Qui trình xuất bản website

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 2 (Trang 97 - 101)

II. BÀI TẬP CSS

TRIỂN KHAI WEBSITE

4.1.2. Qui trình xuất bản website

Để xuất bản một website (đưa một website đã được xây dựng lên mạng Internet), thực hiện lần lượt các bước sau:

Bước 1. Giao dịch với nhà cung cấp dịch vụ Internet để đăng ký tên miền và máy chủ website

Hiện nay, có 2 dạng đăng ký sử dụng domain và hosting là mất phí và miễn phí.

* Lựa chọn tên miền (domain name): Đối với người quản trị Web việc lựa chọn tên miền là một việc vơ cùng quan trọng. Tên miền có thể được hiểu là tên duy nhất của website trên Internet. Vì thế, khi lựa chọn tên miền cần chú ý một số điểm sau:

- Tên miền nên phù hợp với nội dung/mục đích của website; - Tên miền cần dễ đọc, dễ nhớ và không gây nhầm lẫn.

Hiện nay, tổ chức quản lý tên miền quốc tế là ICANN, còn các tên miền Việt Nam thuộc sự quản lý của VNNIC.

* Lựa chọn hosting:

Đối với các hosting miễn phí, có các ưu và nhược điểm sau:

Cịn đối với các hosting có tính phí, các nhà cung cấp đưa ra nhiều sự lựa chọn tùy theo nhu cầu của người dùng:

- Shared hosting: Người dùng được cấp hosting từ bên cung cấp để sử dụng.

- Virtual Private Server: Người dùng thuê một máy chủ ảo và được tồn quyền quản trị host trong đó.

- Dedicated server: Người dùng thuê một máy chủ thật và được toàn quyền tạo máy chủ ảo cũng như quản trị host trong đó.

- Reseller: Người dùng trở thành một đại lý cung cấp dịch vụ Shared hosting hoặc VPS cho người khác.

Bước 2. Thiết lập và quản trị thơng tin cấu hình trên máy chủ Web

Việc đầu tiên của người quản trị domain và hosting là đăng ký domain và hosting với nhà cung cấp. Sau khi nhận được đăng ký, nhà cung cấp sẽ gửi lại email thông tin về domain và hosting đã đăng ký. Hình 4.4 mơ tả một email cung cấp thơng tin quản lý tên miền.

Hình 4.5. Thơng tin đăng ký hosting

Người quản trị hosting căn cứ vào thông tin trên email để tiến hành các hoạt động đăng ký:

• Cấu hình tên miền • Thiết lập FTP, email

• Thiết lập tên miền con (subdomain) (nếu cần) • Thiết lập cơ sở dữ liệu (nếu cần)

Bước 3. Cài đặt (upload) website lên máy chủ Web

Đây là công việc đưa nội dung website (các tệp, folder,...) lên hosting. Việc này thường được thực hiện thông qua giao thức truyền tải tệp tin FTP (File Transfer Protocol). Có 3 cách để chuyển tệp:

• Sử dụng tiện ích có sẵn đi kèm với công cụ thiết kế Web (Manage Sites trong Dreamweaver CS4).

• Sử dụng các chương trình FTP client chạy riêng như: CuteFTP, WS_FTP.

• Sử dụng cơng cụ có sẵn (plug-in) trên trình duyệt như: FireFTP. Sau khi đã upload các tệp lên, bước tiếp theo là thiết lập cấu hình

website trên hosting. Để website hoạt động được trên hosting, sau khi

upload nội dung website còn cần thiết lập các thông số sau:

- Thiết lập tên miền trỏ tới vị trí lưu nội dung website trên hosting. - Thiết lập cơ sở dữ liệu của website (nếu có).

- Chỉnh sửa các thơng số của website cho phù hợp (đường dẫn tới cơ sở dữ liệu, tên cơ sở dữ liệu, các liên kết,...).

Bước 4. Thiết lập và quản trị máy chủ riêng ảo (VPS)

Máy chủ riêng ảo (Virtual Private Server - VPS) được thiết lập từ máy chủ vật lý. VPS hosting là một VPS hoạt động như một máy chủ Web. VPS hosting thường được quản trị bằng trình quản lý host WHM (Web Host Manager) và cPanel. Trong đó WHM được dùng cho các nhà quản trị tạo và thiết lập giới hạn cho các tài khoản và cPanel dùng cho các chủ tài khoản để quản trị tài khoản của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thiết kế và triển khai website: Phần 2 (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)