Chênh lệch của REER và NATREX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp natrex trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của VN , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 98)

Tại Việt Nam, mức độ chênh lệch giữa REER và NATREX không đáng kể. Trong khoản thời gian khảo sát từ năm 1997 đến năm 2011 thì chỉ có năm 2003 là chênh lệch nhiều nhất với mức chênh lệch là hơn 3% khi đồng Việt Nam bị định giá thấp hơn.

Với lượng kiến thức hiện tại, bài nghiên cứu sẽ phân tích độ chênh lệch của Việt Nam chủ yếu thông qua yếu tố hạn chế thanh khoản (LIQC) và vào một số năm phù hợp.

Nếu đường REER cao hơn đường NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá cao. Nếu đường REER thấp hơn đường NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá thấp. Theo kiến thức lấy từ bài nghiên cứu của Trung Quốc có liên quan đến LIQC thì:

REER cao hơn NATREX khi có sự giảm mạnh LIQC REER thấp hơn NATREX khi có sự tăng mạnh LIQC Áp dụng vào Việt Nam:

Vào năm 2003, đường REER thấp hơn NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá thấp. Như phân tích ở trên thì tại năm 2003 thì LIQC tăng lên khá cao. Do đó, đồng Việt Nam vào thời gian đó bị định giá thấp.

Vào giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2008, đường REER cao hơn NATREX thì đồng Việt Nam được đánh giá cao. Như phân tích ở trên thì vào thời kỳ từ năm 2007 đến năm 2008 là thời kỳ kinh tế phát triển khá tốt thì LIQC giảm đi nhiều. Do đó, đồng Việt Nam được đánh giá cao.

Vào giai đoạn 2009, đường REER thấp hơn NATREX thì đồng Việt Nam được đánh giá thấp. Như phân tích ở trên thì tại năm 2009 thì LIQC tăng lên khá cao và đồng Việt Nam bị định giá thấp.

5.5. Phân tích điểm phá vỡ cấu trúc năm 2005

Nhìn chung, năm 2005 là một năm có khá nhiều các biến động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều đó đã dẫn đến việc định giá cao VND và gây

nên sự phá vỡ cấu trúc vào năm này. Có thể kể đến những các sự kiện kinh tế nổi bật như: tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn FDI và vượt đích ngoạn mục của xuất khẩu...

Tốc độ tăng trưởng trong năm 2005 về đích vững chắc với chỉ số 8,4% cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Do vậy, tổng kết kế hoạch 5 năm, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy, thành tích đạt được của năm nay đã giúp tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm đạt chỉ tiêu 7,5% chính phủ đề ra. Tiếp đến, việc Việt Nam đẩy mạnh cổ phần hóa, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế thành công với trị giá 750 triệu USD, góp phần giảm bớt áp lực đáp ứng chi ngoại tệ từ hệ thống ngân hang và đặc biệt là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm 49% vốn trong một cơng ty niêm yết cũng đã có tác dụng thúc đẩy các luồng vốn đầu tư, nhất là luồng vốn đầu tư gián tiếp.

Dẫn chứng cho điều đó, số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên đến 4,5 tỷ USD, lớn gấp 6 lần mức chính phủ phát hành. Lợi lớn nhất vẫn là hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Kết quả của lần xuất ngoại trái phiếu Chính phủ đầu tiên khẳng định thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế. Mở ra cơ hội huy động vốn chủ động hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các nguồn hỗ trợ phát triển có xu hướng ngày càng hẹp hơn.

Năm 2005 cán cân thanh toán tổng thể ước thặng dư 1.900 triệu USD, cao hơn nhiều mức thặng dư năm 2004, góp phần tăng cường dự trữ quốc tế. Đồng thời cán câ vãng lai thặng dư 130 triệu USD ( khoảng 0,25% GDP), khác hẳn mức thâm hụt khá cao trong năm 2004( 2% GDP) và trong hai năm 2003,2002.

Bên cạnh đó, chuẩn bị cho lộ trình hội nhập tài chính, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã phát huy nội lực, tăng cường năng lực cạnh tranh bằng hàng loạt các chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại

biểu hiện ở mức thuế chung trong lĩnh vực nông nghiệp được thỏa thuận giảm xuống còn 18% đến 20%, với lộ trình cắt giảm từ 3 năm đến 5 năm. Ngoài ra, Việt Nam đề xuất cắt giảm thuế quan xuống mức 18% đối với 10/11 lĩnh vực và 95/155 phân ngành dịch vụ.

