KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh 3 (Trang 33 - 35)

1. Kết luận

Qua nghiên cứu thu đươc từ đề tài “Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành

phân hữu cơ vi sinh” thì cơng nghệ ủ compost hiếu khí phù hợp với phế thải chế biến mít, sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt, đảm bảo an tồn cho người sử dụng và cây trồng. Nghiên cứu được thực hiện và đưa ra được các thông số vận hành để áp dụng vào thực tế cho các nhà vườn.

Đưa ra được tỉ lệ phối trộn phù hợp giữa phế thải chế biến mít và các chất đợn như xơ dừa với tỉ lệ phù hợp là 50% chất thải chế biến mít và 50% chất đợn. Đề tài cũng lựa chọn được chế phẩm sinh học EM-FERT1giúp đẩy nhanh quá trình ủ và cho chất lượng sản phẩm tốt hơn. Mơ hình ủ chất thải mít cũng được nghiên cứu và cho thấy mơ hình ủ thùng có thời gian phân hủy chất thải nhanh, tiết kiệm diện tích, sản phẩm cuối cùng ổn định về hóa lý và vi sinh. Về chất lượng sản phẩm nhìn chung các chỉ tiêu đều phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng phân bón hữu cơ vi sinh, chỉ còn lại thành phần dinh dưỡng NPK chưa cao nhưng có thể bổ sung thêm khi sử dụng. Đề tài cũng đề xuất được quy trình ủ, thiết kế và khái tốn sơ bợ, lợi ích khi đầu tư của mơ hình dựa theo kết quả nghiên cứu được giúp nhà vườn chế biến mít có thể áp dụng xử lý chất thải hữu cơ nhằm tái sử dụng chất thải nhằm tạo ra những sản phẩm có ích và quay vịng tuần hồn dinh dưỡng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

2. Kiến nghị

Nghiên cứu chỉ mới đề xuất được những thông số vận hành sơ khởi, cần nghiên cứu thêm về những loại mơ hình ủ và các chất đợn khác để có nhìn nhận tổng quan hơn. Nghiên cứu thêm về chuyển hóa dinh dưỡng NPK trong quá trình ủ để làm tăng hàm lượng này trong sản phẩm compost để hạn chế bổ sung từ các nguồn khác

Hạt mít trong q trình chế biến mít có thể sử dụng cho các mục đích khác, do đó cần xem xét loại bỏ thành phần hạt trong chất thải chế biến mít.

Do điều kiện kinh phí của đề tài nên nợi dung chỉ dừng lại ở mức đề xuất quy trình, cần được có những nghiên cứu áp dụng cụ thể đến người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý chất thải chế biến mít thành phân hữu cơ vi sinh 3 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)