Sơ đồ quang học quan sát phổ hấp thụ và phổ tán sắc

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ nghiên cứu tính chất quang của nguyên tử Rubi. (Trang 88 - 90)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Sơ đồ nguyên lý các phép đo phổ của hệ thí nghiệm

2.3.1. Sơ đồ quang học quan sát phổ hấp thụ và phổ tán sắc

2.3.1.1. Sơ đồ quang học quan sát phổ hấp thụ

Từ sơ đồ nguyên lý chung Hình 2.14, sơ đồ quan sát phổ hấp thụ được bố trí đơn giản như trong Hình 2.33. Để quan sát phổ hấp thụ của nguyên tử, chúng ta chỉ cần sử dụng laser DL1. Chùm laser phát ra từ DL1 tới bản tách chùm BS1, ở đây chùm tia phản xạ tới BS3 sau đó qua buồng mẫu chứa khí nguyên tử Rubi và đến Photodetector PD1. Chùm laser DL1 đóng vai trị là chùm dị, do đó cường độ của nó phải nhỏ hơn cường độ bão hịa của dịch chuyển D2 của nguyên tử Rb. Trong hệ thí nghiệm này, chúng tơi giữ cường độ chùm dị khoảng 50 W/cm2. Cường độ của chùm laser dị có thể thay đổi bằng

cách thay đổi góc phân cực của bản phân cực P1 hoặc bộ lọc trung hòa ND1. Chùm laser truyền qua bản tách chùm BS1, tới bản tách chùm BS2, một phần phản xạ tới giao thoa kế Fabry-Pérot. Tín hiệu của giao thoa kế này được ghi lại bằng Photodetector PD2 dùng để định cỡ tín hiệu phổ thu được.

Hình 2.33 Sơ đồ quang học quan sát phổ hấp thụ.

2.3.2.2. Sơ đồ quang học quan sát phổ tán sắc

Sơ đồ quang học quan sát phổ tán sắc được bố trí như trên Hình 2.34 với các thiết bị quang tương tự như trong sơ đồ quan sát phổ hấp thụ. Tuy nhiên, để quan sát phổ tán sắc chúng tơi mở khóa S1 để tạo thành giao thoa kế Mach- Zehnder. Lúc này, tín hiệu phổ tán sắc của chùm dò được thu trên Photodetector PD1 là tín hiệu phổ giao thoa của ánh sáng trên hai nhánh của giao thoa kế Mach-Zehnder.

Hình 2.34 Sơ đồ quang học quan sát phổ tán sắc.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ nghiên cứu tính chất quang của nguyên tử Rubi. (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w