Những quan điểm về tác động của hệ thống thể chế, luật pháp lên phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch đà lạt theo hướng bền vững , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

2.4. Những quan điểm về tác động của hệ thống thể chế, luật pháp lên phát triển

triển du lịch bền vững ở Đà Lạt

Ngành du lịch Đà Lạt trong những năm qua đã đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, giải thích, vận động các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư thấy được lợi ích của cơng tác bảo vệ, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách cĩ khoa học để giữ gìn mơi trường cảnh quan nĩi chung và phát triển du lịch một cách bền vững nĩi riêng. Đồng thời cĩ kế hoạch đẩy mạnh cơng tác xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trong đĩ tập trung vào các khu điểm kinh doanh du lịch và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: đối với các khu điểm du lịch đã tập trung đầu tư tơn tạo, bảo vệ mơi trường cảnh quan, do đĩ mà hầu hết các danh lam thắng cảnh đã giữ được vẻ đẹp tự nhiên vốn cĩ mà khơng bị xuống cấp như thời gian trước đây; khai thác một số tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của du khách trong và ngồi nước; tăng được nguồn thu cho ngân sách, tạo cơng ăn việc làm cho một bộ phận lao động của địa phương.

Tuy nhiên, giống như một con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích mà du lịch đem lại cho kinh tế - xã hội, du lịch cũng đem lại những tác động tiêu cực cho mơi trường. Khách du lịch muốn cĩ những cảm nhận với chất lượng cao về mơi trường thiên nhiên, văn hĩa - xã hội, trong quá trình đi du lịch họ sẵn sàng chi tiêu cho các dịch vụ, hàng hĩa để thỏa mãn nhu cầu của họ. Mặc dù khơng cố ý nhưng hành vi của họ cĩ thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến mơi trường tự nhiên cũng như các giá trị văn hĩa bản địa (nhu cầu ẩm thực thịt rừng, quà lưu niệm khai thác từ động -

thực vật quý hiếm… gĩp phần làm cạn kiệt tài nguyên, hệ sinh thái). Nếu khơng cĩ các biện pháp kiểm sốt cĩ thể gây ra những tác động tiêu cực rất lớn.

Cư dân địa phương tham gia kinh doanh du lịch vì lợi ích kinh tế mà du lịch đem lại. Điều quan trọng là du lịch sẽ tạo ra bao nhiêu cơng ăn việc làm, tiêu thụ bao nhiêu hàng hĩa, cĩ tăng thêm thu nhập hay khơng, thu nhập từ du lịch được phân bố như thế nào… Họ thường khơng quan tâm đến việc phát triển du lịch cĩ thể đồng hành với những vấn đề về mơi trường tự nhiên cũng như sự suy giảm đa dạng sinh học, ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí; cùng với các vấn đề về văn hĩa xã hội như giá trị đạo đức bị suy giảm, cơ cấu cộng đồng biến đổi, tệ nạn xã hội phát triển mạnh… Tương tự đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lợi nhuận là yếu tố thu hút sự quan tâm hàng đầu của họ. Họ khai thác các giá trị của mơi trường tự nhiên và văn hĩa để tạo ra các sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách vì mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù cĩ tác động mạnh đến mơi trường nhưng họ khơng muốn đĩng gĩp chi phí cho hoạt động bảo vệ mơi trường và các chương trình giáo dục vì họ cho rằng chúng khơng đem lại lợi ích kinh tế nhanh chĩng như việc đầu tư xây dựng khách sạn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí… phục vụ du khách.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, sự phát triển du lịch cĩ vai trị quan trọng trong chiến lược kinh tế địa phương thơng qua các đề án, quy hoạch phát triển. Tuy nhiên, họ cịn cĩ trách nhiệm hạn chế các tác động của du lịch để bảo vệ mơi trường tự nhiên và các giá trị văn hĩa bản địa. Do vậy, trong quá trình hoạt động, các cơ quan quản lý Nhà nước phải cĩ biện pháp hạn chế sự tác động của các hoạt động kinh doanh du lịch đến mơi trường.

Trong quá trình phát triển của du lịch, những mâu thuẫn này phát sinh do các chủ thể tham gia hoạt động du lịch luơn hướng tới những lợi ích và mục tiêu khác nhau. Các mâu thuẫn này là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch đà lạt theo hướng bền vững , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)