Áp dụng cho Việt Nam, như theo biểu đồ REER trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011 tồn tại 3 giai đoạn mà REER giảm, đó là các giai đoạn khủng hoảng tài chính Thái Lan năm 2003 và năm 2009.
Trong giai đoạn chịu ảnh hưởng cuộc khủng khoản Thái Lan từ năm 1998 đến năm 2000 thì hạn chế thanh khoản là rất cao vì nền kinh tế của Việt Nam vừa chưa có đủ sức mạnh nội tại cũng như phải đối mặt với khủng hoảng tài chính nên việc cho vay của các định chế được nhà nước quản lí gắt gao.
Vào năm 2003, việc tăng lãi suất đột ngột của các ngân hàng đã làm hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn vay. Thời gian này, hệ thống ngân hàng lúc nào cũng có dư hơn 10.000 tỷ để cho vay ngắn hạn, lãi suất quá cao nên
khơng ai vay. Từ đó hạn chế thanh khoản cao và kết quả là REER giảm mạnh. Năm 2009, đứng trước lượng tiền dư thừa 150.000 tỷ đồng trên thị trường, nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng dự trữ bắt buộc lên 11% từ đó dẫn đến việc lãi suất tăng lên và làm gia tăng hạn chế thanh khoản và rõ ràng trong thời gian năm 2009 thì REER giảm mạnh một lần nữa.
Từ 3 dữ liệu liên kết với thực tế trên, bài nghiên cứu có khả năng hồn tồn tin tưởng rằng LIQC có tác động vào REER và sự thay đổi của LIQC sẽ tỷ lệ nghịch với REER.
5.3. Phân tích biểu đồ và giải thích sự chênh lệch của REER và NATREX
Hình 5.2: Phân tích biểu đồ REER và NATREX
Nhìn vào biểu đồ bài nghiên cứu thấy từ năm 1998 đến năm 2000 đồng Việt Nam bị mất giá liên tục.
Đường NATREX và REER có xu hướng giảm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ từ năm 1995 đến năm 1997 thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%; năm 1999 chỉ tăng 4,77%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đăng ký năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD; năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD thì năm 1997 cịn gần 5,6 tỷ USD; năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD; năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD.
Lạm phát năm 1996 ở mức 4,5%; năm 1997 ở mức 3,6% thì năm 1998 lên mức 9,2%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%; 1996 tăng 1,2% thì năm 1997 tăng 14,2%; năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%; năm 1997 ở mức 26,6% đến năm 1998 chỉ còn 1,9%. Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6% thì năm 1997 chỉ cịn tăng 4%; năm 1998 giảm 0,8% và năm 1999 chỉ tăng 2,1%.
Chính do cuộc khủng hoảng nên giá trị đồng Việt Nam đã tụt dốc rất nhanh. Nếu so sánh với giá USD năm 1995 giảm 0,6%; 1996 tăng 1,2% thì năm 1997 tăng 14,2%; năm 1998 tăng 9,6%.
Vì giai đoạn khủng hoảng, giá trị đồng Việt Nam bị giảm sút mạnh do đó để đảm bảo tính an tồn cho nền kinh tế non trẻ của Việt Nam nên chính phủ đã áp dụng phương pháp neo theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Nhìn vào biểu đồ thì bài nghiên cứu nhận thấy rằng từ năm 2000 đến năm 2002 thì hai đường NATREX và REER ít biến động, đặc biệt là REER.
Nhưng vào năm 2003 thì REER giảm mạnh. Vào năm 2003 một lý do có thể giải thích cho vấn đề này là do ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất quá mạnh tay trong giai đoạn này. Chính việc lãi suất tăng quá cao đã làm cho giá trị đồng Việt Nam bị tụt giảm.
Từ năm 2004 trở đi đến năm 2007, việc kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định nên chính phủ Việt Nam đã ổn định được tỷ giá khá tốt. Trong giai đoạn này ít có sự biến động lớn về tỷ giá.
Năm 2007 do kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng, lượng FDI từ nước ngoài đổ vào Việt Nam là gia tăng nhu cầu nội tệ nên giá trị đồng Việt Nam năm 2007 đến năm 2008 có chiều hướng tăng lên.