Tuy nhiên, tình trạng bong bóng chứng khốn và bất động sản ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mô một phần cũng do tự do hóa tài chính nhưng thiếu cơ chế giám sát. Dòng vốn gián tiếp chảy vào nền kinh tế đa phần là ngắn hạn và mang tính đầu cơ.

Một sự kiện khơng thể chối bỏ trong năm này đó là sự trở lại mạnh mẽ của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Năm 2005, cả nước thu hút được hơn 5,8 tỷ USD vốn FDI, tăng 25% so với năm 2004, vượt 29% so với kế hoạch và đạt mức cao nhất kể từ năm 1998. FDI phục hồi mạnh mẽ ngoài các lý do khách quan còn xuất phát từ những yếu tố chủ quan từ phía chính phủ Việt Nam như trong năm này Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật cải thiện môi trường đầu tư “Luật đầu tư” và “Luật doanh nghiệp”, tạo triển vọng lạc quan về sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế thu nhập cá nhân cao nhất cho các cá nhân kinh doanh nước ngồi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường trách nhiệm nhà nước về việc hỗ trợ nhà đầu tư giả quyết các vấn đề thủ tục đất đai, xóa bỏ chế độ hai giá, xóa bỏ hạn chế chuyển nhượng vốn, miễn thuế nhập khẩu một số đầu vào sản xuất cho doanh nghiệp mới thành lập, xóa bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn FDI trong một số ngành... Như vậy, chính những yếu tố này góp phẩn thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam khá nhiều. Một khi đầu tư vào trong nước gia tăng thì địi hỏi một lượng cung nội tệ lớn, làm cho đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, Việt Nam thực hiện theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí. Nên khi có bất kì biến động mạnh gây rối loạn trong nền kinh tế. Ngay lập tức sẽ có sự can thiệp từ phía chính phủ.

Trái với FDI, năm 2005 là một năm tương đối khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam do những rào cản thương mại từ các bạn hàng mậu dịch như kiện tụng chống bán phá giá, rào cản an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh... Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, xuất khẩu năm 2005 vẫn “vượt dốc” thành công ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước lần đầu tiên vượt qua mốc 13,4 tỷ USD, tăng khoảng 11,6%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cịn tăng cao hơn, ước đạt 18,4 tỷ USD, tăng 26,9%. Do tăng cao hơn tốc độ chung nên tỷ trọng của khu vực này so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt 58%, cao hơn hơn tỷ trọng 54,7% của năm trước và gấp 30 lần so với năm 1998.

Điểm đáng ghi nhớ là năm 2005 Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế với trị giá 750 triệu USD, góp phần giảm bớt áp lực đáp ứng chi ngoại tệ từ hệ thống ngân hang. Ước tính lượng ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi của các ngân hang thương mại là 450 triệu USD.

Có thể nói năm 2005 là một năm nền kinh tế đã tăng trưởng khả quan, vững chắc, vượt qua những thách thức như nạn cúm gia cầm, tăng giá xăng dầu, các rào cản thương mại quốc tế...

Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Anh:

1. Anderson and Jonathan, 2006, The Complete RMB Handbook, fourth edition, Hong Kong: UBS.

2. Augustine C. Arize, 1994, Cointegration Test of a Long-run Relation Between the Real Effective Exchange Rate and the Trade Balance,

International Economics Journal Volume 8 issue 3

3. Bénassy-Quéré, A., Duran-Vigneron, P., Lahrèche-Révil, A. and V. Mignon, 2004, Burden sharing and exchange-rate misalignments within the group of Twenty, pp.69-94, Institute of International Economics Special Report 17.

4. Bénassy-Quéré, A., Lahrèche-Révil, A. and V. Mignon, 2006, World consistent equilibrium exchange rates, CEPII Working Paper 2006-20,

December.

5. Bergsten and J. Williamson, eds., 2003, Dollar Adjustment: How Far? Against What?, Washington: Institute for International Economics.

6. Bosworth và Barry , 2004, Valuing the Renminbi, paper presented at the

Tokyo Club Research Meeting, February 9-10.

7. Cline, 2007, Estimating Reference Exchange Rates, Paper presented to a workshop at the Peterson Institute sponsored by Bruegel, KIEP, and the Peterson Institute, Feb.

