NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ và sản xuất tấm cách nhiệt TABI (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2 NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm nguồn vốn kinh doanh

Là những quan hệ tài chính mà thơng qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với tài sản đó. Mang các đặc điểm: - Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là loại quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu quỹ là phục vụ cho sản xuất kinh doanh, không phải dùng để tiêu dùng.

- Vốn kinh doanh có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh

- Vốn kinh doanh được sử dụng vào kinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải thu về để tiếp ứng cho kỳ hoạt động sau đó

- Vốn kinh doanh nếu mất đi sẽ có nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản

1.2.1.1 Nợ phải trả

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ giao dịch và sự kiên đã qua mà doanh nghiệp phải thanh tốn từ các nguồn lực của mình. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. Hay có thể hiểu nợ phải trả là tất cả các khỏan phát sinh trong q trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh tốn bằng nguồn lực của mình cho các đối tượng mà doanh nghiệp có ý định huy động vốn như đi vay, chiếm dụng tài chính từ các tổ chức, cá nhân, vay qua phát hành trái phiếu, nợ lương ngừơi lao động để đủ nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Nợ phải trả gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, các khoản phải trả phải nộp khác nhưng chưa đến kỳ hạn trả, nộp như: phải trả trước người bán, phải trả công nhân viên, phải trả khách hàng, các khoản phải nộp cho Nhà nước.

❖ Vốn vay gồm:

Vay ngân hàng và tổ chức tín dụng: có nhiều sự lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp như vay dài hạn, ngắn hạn…

Chương 1: Cơ sở lý luận

Vốn từ thị trường chứng khóan, phát hành trái phiếu: phù hợp với nền kinh tế có thị trường chứng khóan phát triển mạnh, hoặc với doanh nghiệp muốn thu hút vốn từ các nguồn nhàn rỗi của nguời dân trong xã hội.

Vốn tín dụng thương mại: là các khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng được hình thành từ hoạt động mua bán giao dịch trả chậm trả góp mà doanh nghiệp được chiếm dụng tạm thời và phải trả trong tương lai theo quy định hợp đồng và pháp luật. Thơng qua các khoản tín dụng ngắn này, doanh nghiệp nếu có kế hoạch sử dụng, quản lý phù hợp sẽ có cơ hội tạo ra nguồn lực để phục vụ cho các mục đích khác của doanh nghiệp đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác đơi bên cùng có lợi với các doanh nghiệp khác. Tín dụng thương mại đóng vai trị lớn trong nguồn vốn doanh nghiệp vì nó được hình thành chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Vì thế, tập trung chủ yếu đánh giá, xem xét và có kế hoạch quản lý tốt sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp nâng cao hoạt động.

Vốn liên doanh, liên kết: xuất hiện khi doanh nghiệp thực hiện hợp tác liên doanh liên kết cùng sản xuất hoặc đầu tư tài sản liên doanh với doanh nghiệp khác. Hình thức này doanh nghiệp được phân tích khơng sử dụng.

Vốn tín dụng: thuê tài chính tài sản, người cho thuê là người mua tài sản theo hợp đồng giữa người thuê và người cho thuê và sở hữu tài sản, người đi thuê thuê lại tài sản cần và trả tiền thuê cho người chủ tài sản theo hợp đồng cam kết.

1.2.1.2 Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu biểu hiện quyền sở hữu của chủ thể về các tài sản hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ các nguồn vốn sau:

- Số tiền đóng góp của nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp - Lợi nhuận chưa phân phối

- Các nguồn khác như: chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, các khoản dự phòng…

❖ Đặc điểm nguồn vốn chủ sở hữu

Là nguồn vốn sử dụng dài hạn, không cần trả lãi xuất hay thanh toán khi đến hạn. Vốn chủ sở hữu có thể do các chủ sở hữu góp (góp lần đầu và góp bổ sung trong q trình hoạt động) hoặc được hình thành từ các nguồn khác (từ kết quả kinh doanh để lại, từ các nguồn tài trợ…)

Chương 1: Cơ sở lý luận

- Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề. Được các chủ sở hữu thành lập doanh nghiệp đóng góp vào với mục đích dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận chưa phân phối: là kết quả cuối cùng của hoạt động SXKD. Là phần kết quả cuối cùng khi lấy doanh thu từ HĐKD, hoạt động tài chính, thu nhập bất thường trừ đi các khỏan chi phí tương ứng và thuế phải nộp.

- Vốn chủ sở hữu khác: có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại hoặc các loại vốn khác như vốn xây dựng cơ bản, kinh phí do nhà nước cấp. Ở đây công ty không thuộc đối tượng được nhà nước cấp vốn nên sẽ không đi sâu vào vấn đề này.

1.2.2 Phân loại vốn

Có nhiều cách phân loại vốn, lựa chọn phân loại vốn theo cách phù hợp với đặc điểm tính chất doanh nghiệp sẽ giúp công ty nắm được bản chất của vốn nắm giữ từ đó xem xét và đề ra được các giải pháp quản lý và sử dụng sao cho đạt hiệu quả tối ưu. Ở đây, căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn, ta phân chia vốn thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

1.2.2.1 Vốn cố định

Là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hịan thành một vịng tuần hồn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Ngồi ra, vốn cố định cịn là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định. Quy mơ của vốn nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ ảnh hưởng rất lớn đến trang thiết bị và công nghệ.

Vốn cố định sẽ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vì tài sản cố định của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển dài. Xét theo hình thái biểu hiện và kết hợp tính chất đầu tư thì vốn cố định dưới dạng tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

- Tài sản cố định vơ hình: là tài sản khơng có hình thái vật chất cụ thể. - Tài sản cố định hữu hình: được thể hiện bằng hình thái vật chất cụ thể.

- Tài sản cố định tài chính: là giá trị các khỏan đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời.

Việc phân loại này cho phép ta đánh giá kết cấu tài sản cố định của doanh nghiệp mà trong đó kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng của một loại tài sản so với tổng nguyên giá các loại tài sản của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thể hiện được vị trí quan trọng của TSCĐ đối với

Chương 1: Cơ sở lý luận

hoạt động sản xuất kinh doanh để có phương pháp quản lý, đầu tư tài sản phù hợp với mỗi nhu cầu.

Kết cấu TSCĐ của cùng một ngành sản xuất cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình kinh doanh, tính chất sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế việc phân loại, phân tích kết cấu của TSCĐ giúp doanh nghiệp có thể quyết định thay đổi kết cấu tài sản làm sao có lợi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Vốn lưu động

Là số vốn tiền tệ được ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quá trình SXKD được vận hành liên tục. Bên cạnh đó, vốn lưu động cịn là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia thành 2 loại:

- Tài sản lưu động sản xuất: gồm nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang… đang trong quá trình dự trữ sản xuất và chế biến

- Tài sản lưu động lưu thông: thành phẩm chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh tốn, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

Khi sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa cho nhau, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Theo đặc điểm đó, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng khơng ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Ngồi ra, vốn lưu động có vai trị quan trọng đối với cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn lưu động để duy trì họat động sản xuất kinh doanh, tránh ứ động vốn. Vì thế, doanh nghiệp nên có các biện pháp khai thác, huy động thêm các nguồn tài trợ để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn, thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ và sản xuất tấm cách nhiệt TABI (Trang 27 - 30)