Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh (Trang 32)

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.4 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

1.4.1 Nghiên cứu trong nước

Đào Châu Thu, Nguyễn Ích Tân cùng cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững thuộc trường Đại học Nông nghiêp I đã hợp tác với Đại học Udine – Italia tiến hành đề tài “Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nơng nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại ơ bị ô nhiễm thành phố”. [10]

Tuy nhiên, các sản phẩm phân bón hữu cơ cũng như kết quả nghiên cứu trên mới chỉ áp dụng phần lớn ở vùng đồng bằng, việc phát triển và ứng dụng tại các nông hộ, đặc biệt là tại các khu vực nông dân vùng sâu vùng xa cịn kém.

Vũ Thúy Nga cùng cợng sự tḥc Viện Môi Trường và Nông Nghiệp đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để chế biến phế thải chăn ni làm phân bón hữu cơ sinh học tại các nông hộ ở Quỳ Hợp tỉnh Nghệ An” đề tài đã tuyển chọn và tạo ra được chế phẩm vi sinh vật xử lý phế thải chăn nuôi phù hợp với điều kiện Quỳ Hợp. Mật độ tế bào các chủng vi sinh vật đạt 108 CFU/g, hoạt tính sinh học đảm bảo trong thời gian bảo quản 3 tháng. Đề xuất được quy trình xử lý chế biến phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học quy mơ nơng hợ. [10]

Cùng với đó thì Phan Thị Thủy và Nguyễn Văn Việt cũng đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu quy trình ủ phân compost từ vỏ lụa hạt điều” kết quả với vật liệu vỏ hạt điều được

20

bổ sung chế phẩm Trichoderma và bùn hoạt tính sau 30 ngày đã thu được 3 loại compost khác nhau. Quá trình phân hủy sinh học hiếu khí vỏ lụa hạt điều diễn ra khá tốt. kết quả biotest cho thấy an toàn trên cây trồng. [7]

Từ những nghiên cứu trên cho thấy được nhu cầu về phân bón hữu cơ vi sinh hiện nay là rất cần thiết. Phế phẩm nông nghiệp hiện nay đang rất dồi dào và đang cần phương pháp xử lý hiệu quả để mang lại giá trị cao về kinh tế và môi trường.

1.4.2 Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới việc xử lý chất thải hữu cơ đã được tiến hành ở nhiều nước. Kỹ thuật ủ compost đã được ghi nhận tại Ai Cập từ 3,000 năm trước Công nguyên như là một q trình xử lý chất thải nơng nghiệp đầu tiên trên thế giới. Người Trung Quốc đã ủ chất thải từ cách đây 4000 năm, người Nhật đã sử dụng compost làm phân bón trong nơng nghiệp từ nhiều thế kỷ. Tuy nhiên đến năm 1943, quá trình ủ compost mới được nghiên cứu một cách khoa học và báo cáo bởi Giáo sư người Anh, Sir Albert Howard thực hiện tại Ấn Đợ [11]. Đến nay đã có nhiều tài liệu viết về quá trình ủ compost và nhiều mơ hình cơng nghệ ủ compost quy mô lớn được phát triển trên thế giới. Compost là sản phẩm giàu chất hữu cơ và có hệ vi sinh vật dị dưỡng phong phú, ngoài ra cịn chứa các ngun tố vi lượng có lợi cho đất và cây trồng. Sản phẩm compost được sử dụng chủ yếu làm phân bón hữu cơ trong nơng nghiệp hay các mục đích cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cây trồng. Ngồi ra, compost cịn được biết đến trong nhiều ứng dụng, như là các sản phẩm sinh học trong việc xử lý ô nhiễm môi trường, hay các sản phẩm dinh dưỡng, chữa bệnh cho vật nuôi và cây trồng. Trong kỹ thuật ủ compost, hệ vi sinh vật đóng vai trị rất quan trọng, kiểm sốt tốt các điều kiện mơi trường ảnh hưởng tới hoạt đợng của vi sinh vật chính là nhân tố quyết định sự thành cơng của q trình ủ compost cũng giúp giảm phát sinh mùi ô nhiễm và loại bỏ các mầm vi sinh vật gây bệnh.

Từ năm 1926-1941, Waksman và các cộng sự nghiên cứu sự phân huỷ hiếu khí bã thực vật, đợng vật và đã kết luận nhiệt đợ, các nhóm vi sinh vật có ảnh hưởng đến sự phân huỷ chất thải hữu cơ [10]. Ở Mỹ vào năm 1942, Rodale J.I đã kết hợp các nghiên

21

cứu của Howard với những thực nghiệm của mình và đã đưa ra phương pháp hữu cơ trong trồng trọt, làm vườn và đã được hoan nghênh ủng hộ [10]. Theo thời gian phương pháp và kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chế biến các chất thải nơng nghiệp đồng thời kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do chúng gây ra. Mợt hình thức sản xuất phân hữu cơ rất phổ biến là ủ chất hữu cơ thực vật với chất thải động vật. Sau một vài tháng đến hàng năm, sản phẩm tạo thành được dùng làm phân hữu cơ. Phân hữu cơ có thể gồm các loại như phân xanh, phân chuồng, phân rác, than bùn, phân hữu cơ… [10]

1.4.3 Các vấn đề tồn tại và đề xuất hướng định hướng nghiên cứu

Các phương pháp xử lý chất thải hữu cơ bằng cách ủ hiếu khí compost đã được nghiên cứu rợng rãi trên nhiều loại phế phẩm nông nghiệp cũng như chăn ni và đã từ rất lâu. Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu khả năng ứng dụng phế phẩm chế biến mít để sản x́t phân bón hữu cơ vi sinh.

Thừa kế vào sự phát triển của khoa học, các phương pháp ủ rút ngắn thời gian mang lại hiệu quả cao cũng như các chủng vi sinh đã được nghiên cứu. Đề tài nhắm đến hướng tận dụng chất thải ngành chế biến mít để sản xuất phân hữu cơ vi sinh sử dụng cho nhà vườn tại khu vực nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả cho vườn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh (Trang 32)