đất và trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phú Quốc
Sau khi phân tích sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng và sự thay đổi của các trạng thái rừng qua các năm, ta có thể nhận ra việc thay đổi của các nguyên tố vi lượng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới diện tích, trạng thái rừng tại vùng đệm VQG Phú Quốc. Đây là mối quan hệ gắn bó mật thiết, là mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời, cụ thể như sau:
- Nguyên tố Mn: Hàm lượng Mn có xu hướng giảm rõ rệt theo các trạng thái rừng, hay nói cách khác khả năng phục hồi rừng sẽ tỉ lệ nghịch với giá trị hàm lượng vi lượng trong đất: rừng càng phục hồi tốt thì hàm lượng ngun tố Mn lại càng ít đi. Từ các phân tích trên ta thấy, hàm lượng Mn có xu hướng tăng dần theo độ sâu và giảm dần theo trạng thái hồi phục rừng, nghĩa là càng xuống sâu hàm lượng Mn lại càng cao, và rừng càng hồi phục tốt bao nhiêu thì hàm lượng Mn càng giảm đi bấy nhiêu.
- Nguyên tố vi lượng Fe: Tuy có sự biến đợng khơng đều, nhưng nhìn chung hàm lượng Fe giảm theo độ phục hồi của trạng thái rừng. Rừng càng phục hồi tốt thì hàm lượng Fe càng giảm.
- Nguyên tố vi lượng Ni: Tuy có sự chênh lệch khơng đều giữa các năm, giữa các khu vực xã lấy mẫu, nhưng nhìn chung hàm lượng Ni giảm dần theo sự phục hồi của rừng, nghĩa là rừng càng phục hồi thì hàm lượng Ni càng giảm. Vậy ta thấy, hàm lượng Ni tăng dần theo chiều sâu phẫu diện và giảm dần theo trạng thái rừng phục hồi, ngồi ra cịn có sự tăng dần theo từng năm.
- Nguyên tố vi lượng Cu: Nguyên tố Cu trong đất rừng VQG Phú Quốc, ngồi việc có xu hướng giảm theo chiều sâu phẫu diện như vừa phân tích, cịn giảm theo đợ phục hồi của rừng tại đây. Càng xuống sâu, hàm lượng Cu càng giảm, và rừng càng phục hồi tốt bao nhiêu, thì lượng Cu cũng giảm bấy nhiêu.
- Nguyên tố vi lượng Zn: Theo kết quả trên ta dễ dàng nhận thấy hàm lượng Zn có sự biến thiên qua các trạng thái rừng và qua các năm. Cụ thể hàm lượng Zn ở trạng thái rừng chưa phục hồi có hàm lượng cao nhất, tiếp theo là trạng thái rừng đang phục hồi, và cuối cùng rừng đã phục hồi có hàm lượng Zn thấp nhất.
❖ Kết luận: Từ các phân tích trên ta rút ra được nhận xét như sau:
- Hàm lượng các nguyên tố vi lượng có sự gắn bó mật thiết với các trạng thái rừng, sự tăng/giảm của hàm lượng nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ phục hồi của trạng thái rừng.
- Khi hàm lượng của các nguyên tố vi lượng giảm, thì mức đợ phục hồi của rừng càng tăng, hay nói cách khác hàm lượng nguyên tố vi lượng sẽ tỷ lệ nghịch với mức đợ phục hồi của rừng.
- Ta có thể thấy được tầm quan trọng của 2 yếu tố: hàm lượng vi lượng và trạng thái rừng – nguyên tố vi lượng khơng thể thiếu trong q trình phục hồi và phát triển rừng, ngược lại, rừng cũng đóng vai trị quan trọng trong việc làm tăng hay giảm hàm lượng nguyên tố vi lượng trong đất. Rừng càng sử dụng vi lượng để phục hồi, thì hàm lượng
91
này càng giảm, và ngược lại, đây là mối quan hệ gắn bó mật thiết, cợng sinh lẫn nhau, khơng thể tách rời.