2 .1Giới thiệu chung về cácđơnvịsựnghiệp cơnglậpở tỉnh Bình Dương
2.1.2 Chếđộ tàichínhcủađơnvị sựnghiệp
Nghị định số 10/2002 của chính phủ ngày 16/01/2002 quy định về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị SNCL
• Các đơn vị sự nghiệp có thu được phân loại như sau:
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí).
- Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí).
• Các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
• Các đơn vị sự nghiệp có thu được vay tín dụng ngân hàng hoặc Quỹ hỗ trợ phát triển để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức sản xuất cung ứng dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định
của pháp luật.
• Đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước theo quy định đối với đơn vị HCSN. Đối với tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, cung ứng dịch vụ đơn vị thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo chế độ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu do thanh lý tài sản thuộc nguồn ngân sách Nhà nước được để lại đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị của đơn vị.
• Đơn vị sự nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ có thu chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và được hưởng các quyền lợi về miễn, giảm thuế theo quy định hiện hành.
2.1.2.2 Nguồn tài chính và nội dung chi của đơn vị sự nghiệp
Nguồn tài chính 1. Ngân sách nhà nước cấp:
• Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí.
• Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.
• Kinh phí thanh tốn cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát...) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định.
• Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chế thuộc diện tinh giản.
• Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang, thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nguồn thu sự nghiệp của đơn vị:
• Phần được để lại từ số phí, lệ phí thuộc ngân sách Nhà nước do đơn vị thu theo quy định. Mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.
• Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do Thủ trưởng đơn vị quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
• Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Nguồn khác: theo quy định của pháp luật như viện trợ, vay nợ, quà biếu, tặng
(nếu có).
Nội dung chi:
• Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
• Chi hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ.
• Chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành và cấp cơ sở; chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện đơn đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát ...); chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có vốn nước ngồi theo quy định.
• Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định.
• Chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, chi thực hiện các dự án đầu tư theo quy định.
• Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao. • Các khoản chi khác.
Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định tùy theo nội dung và hiệu quả công việc trong
phạm vi nguồn tài chính được sử dụng.
Tiền lương, tiền cơng của người lao động
Khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm, Thủ trưởng đơn vị được xác định quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị, như sau:
1. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu bảo đảm một phần chi phí: Hệ số điều
chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
Trong phạm vi tổng quỹ tiền lương, tiền công được xác định theo mức trên, sau khi thống nhất với tổ chức Cơng đồn và được cơng khai trong đơn vị, Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi trả tiền lương, tiền công theo chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc trên nguyên tắc người nào, bộ phận nào có thành tích, có đóng góp làm tăng thu, tiết kiệm chi, có hiệu suất cơng tác cao thì được trả tiền lương, tiền cơng cao hơn.
Lập và chấp hành dự toán thu, chi
Đơn vị sự nghiệp có thu căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của năm trước liền kề lập dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi cơ quan quản lý cấp trên.
Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp có thu phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ vào dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện dự toán thu, chi của năm trước liền kề (sau khi loại trừ các yếu tố đột xuất, không
thường xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để xác định loại đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của nhà nước.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thẩm tra dự tốn thu, chi của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc và phê duyệt mức ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan tài chính các cấp của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương).
Trong thời gian được ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động ổn định, hàng năm đơn vị lập dự toán thu, chi gửi Bộ chủ quản (đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương), cơ quan chủ quản của địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương), Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để kiểm soát chi theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh dự toán thu, chi trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và gửi cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý.
Hàng năm, cơ quan tài chính thực hiện cấp phát kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, cuối năm chưa chi hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Trích lập và sử dụng các quỹ
• Trích lập các quỹ
Hàng năm, sau khi trang trải tồn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu (sau khi loại trừ kinh phí nghiên cứu khoa học; chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực
hiện tinh giản biên chế; vốn đầy tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của ngân sách Nhà nước; vốn vay, viện trợ) và phần chi tương ứng, đơn vị được trích lập các quỹ: Qũy Dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ Khen thưởng, Quỹ Phúc lợi và Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị quyết định, sau khi thống nhất với tổ chức Cơng đồn của đơn vị và được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Trích lập Quỹ Dự phịng ổn định thu nhập.
2. Trích lập 2 Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình qn trong năm.
3. Trích lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 qũy nêu trên.
• Sử dụng các quỹ
1. Qũy Dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
2. Quỹ Khen thưởng được dùng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi Quỹ khen thưởng sau khi thống nhất với tổ chức Cơng đồn đơn vị.
3. Quỹ Phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các cơng trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng Quỹ phúc lợi sau khi thống nhất với tổ chức Cơng đồn đơn vị.
4. Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ
giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong đơn vị. Việc sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật.
2.2 Quy định lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
2.2.1 Những quy định pháp lý chi phối quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập.
2.2.1.1 Luật ngân sách nhà nước
Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá XI và các văn bản dưới luật gồm Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và Thông tư số 59/2003/TT-BTC ban hành các quy định và hướng dẫn về việc lập dự toán, kế tốn, kiểm tốn và quyết tốn NSNN, trong đó quy định các đơn vị có nhiệm vụ thu, chi NSNN tổ chức hạch tốn kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng các nội dung trong dự toán năm được giao và theo Mục lục NSNN, số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được kho bạc nhà nước nơi giao dịch xác nhận. Những quy định này đã ảnh hưởng đáng kể đến quy định lập và trình bày BCTC của đơn vị SNCL trong các văn bản pháp luật về sau.
