Kết quả mơ hình hồi quy (1) – không xét đến tính sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Kết quả mơ hình hồi quy (1) – không xét đến tính sở hữu

Mơ hình hồi quy 1:

πit = α0 + α1CAit + α2AQit + α3MEit + α4LMit + α5GDPit + α6INFit + ɛit

Bảng 4.7 Kết quả các mơ hình hồi quy GLS

ROA ROE NIM

AQ -0.00715 -0.00278 -0.0173 [-0.74] [-0.02] [-0.38] CA 0.0175*** -0.547*** 0.0845*** [5.75] [-16.27] [7.06] LM 0.000121 0.0100 0.00789*** [0.21] [1.38] [3.35] ME 0.0335*** 0.341*** 0.0125*** [31.27] [24.97] [2.78] GDP -0.0439** -0.648** -0.0712 [-2.13] [-2.40] [-0.80] INF -0.000655 0.0510* 0.000681 [-0.34] [1.93] [0.08] _cons 0.109 6.440*** 1.813*** [0.78] [4.66] [2.92] N 278 278 275 R-sq t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: tác giả trích xuất từ STATA Kết quả hồi quy của bảng 4.7 cho thấy rằng các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế và các yếu tố nội tại của ngân hàng đều có tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM trong nước và NHTM nước ngồi có chi nhánh tại Việt Nam.

Quan sát kết quả thu được, tác giả thấy rằng các biến nội tại của ngân hàng đều có ý nghĩa quan sát cao. Trong đó:

Biến hệ số an tồn vốn (CA): có mối tương quan cùng chiều với biến ROA

khi tỷ suất sinh lợi trên tài sản của các NHTM tăng lên thì độ an toàn về vốn của các ngân hàng cũng sẽ tăng lên tương ứng và tương tự cho biến lãi ròng của ngân hàng, khi thu nhập của ngân hàng tăng lên đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động hiệu quả và sẽ đảm bảo độ an toàn về vốn từ đó làm tăng khả năng sinh lời cho các ngân hàng. Đây là một biến có ý nghĩa tích cực với khả năng sinh lời của các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngoài ra biến hệ số an toàn vốn cũng thể hiện mối tương quan ngược chiều với biến quan sát ROE, điều này cũng giải thích được rằng khi nguồn vốn huy động của các ngân hàng tăng lên để đảm bảo độ an toàn về vốn (hay CA tăng) thì các NHTM sẽ đầu tư vốn của mình vào các kênh đầu tư an tồn như các khoản vay hay các chứng khốn có rủi ro thấp hơn, từ đó làm cho lợi nhuận thu được trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm xuống, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, điều này cũng đúng với nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Bouwman, 2009.

Biến hiệu quả quản lý (ME) cho thấy được mối tương quan cùng chiều ở cả

ba mơ hình nghiên cứu thực nghiệm. Điều này cho thấy rằng khi các NHTM được quản lý một cách hiệu quả thì sẽ làm giảm được các chi phí hoạt động của ngân hàng và làm tăng khả năng sinh lời của các NHTM. Do đó, việc các ngân hàng đưa ra các chính sách hoạt động đúng đắn sẽ quyết định khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Ngược lại, khi các ngân hàng không đưa ra được chính sách hoạt động tốt hay đưa ra một chính sách hoạt động sai lầm sẽ làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng do chi phí tăng cao và lợi nhuận thu được trên tài sản (ROA) sẽ giảm hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng giảm do nguồn vốn không được sử dụng một cách hiệu quả. Từ đó làm cho lãi ròng của ngân hàng (NIM) giảm xuống và làm cho khả năng sinh lời của ngân hàng cũng sẽ giảm theo.

Bên cạnh các biến nội tại thể hiện ý nghĩa quan sát cao với khả năng sinh lời của ngân hàng thì biến vĩ mơ của nền kinh tế cũng thể hiện ý nghĩa quan sát của mình với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Cụ thể:

Biến tổng sản phảm quốc nội (GDP) cho thấy mối quan hệ tương quan ngược

chiều với biến ROA và biến ROE với mức ý nghĩa quan sát ở cả hai mơ hình là 5%. Tuy mức ý nghĩa quan sát chỉ ở mức tương đối nhưng cũng cho thấy rằng, khi tốc độ tăng trưởng của GDP tăng lên sẽ làm gia tăng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Khi đó, các ngân hàng sẽ là nơi tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp này và khi đó số lượng các khoản vay của ngân hàng sẽ tăng lên. Nếu các ngân hàng không quản lý tốt khoản vay của mình thì các khoản vay sẽ không đạt hiệu quả và sẽ làm tăng tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Từ đó làm giảm khả năng sinh lời của nguồn vốn huy động và làm giảm khả năng sinh lời của tài sản. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Các biến nghiên cứu còn lại của tác giả liên quan đến yếu tố nội tại của ngân hàng như như tỷ lệ nợ xấu (AQ), tính thanh khoản (LM) khơng thể hiện ý nghĩa thống kê của mình. Cũng như biến liên quan đến yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như biến lạm phát (INF) chưa cho thấy được sự tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Riêng với biến ROE có thể hiện mối tương quan ở mức ý nghĩa quan sát là 10% (mức quan sát thấp).

Điều này cho thấy rằng chưa có bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng các biến nội tại ngân hàng như AQ, LM hay biến vĩ mô của nền kinh tế như INF có sự tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng kết quả mà tác giả thu được vẫn cịn chưa xét đến tính sở hữu của các ngân hàng. Do đó, kết quả nghiên cứu thu được có thể sẽ thay đổi và có thể các biến này sẽ thể hiện mối tương quan của mình với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Để biết được tính sở hữu của các ngân hàng có ảnh hưởng đến kết quả mơ hình nghiên cứu hiện tại của tác giả hay không. Tác giả sẽ tiến hành chạy mơ hình hồi quy

GLS có xét thêm một yếu tố mới liên quan đến tính sở hữu của các NHTM với các giả thiết đã được đề cập trong mơ hình (2) của chương 3.

Tác giả cũng tiến hành các bước chạy mơ hình hồi quy giống như với mơ hình (1) và tác giả cũng sử dụng các kiểm định khuyết tật cho mơ hình (2) giống như mơ hình (1). Để đảm bảo kết quả thu được từ mơ hình (2) chỉ bị tác động bởi duy nhất một yếu tố liên quan đến tính sở hữu của ngân hàng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)