Kiểm định các khuyết tật cho mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Kiểm định các khuyết tật cho mơ hình

Bước tiếp theo tác giả thực hiện việc chạy mơ hình hồi quy OLS trong trường hợp khơng xét tính sở hữu của ngân hàng. Sau khi chạy mơ hình OLS, tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cho các biến nghiên cứu. Để đảm bảo rằng, ko có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và kết quả thu được từ các mơ hình là chính xác.

Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4.3 Bảng kiểm định VIF cho biến ROA, ROE, NIM

TÊN BIẾN ROA ROE NIM

VIF 1/VIF VIF 1/VIF VIF 1/VIF

ME 1.41 0.706850 1.41 0.706850 1.43 0.701468 INF 1.27 0.788617 1.27 0.788617 1.28 0.781582 AQ 1.26 0.796583 1.26 0.796583 1.26 0.795253 GDP 1.18 0.844781 1.18 0.844781 1.18 0.847864 CA 1.17 0.851957 1.17 0.851957 1.17 0.855703 LM 1.15 0.868678 1.15 0.868678 1.15 0.867492 Trung bình VIF 1.24 1.24 1.24 Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA

Quan sát kết quả thu được từ bảng 4.3 tác giả nhận thấy các giá trị hệ số VIF đều rất thấp, với giá trị VIF cao nhất là 1.43. Điều này có thể kết luận rằng mơ hình nghiên cứu thực nghiệm của tác giả không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cho từng biến nghiên cứu.

Lựa chọn mơ hình nghiên cứu FEM và REM

Sau khi đã kiểm tra tính đa cộng tuyến giữa các biến nghiên cứu và đảm bảo kết quả của mơ hình OLS là khơng bị tác động bởi hiện tượng đa cộng tuyến.

Tiếp theo tác giả chạy hai mơ hình hồi quy được phát triển từ mơ hình OLS là FEM và REM cho các biến nghiên cứu ROA, ROE và NIM. Và tác giả dùng kiểm định Hausman nhằm lựa chọn ra mơ hình nghiên cứu phù hợp nhất giữa FEM và REM, với các giả thiết như sau:

H0: mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM H1: mơ hình FEM phù hợp hơn mơ hình REM Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausman

Biến phụ thuộc Chi bình phương (X2) P_value

ROA 0.64 0.9957

ROE 2.42 0.8772

NIM 4.23 0.6451

Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA

Từ kết quả của bảng 4.4, tác giả nhận thấy cả 3 biến phụ thuộc ROA, ROE và NIM khi chạy kiểm định Hausman đều cho kết quả giống nhau với p_value > 0.05 (mức ý nghĩa 5%) từ đó có thể nói rằng giả thiết H1 bị bác bỏ trong việc lựa chọn mơ hình, đồng nghĩa với việc giả thiết H0 được chập nhận với nhận định mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình FEM.

Sau khi đã lựa chọn được mơ hình nghiên cứu phù hợp, tác giả tiến hành kiểm tra các khuyết tật còn lại của mơ hình nghiên cứu là phương sai thay đổi và sự tự tương quan.

Kiểm định phương sai thay đổi

Tác giả thực hiện kiểm định phương sai thay đổi của hai mơ hình nghiên cứu cho các biến ROA, ROE, NIM bằng kiểm định White cho mơ hình OLS và phương pháp kiểm định Larangian cho mơ hình REM. Để có thể xác định được khuyết tật của mơ hình tác giả cũng đưa ra hai giả thuyết như sau:

H0: mơ hình khơng có hiện tượng phương sai thay đổi H1: mơ hình có hiện tượng phương sai thay đổi

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Mơ hình

Biến nghiên cứu

Chi bình phương (X2) P_value Pooled OLS ROA 95.14 0.0000 ROE 42.28 0.0309 NIM 55.91 0.0009 REM ROA 88.28 0.0000 ROE 207.20 0.0000 NIM 127.40 0.0000

Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA Kết quả thu được từ mơ hình nghiện cứu cho ta thấy tất cả các giá trị p_value thu được đều nhỏ hơn 0.05 (mức ý nghĩa 5%). Do đó, ta có thể kết luận rằng, có tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi trong mơ hình nghiên cứu.

Kiểm định sự tự tương quan

Bến cạnh khuyết tật về hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả của mơ hình nghiên cứu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tự tương quan. Để kiểm tra tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Wooldridge và cũng với các giả thiết được đưa ra như sau:

H0: Mơ hình khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan H1: Mơ hình có xảy ra hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định sự tự tương quan

Mơ hình Biến nghiên cứu Giá trị F P_value

Pooled OLS ROA 15.393 0.0601 ROE 25.446 0.0577 NIM 61.163 0.0911 REM ROA 15.393 0.0601 ROE 25.446 0.5077 NIM 61.163 0.0911

Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA Kết quả thu được từ bảng 4.6, cho thấy các giá trị p_value đều cho giá trị lớn hơn 0.05 (múc ý nghĩa 5%). Nên ta có thể kết luận giả thiết H0 được chấp nhận, tức là mơ hình nghiên cứu khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Sau khi đã xác định được các khuyết tật của mơ hình nghiên cứu. Tác giả tiến hành khắc phục các khuyết tật của mơ hình bằng phương pháp GLS cho từng biến phụ thuộc. Và tác giả tiến hành so sánh các kết quả thu được từ những mơ hình GLS cho các biến ROA, ROE, NIM và đưa ra nhận định về sự tác động của biến độc lập tới các biến phụ thuộc trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)