Tài nguyên rừng Đà Lạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch đà lạt theo hướng bền vững , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

Phụ lục 2.2a. Tài nguyên rừng Đà Lạt.

(Nguồn: Đề án Khơi phục, nâng cấp mơi trường, cảnh quan Đà Lạt).

Rừng của Đà Lạt (bao gồm cả các vùng phụ cận như Đức Trọng, Lạc Dương và Đơn Dương) chia làm 4 hệ sinh thái rừng cơ bản:

- Hệ sinh thái rừng Á nhiệt đới vùng núi trung bình và núi cao: phân bổ ở phía Bắc Lạc Dương, đặc trưng cho hệ sinh thái này là vườn quốc gia Bidoup-núi Bà.

- Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới: phân bố chủ yếu ở khu vực Lạc Dương và Đơn Dương.

- Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây gỗ với lồ ơ, tre, nứa: phân bố chủ yếu ở Lạc Dương.

- Hệ sinh thái rừng cây gỗ lá kim: phân bổ ở khu vực Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Chủ yếu là thơng 3 lá-Pinus Khasya, đây cũng là khu vực phân bố thơng 3 lá cĩ diện tích lớn nhất ở Việt Nam và là hệ sinh thái quan trọng nhất gắn liền với khơng gian của thành phố Đà Lạt hiện nay.

Rừng phịng hộ mơi trường cảnh quan thành phố Đà Lạt chủ yếu là rừng thơng cĩ vai trị rất quan trọng đối với Đà Lạt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt là phát triển du lịch, chính nĩ đã gĩp phần tạo nên danh tiếng của Đà Lạt là “thành phố trong rừng” duy nhất ở Việt Nam và cũng chính rừng Đà Lạt là yếu tố chính trong chiến lược quy hoạch, phát triển Đà Lạt trở thành đơ thị sinh thái, đơ thị du lịch (về sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị-hội thảo). Từ lâu, hình ảnh rừng thơng cũng đã trở thành biểu tượng, là sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Lạt. Do đĩ, việc phát triển du lịch cần phải gắn với cơng tác gìn giữ và khơi phục rừng thơng, để hình ảnh rừng thơng mãi mãi gắn liền với thương hiệu du lịch Đà Lạt.

Với khí hậu và thổ nhưỡng đặc thù, Đà Lạt cịn cĩ thể trồng nhiều loại rau, hoa, quả cĩ giá trị dinh dưỡng cao, được du khách ưa chuộng như: Trà, Cà phê,

Atisơ, Mận, Đào, Dâu, Bơ, Hồng… Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố ngàn hoa”. Bên cạnh hàng trăm giống hoa được du nhập từ nhiều châu lục khác nhau trên thế giới trong quá trình thuộc địa của người Pháp như các giống hoa Hồng, Mimosa, Maguerite, Lys, Glaieul, Penseé, Forget me not, Phượng Tím, Chuơng Vàng, Vong Kê… Đà Lạt cũng chính là nơi được phát hiện nhiều lồi hoa, phong lan, địa lan đặc hữu được mang tên Đà Lạt, Bidoup hoặc Langbian như: Đỗ Quyên Langbian, Dendrobium Langbianense, Eria Dalatensis, Dendrobium Dalatense.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch đà lạt theo hướng bền vững , luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)