8. Cline, W. R. and Williamson J, 2009, Estimates of Fundamental Equilibrium Exchange Rates, Institute of International Economics.

9. Connolly, M. and Devereux, J., 1995, The Equilibrium Real Exchange Rate: Theory and Evidence for Latin America, in Stein, J. L., Allen, P. R. and

Associates Eds.,Fundamental Determinants of Exchange Rates, Oxford University Press, Inc., New York.

10. Coudert & Couharde, 2005, Real Equilibrium Exchange Rate in China,

Working Papers 2005-01.

11. Coudert, V. and Couharde C., 2007, Real Equilibrium Exchange Rate in

China: Is the Renminbi Undervalued?, Journal of Asian Economics, 18, 568–

594.

12. Cheung, Y., Chinn, M., and Fujii, E., 2007, The Overvaluation of Renminbi Undervaluation, Journal of International Money and Finance, Vol.

26 No. 5, pp.762-785.

13. Chinn, M. D., 2005, A primer on real effective exchange rates: Determinants, overvaluation, trade flows and competitive devaluation, NBER

Working Paper 11521, July 2005.

14. Federicied và Gandolfo, 2002, Endogenous Growth in an Open Economy and the NATREX Approach to the Real Exchange Rate: The Case of Italy, Australian Economic Papers, 41(4), 499-518.

15. Felettigh, 1998, The NATREX: An Alternative Approach, University “La Sapienza”, Rome

16. Frankel, 2006, The Effect Of Monetary Policy On Real Commodity Prices, Working Paper 12713.

17. Funke, Michael and Jörg Rahn, 2005, Just how undervalued is the Chinese renminbi?, World Economy 28 :465-89.

18. Goldstein, Morris., 2004, Adjusting China’s Exchange Rate Policies,

Paper presented to the IMF seminar on China’s Foreign Exchange System at Dalian, China, May.

19. Goldstein, Morris, and Nicholas Lardy., 2006, China’s Exchange Rate Policy Dilemma, American Economic Review, 96(2), May, pp. 422-26.

20. Goldstein, Morris, and Nicholas Lardy, 2007, China’s Exchange Rate Policy: An Overview of Some Key Issues. Paper prepared for the conference

on China’s Exchange Rate Policy, Peterson Institute for International Economics, Washington, October 19.

21. Holger et al., 2001, NATREX and Determinants of the Real Exchange Rate of RMB, Journal of Systems Science & Complexity, 14(4), 356-372.

22. Jeong, Se-Eun, and Jacques Mazier., 2003, Exchange Rate Regimes and

Equilibrium Exchange Rates in East Asia, Revue économique, 54(5), Sep., pp.

1161-82.

23. Kardi, 2003, Structural and Single Equation Estimation of the NATREX

Equilibrium Real Exchange Rate, Working Paper, Central Bank of Hungary.

24. Kefei You and Nicholas Sarantis, 2012, Structural Breaks and the Equilibrium Real Effective Exchange Rate of China: A NATREX Approach,

Centre for International Capital Markets, London Metropolitan University, UK.

25. MacDonald, R. and P. Dias, 2007, Behavioural equilibrium exchange rate estimates and implied exchange rate adjustments for ten countries,

Workshop on Global imbalances, Peterson Institute of International Economics, Washington D.C., February.

26. Menzie D Chinn, 2002, The Measurement of Real Effective Exchange Rates: A Survey and Applications to East Asia, University of California, Santa

Cruz.

27. Robert Lafrance, Patrick Osakwe, and Pierre St-Amant, 1998, Evaluating

Alternative Measures of the Real Effective Exchange Rate, Bank of Canada

28. Stein, 1995, 1997, The Dynamics of Real Exchange Rate and Current Account in a Small Open Economy: Australia, New York: Oxford University

Press.

29. Stein và Paladino, 1998, Recent Developments in International Finance:

A Guide to Research, Moneytary Policy and International Finance.

30. Stein và Sauernheimer, 1996, The Equilibrium Real Exchange Rate of Germany, Economic Systems, 20 (2-3), pp. 97-131.

31. Stolper, Thomas, and Monica Fuentes., 2007, GSDEER and Trade Elasticities, Paper presented to a workshop at the Peterson Institute sponsored

by Bruegel, KIEP, and the Peterson Institute, February.

