- Người học phải nắm vững những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tơn giáo
BÀI 4: PHÂN VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM Giới thiệu:
Giới thiệu:
Bài học này cung cấp các kiến thức về những đặc trưng văn hóa các vùng miền ở Việt Nam trong điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng miền đó
Mục tiêu:
- Hiểu được đặc trưng của vùng văn hóa Bắc bộ và những giá trị văn hóa - lịch sử cơ bản.
- Nêu được những nội dung cơ bản của văn hóa Tây Bắc và đặc trưng của văn hóa Thái.
- Trình bày được những giá trị văn hóa – lịch sử của vùng Việt Bắc và mối liên hệ với vùng văn hóa Tây Bắc.
- Nêu được những đặc điểm văn hóa Trung bộ và so sánh được những giá trị văn hóa với các vùng khác ở Việt Nam.
- Mơ tả được đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên và những giá trị văn hóa tinh thần nổi bật.
- Trình bày được vùng văn hóa Nam bộ và những đóng góp của văn hóa Nam bộ đối với văn hóa Việt Nam
Nội dung chính:
1.Điều kiện tự nhiên Việt Nam
Nước Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và vương quốc Campuchia, đông và nam giáp Biển Đơng (Thái Bình Dương), có diện tích 329.600 km2 đất liền, gần 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo. Từ thời cổ sinh của trái đất (cách ngày nay từ 185 - 520 triệu năm) đây đã là một nền đá hoa cương, vân mẫu và phiến ma nham vững chắc, tương đối ổn định. Vào kỷ thứ ba của thời tân sinh (cách ngày nay khoảng 50 triệu năm) toàn lục địa châu Á được nâng lên và sau nhiều biến động lớn của quả đất, dần dần hình thành các vùng
Page 158
đất của Đông Nam Á. Nhiều giả thuyết khoa học cho rằng, vào thời kỳ đó Việt Nam và Inđơnêxia cịn nối liền nhau trên mặt nước biển về sau do hiện tượng lục địa bị hạ thấp nên có biển ngăn cách như ngày nay.
Sự hình thành lâu đời và bền vững của lục địa châu Á đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ra đời của con người và xã hội trong khu vực. Năm 1892, nhà bác học Hà Lan Ơgien Duy boa (Engène Dubois) đã tìm thấy hài cốt của người vượn Java, sống cách đây khoảng 180 vạn năm. Việc phát hiện hài cốt người nguyên thủy trong các thập niên qua đã chứng tỏ rằng Đông Nam Á là một trong những quê hương của loài người. Một số di cốt của người nguyên thuỷ cùng các công cụ đá của họ được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam xác nhận trên cách đây hàng vạn năm, đã có những tập đoàn người nguyên thuỷ sinh sống trên đất nước ta.
Vị trí thuận lợi của Việt Nam từ xa xưa cũng đã góp phần quan trọng vào việc giao lưu của các nền văn hóa Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và sau này với các nền văn hóa phương Tây.
Địa hình vùng đất liền của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra (Bắc
bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc tương đối phức tạp. Rừng núi trải dài từ biên giới Việt Trung cho đến tây Thanh Hóa với nhiều núi cao như Phanxipăng (3.142m), nhiều khu rừng nhiệt đới, và nhiều dãy núi đá vơi như Cao Bằng, Bắc Sơn, Hịa Bình, Ninh Bình, Phong Nha - Kẻ Bàng ... với hàng loạt hang động, mái đá. Cùng với nhiều loại thực vật khác nhau, rừng Việt Nam cịn có hàng trăm giống thú vật quý hiếm; nhiều loại đá, quặng, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển con người.
Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây về giải đồng bằng hẹp ven biển. Vùng đất đỏ Tây Nguyên ,vùng ven biển Trung bộ và cực nam Trung bộ, nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam là khu vực nơng nghiệp trù phú, có điều kiện khai thác thuỷ, hải sản hết sức thuận lợi.
Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng trăm mét.
Page 159
Việt Nam có nhiều sơng ngịi. Hai con sơng lớn Hồng Hà và Cửu Long bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sơng Cửu Long. Việt Nam cịn có hệ thống sơng ngịi phân bổ đều khắp từ bắc tới nam với lưu vực lớn, nguồn thuỷ sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện dồi dào thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh lúa nước lâu đời của người Việt bản địa.
Biển Việt Nam bao bọc phía đơng và nam đất liền nên từ lâu đời được người Việt Nam gọi là biển Đơng. Việt Nam có khoảng 3.200 km bờ biển, 700.000 km2 thềm lục địa với nhiều đảo, quần đảo như: Hồng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Cơn Sơn Biển đơng là một phần của Thái Bình Dương với diện tích 3.447.000 km2, là biển lớn hàng thứ ba trong số các biển có trên bề mặt Trái Đất, kéo dài khoảng từ vĩ độ 30 Bắc (eo Gaspo) tới vĩ độ 26o Bắc (eo Đài Loan) và từ kinh độ 100) Đông (cửa sông Mê nam, vịnh Thái Lan) tới kinh độ 12/ơ Đơng (eo Minđơrơ). Bờ phía bắc và phía tây của Biển Đơng bao gồm : một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc, Việt Nam , Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđơnêxia. Bờ phía đơng là vòng cung đảo kéo đài từ Đài Loan qua quần đảo Philippin đến Calimantan, khiến cho Biển Đông gần như khép kín.
Phần biển Đơng của Việt Nam là ngư trường phong phú và là con đường giao lưu hàng hải quốc tế rất thuận lợi nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam là những điểm du lịch hấp dẫn có di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trong nước biển và thềm lục địa của Việt Nam có nhiều tài nguyên quý. Từ lâu đời nhà nước Việt Nam đã khẳng định chủ quyền đối với biển Đông, các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và nhiều đảo khác trên biển. Kinh tế biển là nguồn sống lâu đời của nhân dân ta, là thế mạnh của dất nước ta trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Nằm trong khoảng 8"30' - 23"22' độ vĩ bắc với một chiều dài khoảng 1650 km, Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đởi gần xích đạo. Nhờ gió mùa hàng năm, khí hậu điều hòa, ẩm, thuận lợi eho sự phát triển của sinh vật. Miền Bắc, khí hậu ẩm, độ chênh lớn: ở Hà Nội, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 12 độ 5, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29 độ 3. Miền Trung, như Huế, nhiệt độ chênh lệch
Page 160
dao động trong khoảng 20 m- 30 độ c. Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiệt độ chênh lệch giảm dần dao động giữa 26 - 29,8 độ C ... Những tháng. 6,7,8 ở Bắc và Trung bộ là tháng nóng nhất, trong lúc ở Nam bộ,nhiệt độ điều hòa hơn. Mùa xuân, mùa hạ, mưa nhiều, lượng nước mưa trong năm có khi lên rất cao: Hà Nội năm 1926 là 2,741 mm, Huế lượng mưa trung bình là 2.900 mm, thành phố Hồ Chí Minh trung bình là 2.000 mm mỗi năm.
Là một quốc gia ven biển Việt Nam có nhiều thuận lợi về địa hình, khí hậu, động thực vật nhưng cũng là quốc gia có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới và gió mùa đơng bắc, gây khơng ít khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người.