Sử dụng chuẩn giao tiếp cận từ trường NFC Near Field Communication

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại di động: Phần 2 (Trang 54 - 59)

- Mật khẩu truy nhập ban đầu được tạo ngẫu nhiên Khách hàng có thể đổi mật khẩu bằng cách gửi SMS với nội dung “MK [mật khâu cũ] [mật khẩu mới]” gừi tới sổ 9233 Sau

5. Nhộp mơ SỔ hóa dơn nt*»tfn OK

5.2.6. Sử dụng chuẩn giao tiếp cận từ trường NFC Near Field Communication

Communication

a. Khải niệm và lịch sử hình thành

NFC là cơng nghệ kết nối không dây phạm vi tầm ngắn trong

khoảng cách 4 cm, sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC được phát triển dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vơ tuyến (RFID), hoạt động ở dải băng tần 13.56 MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa

424 Kbps.

Hiểu một cách đơn giàn, NFC là cơng nghệ sử dụng sóng radio năng

lượng thấp để truyền đi một lượng nhỏ các thông tin trên một khoảng

cách rất ngắn, khoảng lOOmm hoặc nhỏ hơn. Thiết bị được trang bị NFC thường là ĐTDĐ, có thể giao tiếp với các thẻ thơng minh, đầu đọc thẻ

hoặc thiết bị NFC tương thích khác. Ngồi ra NFC cịn được kết hợp nhiều cơng nghệ sử dụng trong các hệ thống công cộng như bán vé,

thanh tốn hóa đơn... Ở châu Ầu và Mỹ, NFC đồng nghĩa với thuật ngữ N-mark.

Do khoảng cách truyền dữ liệu khá ngắn nên giao dịch qua công

nghệ NFC được xem là an toàn. Thiết bị dược trang bị NFC thường là

ĐTDĐ, có thể giao tiếp với các thẻ thông minh đầu đọc thẻ hoặc thiết bị

NFC tương thích khác.

Phát minh đầu tiên gắn liền với công nghệ RFID được cấp cho Charles Walton vào năm 1983. Năm 2004, Nokia, Philips và Sony thành

lập diễn đàn NFC. Diễn đàn NFC đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển

của cơng nghệ NFC, khuyến khích người dùng chia sẻ, kết hợp và thực hiện giao dịch giữa các thiết bị NFC.

Đối với các nhà sản xuất, diễn đàn NFC là tổ chức khuyến khích

phát triển và cấp chứng nhận cho những thiết bị tuân thủ tiêu chuẩn NFC.

Hiện tại, diễn đàn NFC có 140 thành viên trong đó bao gồm rất nhiều

thương hiệu lớn như LG, Nokia, HTC, Motorola, RIM, Samsung, Sony Ericsson, Google, Microsoít, PayPal, Visa, MasterCard, American

Express, Intel, Qualcomm...

Năm 2006, diễn đàn NFC bắt đầu thiết lập cấu hình cho các thẻ nhận dạng NFC (NFC tag) và cũng trong năm này, Nokia đã cho ra đời chiếc

điện thoại hỗ trợ NFC đầu tiên là Nokia 6131. Tháng 1/2009, NFC công bố tiêu chuẩn Peer-to-Peer để truyền tải các dữ liệu như danh bạ, địa chỉ

URL, kích hoạt Bluetooth,...

Với sự phát triển thành công của hệ điều hành Android, năm 2010, chiếc ĐTDĐ thông minh thế hệ 2 của Google là Nexus s đã trở thành chiếc điện thoại Android đàu tiên hỗ trợ NFC. Cuối cùng, tại sự kiện Google I/O năm 2011, NFC một lần nữa chứng tỏ tiềm năng của mình với khả năng chia sẻ không chỉ danh bạ, địa chỉ URL mà cịn là các ứng dụng, video và game.

Thêm vào đó, cơng nghệ NFC cũng đang được đinh hướng để trở

thành một cơng cụ thanh tốn trên di động hiệu-.q. Một ĐTDĐ thơng

minh hay máy tính bảng gắn chip NFC có thể thực hiện giao dịch qua thẻ tín dụng hoặc đóng vai trị như một chia khóa hoặc thẻ nhận dạng cá nhân. Vào thời điểm hiện tại, NFC được tích hợp vào rất nhiều thiết bị chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau, gồm Android (Nexus 4, Galaxy Nexus, Nexus s, Galaxy s III và HTC One), Windows Phone (các máy Nokia Lumia và HTC Windows Phone 8X) và nhiều thiết bị BlackBerry cũng tích hợp NFC. Tuy nhiên, iPhone của Apple vẫn chưa tích hợp phần cứng NFC.

Nhật Bản là quốc gia đã áp dụng NFC rất sớm. Vào tháng 7/2004, chiếc điện thoại đầu tiên hỗ trợ NFC để thanh toán di động đã được ra

mắt ở Nhật Bản và đến thời điểm này đã có khoảng 100 triệu người đăng

ký dịch vụ thanh tốn di động qua cơng nghệ NFC. Công nghệ Nhật Bản sử dụng chip gọi là Felica, một cơng nghệ riêng nhưng nó cũng được xây

dựng trên nền của NFC. Dù vậy, Nhật Bản cũng đang cố găng tiêu chuẩn

hóa cơng nghệ của họ để phù hợp hơn với thế giới.

