Lễ hội đâm trâu là một lễ hội khá phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun và ở phía Bắc của vùng Đơng Nam Bộ.
Lễ hôi này được diễn ra vào lúc nông nhàn (khi mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới), tức vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch. Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, con Trâu thường được sử dụng làm vật tế thần linh bởi chúng biểu tượng cho sự phồn thịnh.
Sau các nghi thức cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa sân. Tất cả già, trẻ, trai gái trong bản cùng nhảy múa trong tiếng nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu được trang bị giáo mác và đều là những chàng trai trẻ, sẽ vào sân để bắt đầu tiến hành đâm trâu. Thịt trâu được người dân trong buôn chia sẻ nhau để ăn mừng.
Page 155
Lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ. Lễ hội này được tổ chức từ đêm ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm.
Trong những ngày lễ diễn ra tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam (tỉnh An Giang), nhiều hoạt động văn hóa như múa bóng, hát bội diễn ra.
Đêm ngày 23, nghi thức tắm Bà diễn ra. Sau đó tượng Bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Lễ vía Bà hàng năm được tổ chức cùng các lễ hội dân gian, cầu tài lộc, kết hợp với các địa điểm du lịch ở núi Sam và các di tích lịch sử xung quanh như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An…