32. Wang, Tao, 2004, Exchange Rate Dynamics, in Eswar Prasad (editor), China’s Growth and Integration into the World Economy , Occasional Paper No. 232 (Washington, D.C.: IMF), pp. 21-28.

33. Wren-Lewis, Simon., 2004, The Needed Changes in Bilateral Exchange

Rates, In C.F.

34. Xiaolei Tang, Jizhong Zhou, 2013, Nonlinear relationship between the real exchange rate and economic fundamentals: Evidence from China and Korea, Journal of International Money and Finance.

Tài liệu tiếng Việt:

35. Nguyễn Thị Quy, 2008, Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng USD, EUR) và

hoạt động xuất khẩu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

36. Nguyễn Văn Tiến , 2009, Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản

Thống kê.

37. Tổng cục thống kê, 2008, Niên giám thống kê 2007,

http://www.gso.gov.vn.

38. Tổng cục thống kê, 2009, Niên giám thống kê 2008,

39. Tổng cục thống kê, 2010, Niên giám thống kê 2009,

http://www.gso.gov.vn.

40. Tổng cục thống kê, 2011, Niên giám thống kê 2010,

http://www.gso.gov.vn.

41. Tổng cục thống kê, 2012, Niên giám thống kê 2011,

http://www.gso.gov.vn.

42. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2001, Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.

PHỤ LỤC

Country Vietnam

China, P.R.: Hong Kong

Vietnam

China, P.R.: Hong Kong

Vietnam China, P.R.: Mainland Vietnam China, P.R.: Mainland Vietnam Japan Vietnam Japan Concept Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports 1997 430,690,000 598,880,000 474,097,000 404,371,000 1,675,430,000 1,509,284,000 1998 318,088,000 557,344,000 440,139,000 514,991,000 1,514,489,000 1,481,663,000 1999 235,749,000 504,734,000 746,388,000 673,059,000 1,786,238,000 1,618,293,000 2000 315,896,000 598,068,000 1,536,391,000 1,401,137,000 2,575,201,000 2,300,947,000 2001 317,238,000 537,600,000 1,417,400,000 1,606,200,000 2,509,801,000 2,183,100,000 2002 340,200,000 804,800,000 1,518,300,000 2,158,800,000 2,437,000,000 2,504,700,000 2003 368,700,000 990,900,000 1,883,100,000 3,138,600,000 2,908,600,000 2,982,100,000 2004 380,100,000 1,074,300,000 2,899,100,000 4,595,100,000 3,542,100,000 3,552,600,000 2005 353,100,000 1,235,000,000 3,228,100,000 5,899,700,000 4,340,300,000 4,074,100,000 2006 453,000,000 1,440,800,000 3,242,800,000 7,391,300,000 5,240,100,000 4,702,100,000 2007 582,500,000 1,950,700,000 3,646,100,000 12,710,000,000 6,090,000,000 6,188,900,000 2008 877,200,000 2,633,300,000 4,850,100,000 15,973,600,000 8,467,800,000 8,240,300,000 2009 1,034,100,000 825,600,000 4,909,000,000 16,441,000,000 6,291,800,000 7,468,100,000 2010 1,464,177,792 860,381,951 7,308,800,253 20,018,827,001 7,727,659,550 9,016,084,835 2011 2,205,720,000 969,750,000 11,125,030,000 24,593,720,000 10,781,150,000 10,400,330,000

