Phương pháp tái sử dụng làm thức ăn gia súc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh (Trang 30 - 32)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3 Tổng quan về phương pháp xử lý chất thải chế biến mít

1.3.1 Phương pháp tái sử dụng làm thức ăn gia súc

Phế phẩm chế biến mít được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã được áp dụng lâu đời và rộng rãi. Với thành phần glucid và chất xơ cịn nhiều trong xơ mít nên chất thải chế biến mít được dùng làm thức ăn trực tiếp cho gia súc chủ yếu là trâu bò nhằm thay thế nguồn cỏ tự nhiên ngày càng hạn hẹp. [7]

Hình 1.5 Bị được ăn thức ăn từ quá trình ủ chua [8]

Song song với q trình đó thì phương pháp ủ chua chất hữu cơ để làm thức ăn cho gia súc cũng đang được quan tâm. Kỹ thuật này áp dụng cho các nhà vườn, cơ sở, nông hộ chăn ni bị thịt, bị sữa. Đăt biệt phù hợp cho chăn nuôi quy mô nông nghiệp kết hợp chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Phương pháp này ứng dụng cơng nghệ ủ chua bằng q trình lên men axit lactic để chế biến thức ăn cho gia súc

18

từ các nguồn phế phẩm nơng nghiệp nhằm góp phẩn bổ sung đủ và đều nguồn thức ăn cho bò nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn ni. [9]

Hình 1.6 Ủ chua phế phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc [9]

Quy trình ủ chua phụ phẩm nơng nghiệp làm thức ăn cho gia súc.

+ Chuẩn bị hố ủ: Hố được xây bằng gạch, xi măng, …Bên trong trát kín bảo đảm

khơng thấm nước kích thước hố tùy tḥc vào nhu cầu của nhà vườn.

+ Nguyên liệu: có thể là cỏ, phế phẩm nông nghiệp, lượng nước thích hợp trong

nguyên liệu là 65 – 75%. Các loại vật liệu ủ cần được chặn ngắn hoặc băm nhỏ (5-10 cm) để có thể nén đươc tốt.

+ Công thức ủ:

Nguyên liệu ủ 100 kg,

Bột ngô (hoặc bột sắn, cám gạo, rỉ mật): 3 kg Muối ăn: 1 kg

Chế phẩm Lactic: 0.5 – 0.8 kg

+ Phương pháp ủ: Đầu tiên lót bạt nilon vào xung quanh thành hố, cho nguyên liệu

ủ đã được chuẩn bị trước đó vào hố ủ và rải đều thành từng lớp dày 20 – 30cm, sau đó rải đều các nguyên liệu bổ sung và chế phẩm lactic lên trên, dùng chân hay công

19

cụ để nén chặt lớp vật liệu. đối với khối ủ lớn có thể dùng các phương tiện cơ giới để nén chặt như máy cày, máy kéo để nén ca. Cứ làm tuần tự như thế từng lớp cho đến khi đầy hố, túm miệng bạt lại và buộc chặt bằng dây cao su. Cuối cùng lấy các vật nặng đè lên trên miệng hố.

+ Kiểm tra chất lượng hố ủ: Sau khi ủ 15 đến 20 ngày cần kiểm tra sản phẩm ủ xem

có đạt chất lượng hay khơng, các loại cỏ cho ra màu vàng tươi, xơ mít có màu tự nhiên và có mùi thơm đặt trưng của axit lactic, có vị chua, khơng bị thối, gia súc thích ăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh (Trang 30 - 32)