ năng và phương pháp làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức của KTNN; đã mở ra nhiều cơ hội cho việc phát triển các đối tác song phương. Nhiều hoạt động hợp tác đã giúp tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Năm 2017, Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi thu hút được 6 tỷ USD vào thị trường IPO; Tạp chí Forbes cũng đánh giá cao chính sách thu hút đầu tư nước ngồi, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tự do hóa thương mại của Chính phủ Việt Nam. Mức tăng trưởng GDP và doanh số bán lẻ đều ổn định, ngành du lịch đang phát triển và lạm phát đang ở mức thấp. Việt Nam vào tốp 10 nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2017....kinh tế phát triển ổn định gia tăng nhiệm vụ, tạo nhiều cơ hội cho KTNN phát triển, tiên phong đi đầu trong kiểm sốt, giúp nền tài chính quốc gia vững mạnh.

b) Thách thức

Nước ta đang phải đối mặt với nạn tham nhũng, thất thốt, lãng phí tràn lan. Trong quá trình hội nhập kinh tế, hội nhập an ninh quốc phịng, hội nhập văn hóa, những hành vi, thủ đoạn sẽ càng nhiều hơn, tinh vi hơn và khó phát hiện hơn. Chính vì vậy, ngành kiểm tốn Việt Nam đã và đang đứng trước nhiều thách thức. Vấn đề “chuyển giá” vẫn chưa có hướng xử lý triệt để, gây nhức nhối cho các cơ quan quản lý Nhà nước, hiện tượng chuyển giá không chỉ tập trung ở khu vực FDI mà đã lan sang cả doanh nghiệp trong nước. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và tác động xấu tới môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam.

Ngồi ra, trong thời gian qua, tình trạng suy thối kinh tế tồn cầu và những tác động của suy thoái phần nào ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà trực tiếp là hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Chúng ta cần sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính bên ngồi quốc gia để phát triển, việc này gắn với hệ lụy sự thật phía sau từ “ưu đãi” của nguồn vốn vay ODA, World Bank, ADB,....bản chất “vắt chanh” của các nước tư bản ngày càng rõ nét, gây bất ổn về nợ cơng, thất thốt và lãng phí vốn đầu tư.

Kinh tế phát triển nhanh và đa dạng, nhưng điều này cũng kéo thêm nhiều hệ lụy. Nhiều dự án đầu tư được cấp phép, phát sinh việc thu hồi đất, đền bù giải tỏa đã tạo ra xung đột lợi ích giữa các bên, vấn đề an sinh xã hội chưa được quan tâm,....

3.7.3. Yếu tố văn hóa

Văn hóa cơng sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với bên ngồi, và giữa cán bộ cơng chức với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Với xu thế phát triển hiện nay, văn hóa cơng sở ngày càng định vị được vai trị của mình đối với sự phát triển của tổ chức. Thực tế hiện nay, nhận thức của một số CBCC chậm đổi mới, cịn bảo thủ, tình trạng lãng phí thời gian, tài sản nhà nước cịn phổ biến, thiếu động lực

phụng sự công, thiếu các kỹ năng mềm. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến tình trạng trên là do suy thối về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí đến từ nền giáo dục và ảnh hưởng từ môi trường làm việc công.

3.7.4. Yếu tố công nghệ a) Cơ hội a) Cơ hội

Đi cùng cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đang được xây dựng theo hướng Chính Phủ điện tử, Chính phủ thơng minh, kiến tạo nhằm nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế. Các tổ chức trong khu vực công của nước ta đều được đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm ứng dụng phục vụ quản lý, giám sát công vụ. Việt Nam đứng trong “Top” 10 khu vực Châu Á và “Top” 30 thế giới về gia công phần mềm (Gartner, 2014) với nguồn nhân lực chất lượng. Chính vì vậy, việc hướng tới phát triển Chính phủ điện tử gặp nhiều thuận lợi, qua đó người dân được tương tác, được phục vụ tốt hơn, dịch vụ cơng chun nghiệp và làm hài lịng cơng chúng hơn, giảm thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch, giảm chi phí, việc truy xuất thơng tin chính xác và nhanh hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Đây là một lợi thế của các cơ quan nhà nước hiện nay

