Cách vẽ và cách đọc hình cắt

Một phần của tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 29 - 31)

a. Cách vẽ hình cắt.

Tuỳ theo đặc điểm, cấu tạo và hình dạng của phần vật thể mà chọn loại hình cắt cho thích hợp. Khi vẽ, trước hết phải xác định rõ vị trí của mặt phẳng cắt và hình dung được phần vật thể cịn lại để vẽ hình cắt rồi vẽ theo trình tự sau (hình 4.51).

- Vẽ các đường bao ngồi của vật thể (hình 4.51a)

- Vẽ phần cấu tạo bên trong của vật thể như lỗ, rãnh (hình 4.51b). - Các đường gạch ký hiệu vật liệu trên mặt cắt (hình 4.51c). - Viết ghi chú cho hình cắt nếu có.

a. b. c.

Hình 4.51

b. Cách đọc hình cắt.

Cách đọc hình cắt cũng tương tự như cách đọc hình chiếu. Song cần chú ý đặc điểm của hình cắt là dùng mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt vật thể để thể hiện hình dạng bên trong của vật thể. Trình tự đọc hình cắt như sau:

- Xác định vị trí mặt phẳng cắt phải căn cứ vào ghi chú về hình cắt mà xác định vị trí của mặt phẳng cắt. Trường hợp khơng có ghi chú về hình cắt thì mặt phẳng cắt được xem như trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và song song với mặt phẳng hình chiếu. Ví dụ hình 4.52, hình cắt đứng có mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng.

Hình 4.52

- Hình dung hình dạng cấu tạo bên trong của vật thể, căn cứ theo các đường gạch gạch trên hình cắt để phân biệt cấu tạo bên trong và phần tiếp xúc với mặt phẳng cắt. Để hình dung hình dạng bên trong của vật thể, ta kết hợp dùng cách phân tích hình dạng với cách gióng đối chiếu giữa các hình biểu diễn như hình 4.53a, b.

a. b.

Hình 4.53

- Hình dung tồn bộ hình dạng của vật thể sau khi phân tích hình dạng của từng phần phải tổng hợp lại để hình dung tồn bộ vật thể (hình 4.54).

Hình 4.54

Một phần của tài liệu Giáo trình Vẽ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Tổng cục Dạy nghề (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)