Hình 3.21 Đề xuất quy trình ủ compost chất thải chế biến mít
Các bước tiến hành ủ
Bước 1: Phế thải chế biến mít được thu gom và tập kết tại điểm xử lý sơ bộ để đủ cho một module ủ, để dễ dàng theo dõi khối ủ, thuận tiện cho quá trình tiền xử lý. Bước 2: Vật liệu được băm nhỏ bằng tay hoặc bằng máy băm chun dụng có kích thước theo u cầu của vật liệu 3 – 5 cm, đồng đều về tỉ lệ giữa xơ, vỏ, hạt và cuống mít. Vật liệu nên được tiền xử lý cùng lúc để tiết kiệm về nhân công và năng lượng sử dụng.
Bước 3: Trợn chất thải mít đã tiền xử lý với chất độn xơ dừa với tỉ lệ về thể tích 50%:50%, chế phẩm sinh học EM-FERT1 được trợn với tỉ lệ 1-2 kg/tấn khối ủ tương
đương 0.75-1.5 kg/m3 vật liệu. Đảo trộn đều vật liệu ủ và phân phối vào các thùng ủ với thể tích 300 – 500 lít/module.
Bước 4: Kiểm tra đợ ẩm khối ủ bằng cảm quan hoặc thiết bị chun dụng nếu có, đợ ẩm đạt 50% - 60% hoặc cảm quan khi nắm chặt khơng rỉ nước, giữ ngun hình dáng khi thả tay. Nếu quá khô phải bổ sung thêm nước.
Bước 5: Theo dõi khối ủ các thông số pH = 5.0 - 8.5, nhiệt độ trong 2 tuần đầu tiên có thể đạt 70oC và sẽ giảm dần ở các tuần tiếp theo, độ ẩm duy trì 50% - 60% trong thời gian đầu với tần suất 1-2 lần/tuần nhằm điều chỉnh trong quá trình ủ.
Bước 6: Trong quá trình ủ, tiến hành đảo trộn định kỳ 8-10 ngày/lần.
Bước 7: Sau thời gian ủ kiểm tra chất lượng compost cảm quan. Bổ sung thêm NPK khi bón nếu cần.