Trong khi ứng dụng thanh toán di động ở Nhật Bản đã phát triển từ

rấUâu, ở những nơi khác hên thế giới mới chỉ thử nghiệm trong thòi gian gần đây, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu và một vài vùng ở Mỹ.

b. Nguyên tẳc hoạt động và ứng dụng của NFC

Để NFC hoạt động, hệ thống buộc phải có hai thiết bị, một là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị thứ hai là mục tiêu (target). Thiết bị khởi

tạo sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện

từ) đủ để cung cấp năng lượng cho mục tiêu xác định vốn hoạt động ở chế độ bị động. Mục tiêu của NFC sẽ không cần điện năng, năng lượng

để nó hoạt động lấy từ thiết bị khởi tạo. Đây là một đặc điểm cực kỳ có ý nghĩa vì nó cho phép người ta chế tạo những thẻ tag, miếng dán, chìa khóa hay thẻ NFC nhỏ gọn do khơng phải dùng pin.

Mặt khác, chiếc điện thoại có chip NFC cũng có thể được trang bị

ứng dụng cung cấp bời hãng hàng không British Airways để lưu trữ vé, tạo sự thuận tiện cho người dùng mỗi lần đi xa bằng máy bay.

Ví dụ về ứng dụng của NFC trong thực tế như sau: Người dùng đến

rạp chiếu phim, tại rạp có tấm poster giới thiệu phim mói rất thú vị, chỉ việc chạm điện thoại vào poster, tất cả các thơng tin về phim đó sẽ hiện lên trên điện thoại, link dẫn tới trailer, đánh giá, lịch chiếu phim ở rạp

gần nhất hay hang web mua vé trực tuyến...

Các ứng dụng cho NFC bao gồm thực hiện thanh toán nhanh, ghép nối thiết bị với bộ định tuyến hay thậm chí là thẻ trao đổi kinh doanh với

đồng nghiệp. Hai ứng dụng cung cấp một nguồn lợi nhuận cho diễn đàn

Hình 5.7. Thanh tốn bằng chuẩn giao tiếp cận từ trường NFC

Khi tạo ra NFC, nhà sản xuất nghĩ đến việc nhiều ứng dụng làm việc trên cùng một phần cứng, do đó một chiếc điện thoại NFC được cài đặt ứng dụng từ các nhà cung cấp khác nhau. Ví dụ một chiếc BlackBerry

được cài đặt hệ thống Oyster (tại London) để thanh tốn trước chi phí di chuyển bằng các phương tiện cơng cộng. Qua đó cho phép người dùng

lên tàu điện ngầm hoặc xe buýt chỉ bằng cách giao tiếp điện thoại với đầu

đọc thẻ.

Bên cạnh việc chế tạo các thiết bị đơn giản trên, NFC còn dùng được

trong các thiết bị phức tạp hơn do tính linh hoạt của nó. Chẳng hạn như điện thoại vừa có thể đóng vai trị thiết bị khởi tạo, mục tiêu hay hoạt

động ở chế độ ngang hàng. Tiếp tục ví dụ ở trên, sau khi mua vé thơng qua poster, người dùng có thể đi vào rạp chiếu phim, chạm điện thoại vào máy đọc (khi này điện thoại đóng vai trị là mục tiêu).

Một vấn đề khá nhạy cảm với NFC, đó là vấn đề bảo mật. Được

quảng cáo là một cơng nghệ có độ bảo mật cao nhưng hiện đang có

những tranh cãi xung quanh vấn đề yếu tố bảo mật của NFC nên do ai kiểm soát?

Các nhà sản xuất thiết bị di động muốn đặt các thiết bị hoặc phương

pháp bảo mật trong thiết bị di động để họ dễ dàng kiểm sốt hơn. Trong

khi đó thì các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lại thích đặt yếu tố này

trong SIM để người dùng thuận tiện thay đổi các thiết bị di động. Nhưng

giao thức SWP (Single Wữe Protocol) cho phép SIM liên kết với máy

thu NFC trên điện thoại.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

1. Phân tích các yêu cầu đảm bảo tính bí mật khi truy cập dữ liệu? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay?

2. Phân tích các yêu cầu đảm bảo tính thơng suốt khi truyền tải dữ

liệu? Liên hệ thực tiễn yêu cầu này tại Việt Nam hiện nay?

3. Phân tích các yêu cầu của việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ trong thanh toán di động? Cho ví dụ minh

họa tại Việt Nam hiện nay?

4. Trình bày các bước trong quy trình thanh tốn hóa đom trả sau trên thiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phưomg pháp thanh tốn này?

5. Trình bày các bước trong quy trình thanh tốn tạo tài khoản trả trước trên thiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phưong pháp thanh tốn này?

6. Trình bày các bước trong quy trình thanh tốn bằng cách sử dụng thè trả trước trên thiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược

điểm của phương pháp thanh tốn này?

7. Trình bày các bước trong quy trình thanh tốn qua ngân hàng trên thiết bị di động? Hãy cho biết các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp thanh tốn này?

8. Trình bày các ưu điểm trong thanh tốn ví điện tử trên thiết bị di

động? Nêu các bước của quy trình thanh tốn ví điện tử này? Cho ví dụ minh họa tại Việt Nam hiện nay?

9. Trình bày khái niệm và nguyên tắc hoạt động của chuẩn giao tiếp

cận từ trường - NFC? Cho ví dụ minh họa về các ứng dụng của NFC trong thực tế hiện nay?

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại di động: Phần 2 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)