b) Thách thức

Trong cơng cuộc hiện đại hóa, ứng dụng CNTT lan rộng khắp các tổ chức, yêu cầu cuae người dân và Nhà nước ngày càng cao, đòi hỏi KTNN cần phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kiểm toán, với việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT cũng như hệ thống phần mềm quản lý chuyên nghiệp, hiện đại, có tầm nhìn. Hiện nay, KTNN đã xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT trong công tác giám sát, quản lý cơng vụ các Đồn kiểm tốn, nhưng chưa xây dựng được phần mềm bổ trợ cho hoạt động kiểm toán nhằm đạt hiệu quả cao nhất, chưa có sự đồng bộ, thiếu sự liên kết thơng tin bên ngoài và liên kết bên trong nội bộ giữa các đơn vị, thiếu sự kiểm tra chéo giữa các thành viên trong Tổ kiểm tốn và chưa có cơ chế hoạt động hiệu quả từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, CSDL quốc gia về công tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phịng chống tham nhũng chỉ mở cho các đơn vị ở địa phương nhập vào, không cho tra cứu thông tin. Thêm vào đó, vấn đề thiếu thơng tin về các đơn vị được kiểm tốn. Chưa có sự đồng bộ về thông tin giữa các ngành, đặc biệt là ngành tài chính, thanh tra, thuế, hải quan, KBNN và kiểm tốn. Việc thiếu thơng tin phục vụ việc khảo sát, lập kế hoạch, rà soát, xác định nội dung kiểm toán, dẫn đến sự chồng chéo, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

3.8. Môi trường bên trong KTNN 3.8.1. Chiến lược

a) Điểm yếu

KTNN Khu vực XIII chưa xây dựng kế hoạch để thực hiện chiến lược tổng thể của KTNN được Quốc hội phê chuẩn và chưa có một chiến lược cụ thể để dẫn dắt và định hướng hoạt động cho tổ chức.

b) Điểm mạnh

Kế hoạch chiến lược của KTNN đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành tại Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010, trên cơ sở đó KTNN đã thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, với mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng KTNN có trình độ chun nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính cơng có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, phù hợp với các thơng lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong đó, KTNN Khu vực XIII là một mắt xích trong kế hoạch chiến lược hoạt động của toàn Ngành.

3.8.2. Tổ chức a) Điểm mạnh

Cơ cấu tổ chức theo hướng phân hóa chun mơn cao, rõ ràng theo 03 lĩnh vực thu ngân sách, chi ngân sách, chi đầu tư. CBCC có trình độ chun mơn cao trong lĩnh vực được phân công phụ trách, sự quan tâm sâu sát của Lãnh đạo trong công tác tổ chức.

b) Điểm yếu

KTNN Khu vực XIII được sắp xếp với cơ cấu tổ chức gồm 01 Kiểm toán trưởng (tương đương vụ trưởng), 03 phó kiểm tốn trưởng (tương đương phó vụ trưởng), 01 phịng kiểm tốn Ngân sách (12 nhân viên), 01 phịng kiểm toán đầu tư dự án (12 nhân viên), 01 phịng kiểm tốn doanh nghiệp (12 nhân viên), phịng tổng hợp xử lý các cơng tác chung (8 nhân viên) và văn phòng (13 người). Với cơ cấu tổ chức này, cùng với khối lượng công việc thực hiện hằng năm, đã làm cho hoạt động của Kiểm tốn trưởng cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề trong việc giám sát, xử lý sau kiểm tốn, việc nắm bắt thơng tin, tình hình của các đối tượng được kiểm tốn hay việc phòng, chống tham nhũng hoặc công tác phối hợp, trao đổi, học hỏi đối với các đơn vị khác.

3.8.3. Hệ thống a) Điểm mạnh

Quy trình nội bộ: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN Khu vực XIII hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước khu vực XIII giai đoạn 2020 2025 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)