Tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa học đường tại trường đại học 27

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa học đường tại trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 30)

HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.3.1. Cơ sở để thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo

Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam khi bàn về văn hóa đã nhấn mạnh: khi nói đến văn hóa khơng chỉ đề cập đến nội dung tƣ tƣởng, mà cịn phải đặc biệt chú ý đến “cả trong hình thức biểu hiện, trong các phƣơng tiện chuyển tải nội dung” [12, tr.90]. Theo đó, khi đề cập đến văn hóa học đƣờng trƣớc hết phải đề cập đến các bộ phận thể hiện “nội dung tƣ tƣởng” nhƣ: mục tiêu, nội dung chƣơng trình đào tạo, cách thức truyền tải kiến thức, hình thức giao tiếp, hành vi ứng xử… Bên cạnh đó, cần phải chú ý đến các bộ phận thuộc “hình thức biểu hiện”, “phƣơng tiện chuyển tải” nhƣ: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, nhân viên, lực lƣợng sinh viên, hệ thống các nội quy, quy chế... Có thể nói, hai phƣơng diện kể trên là một chỉnh thể thống nhất của một trƣờng đại học, chúng không tách rời nhau mà có mối quan hệ biện chứng. Nếu nhƣ “hình thức biểu hiện”, “phƣơng tiện chuyển tải” là tiền đề, phƣơng tiện cho “nội dung tƣ tƣởng” bộc lộ, thể hiện; thì ngƣợc lại “nội dung tƣ tƣởng” sẽ góp phần làm cho “hình thức biểu hiện”, “phƣơng tiện chuyển tải” phát triển và hoàn thiện hơn theo thời gian.

Từ xƣa đến nay, sứ mệnh hàng đầu, quan trọng nhất của mỗi trƣờng đại học chính là việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Để tạo cơ sở cho việc thực hiện sứ mệnh này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tƣ 24/2015/TT-BGDĐT, trong đó quy định rất chi tiết và cụ thể về các tiêu chuẩn cần đạt đƣợc của một cơ sở giáo dục đại học nhƣ: diện tích đất đai, cơ sở vật chất - thiết bị; đội ngũ giảng viên - nhân viên - nghiên cứu viên - cán

bộ quản lý; chƣơng trình đào tạo - hoạt động đào tạo; hoạt động khoa học - công nghệ - hợp tác quốc tế [6]. Các tiêu chuẩn trên không chỉ là cơ sở để các trƣờng đại học xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện năng lực đào tạo; mà cịn là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ văn hóa học đƣờng của chính trƣờng đại học đó. Một trƣờng đại học có trình độ phát triển văn hóa cao trƣớc hết các yếu tố cấu tạo nên chính bản thân ngơi trƣờng đó phải tƣơng xứng, phù hợp và thống nhất với nhau. Ví dụ nhƣ, nếu số lƣợng sinh viên, nhân viên, giảng viên quá đông sẽ tạo ra sự quá tải, sức ép về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chính sách tiền lƣơng…từ đó chất lƣợng đào tạo khó đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, nếu số lƣợng sinh viên, nhân viên, giảng viên quá ít, hoặc bất hợp lý về cơ cấu, trình độ chuyên mơn, ngành nghề đào tạo sẽ khơng có đƣợc sự nhịp nhàng, tính ổn định trong việc thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo, cũng nhƣ trong việc tổ chức các hoạt động đoàn thể. Hay, nếu nhƣ các nội quy, quy chế của một trƣờng đại học nào đó khơng đầy đủ, thiếu đồng bộ, không phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, ngành nghề đào tạo của sinh viên, học viên, hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên, nhân viên…sẽ làm cho công tác vận hành các hoạt động, nhất là các hoạt động học tập, giảng dạy khó có thể đi vào nề nếp, quy củ, thống nhất; chất lƣợng giáo dục và đào tạo vì thế cũng khó đƣợc đảm bảo - điều đó cũng đồng nghĩa với việc văn hóa học đƣờng của chính bản thân ngơi trƣờng đó có trình độ phát triển khơng cao. Chính vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, mỗi trƣờng đại học phải quan tâm, đầu tƣ phát triển văn hóa học đƣờng đến một trình độ nhất định. Bởi đây là cơ sở, bản lề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi trƣờng đại học.

1.3.2. Tiền đề để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo

Phát triển văn hóa học đƣờng khơng chỉ là cơ sở, bản lề mà còn là tạo ra tiền đề để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Đối với mỗi trƣờng đại học, chất lƣợng giáo dục và đào tạo là thƣớc đo quan trọng nhất để biết đƣợc trình độ phát triển văn hóa học đƣờng của bản thân ngơi trƣờng đó. Trên thực

tế, văn hóa học đƣờng ln ln có tỷ lệ thuận với chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo quy định nên văn hóa học đƣờng và ngƣợc lại, văn hóa học đƣờng ln là tiền đề để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Do đó, để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo đòi hỏi mỗi trƣờng đại học phải quan tâm đến việc phát triển văn hóa học đƣờng.