Tuy nhiên, thế giới đã lâm vào cuộc đại khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ. Trong năm 2008 giá trị đồng USD bị tụt giảm nghiêm trọng, đứng trước tình hình đó, để cứu các doanh nghiệp xuất khẩu nên chính phủ ra tay bom tiền ra thị trường để làm tăng giá trị đồng USD. Và chính sách tài khóa của chính phủ Việt Nam đã đạt được mục đích ngoài mong đợi. Bên cạnh việc đẩy giá trị đồng USD cao trở lại thì chính phủ đã làm giảm giá đồng Việt Nam quá mức. Kết quả của việc bom tiền ra thị trường là trên thị trường dư thừa 150.000 tỷ đồng Việt Nam.
Chính điều này đã đẩy giá trị đồng Việt Nam giảm mạnh đồng thời gia tăng lạm phát chóng mặt.
Ngồi lý do chính sách tài khóa q tay của chính phủ, thì cơn khủng hoảng của nước Mỹ đã tác động vào Việt Nam. Các nhà đầu tư cố gắng rút vốn khỏi thị trường làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, điều này góp phần càng làm mất giá đồng Việt Nam.
Đứng trước tình hình mất giá liên tục, Ngân hàng nhà nước đã bán ra một lượng lớn USD làm giảm dự trữ ngoại hối để cứu đồng tiền Việt Nam nhưng tác động của điều này chỉ giúp kiềm lại sự mất giá chứ khơng thể đưa đồng Việt Nam tăng trở lại.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009 thì đồng Việt Nam liên tục bị mất giá do chính sách của chính phủ cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính rộng khắp.
Năm 2010 do các nguồn vốn FDI và ODA đổ vào thị trường Việt Nam nên đã phần nào kiềm hãm lại giá xu hướng đang lao dốc của đồng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009.
Trong năm 2010, FDI vào Việt Nam là 11 tỷ USD tăng 10% so với năm 2009. Bên cạnh đó ODA đổ vào Việt Nam với con số kỷ lục là 8 tỷ USD. Trên đà ổn định của năm 2010, năm 2011 được xem là thành cơng của chính
sách điều hành tỷ giá khi những ngày cuối năm, tỷ giá đi vào ổn định. Ngoại trừ “cú sốc” điều chỉnh tỷ giá tăng đến 9,3%; mức tăng mạnh nhất trong lịch sử của thị trường ngoại hối Việt Nam vào ngày 09/02 cộng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%, Ngân hàng Nhà nước cũng đã áp dụng các biện pháp hành chính khác như áp trần lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại từ 6% về còn dưới 2%, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý một loạt các giao dịch ngoại hối bất hợp pháp trên thị trường tự do. Tất cả những biện pháp hành chính mạnh tay đó cộng với chênh lệch lãi suất VND và USD cao đã giúp nguồn USD từ thị trường chuyển sang VND một cách hiệu quả, giúp bình ổn thị trường ngoại hối. Do đó, năm 2011 được xem là một năm thành cơng của chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước khi đồng Việt Nam đã giữ được việc không tăng quá 1% và giữ ở mức ổn định trong 3 tháng cuối năm.
5.4. Chênh lệch của REER và NATREX
Tại Việt Nam, mức độ chênh lệch giữa REER và NATREX không đáng kể. Trong khoản thời gian khảo sát từ năm 1997 đến năm 2011 thì chỉ có năm 2003 là chênh lệch nhiều nhất với mức chênh lệch là hơn 3% khi đồng Việt Nam bị định giá thấp hơn.
Với lượng kiến thức hiện tại, bài nghiên cứu sẽ phân tích độ chênh lệch của Việt Nam chủ yếu thơng qua yếu tố hạn chế thanh khoản (LIQC) và vào một số năm phù hợp.
Nếu đường REER cao hơn đường NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá cao. Nếu đường REER thấp hơn đường NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá thấp. Theo kiến thức lấy từ bài nghiên cứu của Trung Quốc có liên quan đến LIQC thì:
REER cao hơn NATREX khi có sự giảm mạnh LIQC REER thấp hơn NATREX khi có sự tăng mạnh LIQC Áp dụng vào Việt Nam:
Vào năm 2003, đường REER thấp hơn NATREX thì đồng Việt Nam bị định giá thấp. Như phân tích ở trên thì tại năm 2003 thì LIQC tăng lên khá cao. Do đó, đồng Việt Nam vào thời gian đó bị định giá thấp.
