Hình cắt: là hình biểu diễn phần cịn lại của vật thể, sau khi đã tưởng tượng cắt đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

Một phần của tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 26 - 29)

tượng cắt đi phần vật thể ở giữa mặt phẳng cắt và người quan sát.

4.3.2.1Phân loại hình cắt.

Các hình cắt được chia ra như sau:

- Hình cắt đứng, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng (hình 4.42).

Hình 4.42

- Hình cắt bằng, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu bằng (hình 4.43).

Hình 4.43

- Hình cắt dọc, nếu mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu cạnh(hình 4.44).

Hình 4.44

- Hình cắt phức tạp, nếu dùng hai mặt phẳng cắt trở lên. Hình cắt phức tạp được chia ra:

+ Hình cắt bậc, nếu các mặt cắt song song với nhau (A-A hình 4.45). + Hình cắt xoay, nếu các mặt phẳng cắt giao nhau (A-A hình 4.46).

Hình 4.45 Hình 4.46

Để thể hiện cấu tạo bên trong một phần nhỏ của vật thể, người ta dùng hình cắt riêng của bộ phận đó, gọi là hình cắt riêng phần (hình 4.47).

Hình 4.47

Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, cho phép trên một hình biểu diễn có thể ghép một phần hình chiếu với một phần hình cắt hoặc ghép các phần cắt với nhau (hình 4.48).

Hình 4.48 4.3.2.2 Ký hiệu và qui ước về hình cắt.

Trên các hình cắt cần có những ghi chú về vị trí mặt phẳng cắt, hướng nhìn và ký hiệu tên hình cắt.

- Vị trí mặt phẳng cắt được đánh dấu bằng nét cắt (nhát cắt). Nét cắt đặt ở vị trí bắt đầu, kết thúc và chỗ giao nhau của các mặt phẳng cắt.

- Nét cắt đầu và nét cắt cuối đặt bên ngồi hình biểu diễn và có mũi tên chỉ hướng chiếu, bên cạnh mũi tên có ký hiệu bằng chữ cái in hoa.

- Phía trên hình cắt có ghi ký hiệu bằng hai chữ hoa tương ứng với chữ ghi ở cạnh mũi tên. Giữa các chữ có gạch nối, dưới các chữ có gạch chân.

Dưới đây là những qui định cho từng loại hình cắt:

Trong mọi trường hợp, hình cắt bậc và hình cắt xoay đều phải có ghi chú về hình cắt.

Trong các trường hợp trên, nếu mặt phẳng cắt đồng thời là mặt phẳng đối xứng của vật thể thì khơng cần ghi chú gì về hình cắt.

Trên các hình cắt, các phần tử như nan hoa của vô lăng, thành mỏng, gân v.v. được qui định không vẽ ký hiệu vật liệu trên mặt cắt của chúng, khi chúng bị cắt dọc (hình 4.49).

Nếu trên các phần tử này có lỗ, rãnh v.v. cần phải thể hiện thì dùng hình cắt riêng phần (hình 4.50).

Hình 4.49 Hình 4.50

Một phần của tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)