1. Kết luận
Luận văn đã đáp ứng được nội dung và mục tiêu đề ra về việc xác định thực trạng và sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng trong đất dưới các trạng thái rừng, đánh giá được sự thay đổi của các trạng thái rừng qua các năm 2010-2017 và tác động của sinh kế lên sự thay đổi này; Cũng như đánh giá được sự tương quan giữa hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất và trạng thái rừng tại VQG Phú Quốc.
Từ kết quả phân tích trên ta thấy hàm lượng nguyên tố vi lượng trong đất rừng VQG Phú Quốc và trạng thái rừng tại đây có sự thay đổi tương quan mật thiết với nhau. Rừng càng phục hồi thì hàm lượng các nguyên tố vi lượng càng giảm, và ngược lại, hàm lượng các nguyên tố vi lượng giảm khi mức độ phục hồi của rừng tăng. Ta có thể nhận thấy các nguyên tố vi lượng đóng vai trị rất lớn trong việc phục hồi rừng, thực vật cần hấp thụ các nguyên tố vi lượng để sinh sôi, thực hiện các trao đổi chất quan trọng và từ đó hàm lượng vi lượng trong đất cũng ít dần đi.
2. Kiến nghị
Luận văn đã đưa ra được sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng cũng như trạng thái rừng và mối tương quan giữa chúng, tuy nhiên vẫn cịn có tính chất chủ quan của người thực hiện và các sai số trong q trình làm đề tài, do đó cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn, như dùng phương pháp không ảnh để nghiên cứu biến động trạng thái rừng, từ đó làm cơ sở đánh giá mối tương quan với sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, cần phải nghiên cứu thêm về sinh kế ảnh hưởng đến vi lượng và trạng thái rừng, để từ đó có các nhận định, đánh giá khách quan và khoa học hơn. Do thời gian nghiên cứu luận văn cịn hạn hẹp, khó khăn về nguồn dữ liệu cũng như thiếu kinh nghiệm và khoảng cách địa lý khá xa, nên luận văn của học viên khơng thể tránh các thiếu sót.
93