Vào giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2008, đường REER cao hơn NATREX thì đồng Việt Nam được đánh giá cao. Như phân tích ở trên thì vào thời kỳ từ năm 2007 đến năm 2008 là thời kỳ kinh tế phát triển khá tốt thì LIQC giảm đi nhiều. Do đó, đồng Việt Nam được đánh giá cao.
Vào giai đoạn 2009, đường REER thấp hơn NATREX thì đồng Việt Nam được đánh giá thấp. Như phân tích ở trên thì tại năm 2009 thì LIQC tăng lên khá cao và đồng Việt Nam bị định giá thấp.
5.5. Phân tích điểm phá vỡ cấu trúc năm 2005
Nhìn chung, năm 2005 là một năm có khá nhiều các biến động lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Điều đó đã dẫn đến việc định giá cao VND và gây
nên sự phá vỡ cấu trúc vào năm này. Có thể kể đến những các sự kiện kinh tế nổi bật như: tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn FDI và vượt đích ngoạn mục của xuất khẩu...
Tốc độ tăng trưởng trong năm 2005 về đích vững chắc với chỉ số 8,4% cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Do vậy, tổng kết kế hoạch 5 năm, giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 cho thấy, thành tích đạt được của năm nay đã giúp tốc độ tăng trưởng trung bình 5 năm đạt chỉ tiêu 7,5% chính phủ đề ra. Tiếp đến, việc Việt Nam đẩy mạnh cổ phần hóa, phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế thành công với trị giá 750 triệu USD, góp phần giảm bớt áp lực đáp ứng chi ngoại tệ từ hệ thống ngân hang và đặc biệt là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm 49% vốn trong một cơng ty niêm yết cũng đã có tác dụng thúc đẩy các luồng vốn đầu tư, nhất là luồng vốn đầu tư gián tiếp.
Dẫn chứng cho điều đó, số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên đến 4,5 tỷ USD, lớn gấp 6 lần mức chính phủ phát hành. Lợi lớn nhất vẫn là hình ảnh Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Kết quả của lần xuất ngoại trái phiếu Chính phủ đầu tiên khẳng định thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế. Mở ra cơ hội huy động vốn chủ động hơn cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh các nguồn hỗ trợ phát triển có xu hướng ngày càng hẹp hơn.
Năm 2005 cán cân thanh toán tổng thể ước thặng dư 1.900 triệu USD, cao hơn nhiều mức thặng dư năm 2004, góp phần tăng cường dự trữ quốc tế. Đồng thời cán câ vãng lai thặng dư 130 triệu USD ( khoảng 0,25% GDP), khác hẳn mức thâm hụt khá cao trong năm 2004( 2% GDP) và trong hai năm 2003,2002.
Bên cạnh đó, chuẩn bị cho lộ trình hội nhập tài chính, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã phát huy nội lực, tăng cường năng lực cạnh tranh bằng hàng loạt các chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại
biểu hiện ở mức thuế chung trong lĩnh vực nông nghiệp được thỏa thuận giảm xuống cịn 18% đến 20%, với lộ trình cắt giảm từ 3 năm đến 5 năm. Ngoài ra, Việt Nam đề xuất cắt giảm thuế quan xuống mức 18% đối với 10/11 lĩnh vực và 95/155 phân ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, tình trạng bong bóng chứng khốn và bất động sản ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 dẫn đến những bất ổn kinh tế vĩ mô một phần cũng do tự do hóa tài chính nhưng thiếu cơ chế giám sát. Dịng vốn gián tiếp chảy vào nền kinh tế đa phần là ngắn hạn và mang tính đầu cơ.