2.2.1.2 Luật kế toán
Hiện nay luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội thông qua vào ngày 17/06/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành vào 01/01/2004. Văn bản pháp lý này quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng chuẩn mực kế toán.
Luật kế toán Việt Nam đã quy định khá chi tiết về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế toán và quản lý nhà nước. Trong đó các nội dung liên quan đến BCTC được quy định cụ thể trong mục 3 chương II từ điều 29 đến điều 34 đề cập về BCTC, về việc lập và nộp
BCTC cũng như nội dung cơng khai, hình thức, thời hạn cơng khai và kiểm tốn BCTC.
Sau đó Chính phủ cũng đã ban hành 2 nghị định hướng dẫn : nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 “ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước” và nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 01/11/2004 “ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán” để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt luật kế toán và các văn bản pháp lý về kế tốn khác, trong đó điều 10 của NĐ 185/2004/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt đối với việc vi phạm các quy định về BCTC và cơng khai BCTC.
2.2.1.3 Chế độ kế tốn HCSN
Chế độ kế toán HCSN được ban hành kèm theo quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được xây dựng và ban hành trên cơ sở Luật NSNN, Luật kế tốn và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN.
Chế độ kế toán HCSN bao gồm những quy định và hướng dẫn về kế tốn trong một lĩnh vực hoặc một số cơng việc cụ thể. Chế độ kế toán HCSN bao gồm năm phần: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán; hệ thống BCTC; và các sơ đồ kế tốn chủ yếu.
Ngồi ra còn các văn bản pháp luật liên quan đến đơn vị SNCL như sau:
• Thơng tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 sửa đổi bổ sung quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006
• Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy tài chính đối với đơn vị SNCL.
• Quyết định 202/2006/QĐ-TTg ngày 31 tháng 08 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị SNCL.
• Nghị định 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 quy đinh việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị SNCL, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.
quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị SNCL, ban hành kèm theo quyết định số 202/2006/QĐ-TTG ngày 31/8/2006 của thủ tướng chính phủ.
• Thơng tư 35/2007/TT-BTC ngày 10 tháng 04 năm 2007 hướng dẫn thực hiện nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của chính phủ quy đinh việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị SNCL, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.
• Thơng tư 113/2007/TT-BTC ngày sửa đổi bổ sung thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/08/2006 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL.
• Thơng tư 140 /2007/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn kế toán áp dụng cho cơ sở ngồi cơng lập.
• Quyết định 141/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2008 về việc ban hành quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị SNCL.
• Thơng tư 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 07 năm 2010 quy định chế độ cơng tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị SNCL.
• Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của chính phủ về doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ.
• Thơng tư 128/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở y tế cơng lập.
• Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cơng lập.
nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Trong khi đó cơ sở chính để nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán HCSN của Việt Nam là luật NSNN và chính sách quản lý tài chính cơng thì lại có nhiều điểm khác biệt so với các nước phát triển địi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nghiên cứu, cũng như bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thông lệ chung, và để làm nền tảng pháp lý vững chắc cho việc nghiên cứu, xây dựng và cơng bố Chuẩn mực kế tốn cơng, bởi vì chuẩn mực kế tốn cơng là nơi chứa đựng những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản, là những quy định, hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện cơng việc kế tốn và trình bày các thơng tin trên BCTC để đảm bảo tính minh bạch của thơng tin.
2.2.1.4 Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
1/ Khái niệm: Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước là bảng phân loại các khoản thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức Nhà nước, ngành kinh kế và các mục đích kinh tế do Nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ cho công tác lập, điều hành, quản lý, kế toán và quyết toán cũng như phân tích các hoạt động tài chính thuộc khu vực nhà nước.
Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước hoàn chỉnh phải phản ánh được tất cả các giao dịch về thu, chi ngân sách nhà nước theo hệ thống tổ chức, theo ngành kinh tế quốc dân và theo nội dung kinh tế.
2/ Vai trò và yêu cầu của hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước:
Một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý ngân sách nhà nước của một quốc gia đó là sử dụng công cụ Mục lục Ngân sách nhà nước. Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước có bao quát được các hoạt động kinh tế và các giao dịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý số liệu mới đầy đủ; từ đó cung cấp thơng tin đầy đủ, kịp thời cho cơng tác lập dự tốn ngân sách nhà nước, điều hành, quản lý, kiểm soát ngân sách nhà nước; đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ việc đề ra các quyết định phát triển kinh tế – xã hội.
nước ở Việt Nam là phải:
- Đáp ứng yêu cầu quản lý, phân cấp ngân sách của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, thể hiện được các khoản thu, chi thống nhất của tài chính cơng, giúp cho việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
- Cung cấp thông tin về thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước theo từng ngành kinh tế quốc dân, cũng như theo các chương trình, mục tiêu, dự án quốc gia và theo