Country Vietnam Korea, Republic of Vietnam Korea, Republic of Vietnam Malaysia Vietnam Malaysia Vietnam Singapore Vietnam Singapore Vietnam United States Vietnam United States Concept Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports Goods, Value of Exports Goods, Value of Imports 1997 417,018,000 1,564,486,000 141,647,000 226,790,000 1,215,916,000 2,127,957,000 286,769,000 251,530,000 1998 229,144,000 1,420,860,000 115,216,000 248,957,000 740,880,000 1,963,966,000 468,949,000 326,427,000 1999 319,857,000 1,485,834,000 256,489,000 304,997,000 876,362,000 1,878,496,000 504,065,000 323,103,000 2000 352,637,000 1,753,552,000 413,861,000 388,935,000 885,916,000 2,694,251,000 732,954,000 363,962,000 2001 406,082,000 1,886,800,000 337,224,000 464,400,000 1,043,734,000 2,478,300,000 1,065,335,000 410,800,000 2002 468,700,000 2,279,600,000 347,800,000 683,300,000 961,100,000 2,533,500,000 2,452,800,000 458,300,000 2003 492,100,000 2,625,400,000 453,800,000 925,000,000 1,024,700,000 2,875,800,000 3,938,600,000 1,143,300,000 2004 608,100,000 3,359,400,000 624,300,000 1,215,300,000 1,485,300,000 3,618,400,000 5,024,800,000 1,133,900,000 2005 663,600,000 3,594,100,000 1,028,300,000 1,256,500,000 1,917,000,000 4,482,300,000 5,924,000,000 862,900,000 2006 842,900,000 3,908,400,000 1,254,000,000 1,482,000,000 1,811,700,000 6,273,900,000 7,845,100,000 987,000,000 2007 1,243,400,000 5,340,400,000 1,555,000,000 2,289,900,000 2,234,400,000 7,613,700,000 10,104,500,000 1,700,500,000 2008 1,793,500,000 7,255,200,000 2,030,400,000 2,596,100,000 2,713,800,000 9,378,000,000 11,886,800,000 2,646,600,000 2009 2,064,500,000 6,976,400,000 1,681,600,000 2,504,700,000 2,076,300,000 4,248,400,000 11,355,800,000 3,009,400,000 2010 3,092,225,431 9,761,342,444 2,093,117,890 3,413,391,716 2,121,313,573 4,101,144,202 14,238,131,500 3,766,911,317 2011 4,715,450,000 13,175,930,000 2,832,410,000 3,919,720,000 2,285,650,000 6,390,580,000 16,927,760,000 4,529,220,000

Country China, P.R.: Hong Kong

China, P.R.:

Mainland Japan

Korea, Republic

of Malaysia Singapore Vietnam

1997 0.1290989 0.1207759 0.0076953 0.0005900 0.2569439 0.5968368 0.0000814 1998 0.1290989 0.1207919 0.0086505 0.0008306 0.2631579 0.6022282 0.0000720 1999 0.1286836 0.1207802 0.0097847 0.0008787 0.2631579 0.6002401 0.0000713 2000 0.1282709 0.1208109 0.0087032 0.0007908 0.2631579 0.5775339 0.0000689 2001 0.1282545 0.1208196 0.0075873 0.0007613 0.2631579 0.5402485 0.0000663 2002 0.1282380 0.1208123 0.0083403 0.0008430 0.2631579 0.5758710 0.0000649 2003 0.1288162 0.1208211 0.0093371 0.0008385 0.2631579 0.5879586 0.0000639 2004 0.1286422 0.1208240 0.0096043 0.0009661 0.2631579 0.6120700 0.0000634 2005 0.1289906 0.1239127 0.0084767 0.0009885 0.2645503 0.6008893 0.0000628 2006 0.1286256 0.1280623 0.0084069 0.0010755 0.2831658 0.6520605 0.0000623 2007 0.1281805 0.1369000 0.0087719 0.0010683 0.3024346 0.6938662 0.0000621 2008 0.1290239 0.1463143 0.0110193 0.0007940 0.2886836 0.6948305 0.0000589 2009 0.1289408 0.1464515 0.0108625 0.0008587 0.2920134 0.7125552 0.0000557 2010 0.1286256 0.1509913 0.0122775 0.0008812 0.3243068 0.7766990 0.0000528 2011 0.1287747 0.1587075 0.0128667 0.0008682 0.3147624 0.7688168 0.0000480 Phụ lục 2: Bảng tỷ giá

Country Concept 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 China, P.R. Hong Kong Exports 65.00 60.14 60.10 69.77 65.63 69.16 77.34 89.60 100.00 109.50 119.07 125.35 110.08 134.84 148.18 Imports 69.65 61.60 59.93 71.05 67.13 69.32 77.42 90.50 100.00 111.73 122.74 129.70 115.95 144.60 161.46 China, P.R.: Mainland Exports 23.99 24.11 25.58 32.71 34.92 42.73 57.51 77.87 100.00 127.22 159.83 187.50 157.72 207.13 249.25 Imports 21.54 21.25 25.11 34.08 36.89 44.71 62.52 85.01 100.00 119.93 144.84 171.40 152.10 211.48 263.99 Japan Exports 70.77 65.21 70.50 80.57 67.79 70.05 79.32 95.09 100.00 108.72 120.06 131.47 97.62 129.40 138.28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp natrex trong nghiên cứu sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá thực có hiệu lực của VN , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)