Một sự kiện khơng thể chối bỏ trong năm này đó là sự trở lại mạnh mẽ của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Năm 2005, cả nước thu hút được hơn 5,8 tỷ USD vốn FDI, tăng 25% so với năm 2004, vượt 29% so với kế hoạch và đạt mức cao nhất kể từ năm 1998. FDI phục hồi mạnh mẽ ngoài các lý do khách quan còn xuất phát từ những yếu tố chủ quan từ phía chính phủ Việt Nam như trong năm này Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật cải thiện môi trường đầu tư “Luật đầu tư” và “Luật doanh nghiệp”, tạo triển vọng lạc quan về sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thực hiện nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế thu nhập cá nhân cao nhất cho các cá nhân kinh doanh nước ngồi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường trách nhiệm nhà nước về việc hỗ trợ nhà đầu tư giả quyết các vấn đề thủ tục đất đai, xóa bỏ chế độ hai giá, xóa bỏ hạn chế chuyển nhượng vốn, miễn thuế nhập khẩu một số đầu vào sản xuất cho doanh nghiệp mới thành lập, xóa bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn FDI trong một số ngành... Như vậy, chính những yếu tố này góp phẩn thu hút nguồn đầu tư từ bên ngồi vào Việt Nam khá nhiều. Một khi đầu tư vào trong nước gia tăng thì địi hỏi một lượng cung nội tệ lớn, làm cho đồng nội tệ có xu hướng tăng giá. Tuy nhiên, Việt Nam thực hiện theo chế độ tỷ giá thả nổi có quản lí. Nên khi có bất kì biến động mạnh gây rối loạn trong nền kinh tế. Ngay lập tức sẽ có sự can thiệp từ phía chính phủ.
Trái với FDI, năm 2005 là một năm tương đối khó khăn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam do những rào cản thương mại từ các bạn hàng mậu dịch như kiện tụng chống bán phá giá, rào cản an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng kháng sinh... Tuy nhiên, bất chấp những thách thức, xuất khẩu năm 2005 vẫn “vượt dốc” thành công ở cả 2 khu vực. Khu vực kinh tế trong nước lần đầu tiên vượt qua mốc 13,4 tỷ USD, tăng khoảng 11,6%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi cịn tăng cao hơn, ước đạt 18,4 tỷ USD, tăng 26,9%. Do tăng cao hơn tốc độ chung nên tỷ trọng của khu vực này so với tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt 58%, cao hơn hơn tỷ trọng 54,7% của năm trước và gấp 30 lần so với năm 1998.
Điểm đáng ghi nhớ là năm 2005 Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế với trị giá 750 triệu USD, góp phần giảm bớt áp lực đáp ứng chi ngoại tệ từ hệ thống ngân hang. Ước tính lượng ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài dưới dạng tiền gửi của các ngân hang thương mại là 450 triệu USD.
Có thể nói năm 2005 là một năm nền kinh tế đã tăng trưởng khả quan, vững chắc, vượt qua những thách thức như nạn cúm gia cầm, tăng giá xăng dầu, các rào cản thương mại quốc tế...
Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng Anh:
1. Anderson and Jonathan, 2006, The Complete RMB Handbook, fourth edition, Hong Kong: UBS.
2. Augustine C. Arize, 1994, Cointegration Test of a Long-run Relation Between the Real Effective Exchange Rate and the Trade Balance,
International Economics Journal Volume 8 issue 3
3. Bénassy-Quéré, A., Duran-Vigneron, P., Lahrèche-Révil, A. and V. Mignon, 2004, Burden sharing and exchange-rate misalignments within the group of Twenty, pp.69-94, Institute of International Economics Special Report 17.
4. Bénassy-Quéré, A., Lahrèche-Révil, A. and V. Mignon, 2006, World consistent equilibrium exchange rates, CEPII Working Paper 2006-20,
December.
5. Bergsten and J. Williamson, eds., 2003, Dollar Adjustment: How Far? Against What?, Washington: Institute for International Economics.
6. Bosworth và Barry , 2004, Valuing the Renminbi, paper presented at the
Tokyo Club Research Meeting, February 9-10.
7. Cline, 2007, Estimating Reference Exchange Rates, Paper presented to a workshop at the Peterson Institute sponsored by Bruegel, KIEP, and the Peterson Institute, Feb.
8. Cline, W. R. and Williamson J, 2009, Estimates of Fundamental Equilibrium Exchange Rates, Institute of International Economics.
9. Connolly, M. and Devereux, J., 1995, The Equilibrium Real Exchange