Văn hóa học đƣờng ở trƣờng đại học không chỉ thể hiện ở sự tƣơng xứng, đầy đủ, đồng bộ mà còn thể hiện ở sự chuyên nghiệp, hiện đại của các bộ phận cấu thành và các hình thức biểu hiện của nó. Một trƣờng đại học có trình độ văn hóa học đƣờng cao thì các phịng học, phịng thí nghiệm…phải đầy đủ, tiên tiến, hiện đại, kiên cố, thống mát, có lối kiến trúc mĩ thuật cao... Hay đối với thƣ viện của trƣờng đại học, không chỉ đầy đủ, phong phú các đầu sách, tài liệu tham khảo, mà cách thức sách sắp xếp, bài trí, cung cách phục vụ, thời gian tiếp đón bạn đọc cũng phải chuyên nghiệp, phù hợp. Nếu văn hóa học đƣờng phát triển ở trình độ cao sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục và đào tạo diễn ra thuận lợi; là chất xúc tác cho “trị ham học, thầy ham dạy”; từ đó chất lƣợng giáo dục và đào tạo của trƣờng đại học ấy đƣợc nâng cao.

Hoặc xét trên phƣơng diện các chủ thể quan trọng nhất của trƣờng đại học là: đội ngũ giảng viên, lực lƣợng sinh viên, học viên. Trƣớc hết, đối với đội ngũ giảng viên: văn hóa học đƣờng của đội ngũ này khơng chỉ thể hiện ở học hàm, học vị, trình độ chuyên môn, nội dung truyền tải kiến thức đến với ngƣời học; mà còn thể hiện ở tác phong, trang phục, giọng nói, sự nhiệt tình, phƣơng pháp giảng dạy... Cịn đối với sinh viên, học viên: văn hóa học đƣờng của lực lƣợng này không chỉ thể hiện ở điểm chuẩn đầu vào, dung lƣợng tri thức tích lũy đƣợc… mà cịn đƣợc biểu hiện ở việc giờ giấc đến lớp, quá trình chuẩn bị tài liệu, hoạt động trong lớp học nhƣ thế nào…

Nếu các nhân tố trên diễn ra theo hƣớng tích cực – nghĩa là có văn hóa cao: giảng viên khi lên lớp trang phục lịch sự, tác phong chững chạc, nhiệt tình, phƣơng pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn, giọng nói rõ ràng, truyền cảm…còn đối với sinh viên, học viên đi học đúng giờ, chuẩn bị bài học, tài

liệu học tập đầy đủ, tích cực tham gia xây dựng bài…sẽ làm cho tiết học rất bổ ích, thú vị và có ý nghĩa. Ở đó, ngƣời giảng viên thấy đƣợc sự cầu thị, ham học hỏi của sinh viên, học viên mà tích cực, sáng tạo, dành nhiều tâm huyết trong cách thức truyền tải kiến thức… Mặt khác, sự mô phạm, kiến thức uyên bác, tri thức sâu rộng, tác phong đĩnh đạc của giảng viên sẽ lay động, cảm hóa, thơi thúc sinh viên tích cực đi sâu tìm hiểu nhằm có kiến thức tốt nhất, đầy đủ nhất. Còn ngƣợc lại, sẽ gây ra sự ức chế, chán nản, tâm lý “giảng cho qua chuyện” của giảng viên; việc học tập gƣợng ép, đối phó của sinh viên, học viên; tạo khơng khí lớp học căng thẳng, kéo theo chất lƣợng giảng dạy, quá trình tiếp thu tri thức của sinh viên, học viên sẽ không cao.

Qua đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: chất lƣợng giáo dục và đào tạo của một trƣờng đại học phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển văn hóa học đƣờng của chính bản thân ngơi trƣờng đó. Vì vậy, để tồn tại, phát triển nhanh và bền vững khơng cịn cách nào khác bản thân mỗi trƣờng đại học phải quan tâm đặc biệt đến phát triển văn hóa học đƣờng một cách tồn diện và phải có chiến lƣợc phát triển nó một cách bài bản, khoa học, có hệ thống.

1.3.3. Mơi trƣờng thuận lợi để giáo dục con ngƣời toàn diện

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lấn thứ XI của Đảng ta đã xác định, xây dựng con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn tới là: “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật” [9, tr.105]. Từ quan điểm trên, xét một cách chung nhất, con ngƣời tồn diện đƣợc nhìn nhận trên ba phƣơng diện cơ bản: trí tuệ, đạo đức và thể chất.

Trƣớc hết, về trí tuệ - tức là sự hiểu biết, tri thức, trí lực của con ngƣời. Đây là yếu tố không thể thiếu để làm nên vẻ đẹp và sức mạnh của con ngƣời. Để có đƣợc tri thức, sự hiểu biết, nâng cao trí lực, con ngƣời có thể đạt đƣợc bằng nhiều cách thức khác nhau; song, có một cách khá phổ biến, hiệu quả, đƣợc đại đa số thừa nhận đó chính là việc đƣợc giáo dục và đào tạo trong môi trƣờng sƣ phạm, đặc biệt là ở trƣờng đại học. Với cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên là những ngƣời có trình độ cao,

nhiều tâm huyết, có năng lực sƣ phạm, khả năng nghiên cứu, sáng tạo…ngƣời học không chỉ đƣợc trang bị những tri thức cơ bản, nền tảng; mà còn đƣợc trang bị những tri thức chun ngành, có tính chun sâu, hệ thống gắn liền với ngành nghề đào tạo, vừa đáp ứng nhu cầu nâng cao tri thức, sự hiểu biết của bản thân, vừa đáp ứng yêu cầu lao động sản xuất của xã hội, đặc biệt trong thời đại nền kinh tế tri thức ngày nay. Đội ngũ giảng viên cịn có vai trị gợi mở, định hƣớng, rèn luyện quá trình tự học, tự nghiên cứu, phát huy tƣ duy độc lập, năng lực sáng tạo, phản biện, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…cho sinh viên, học viên.

Bên cạnh tri thức và sự hiểu biết, trƣờng đại học cịn là nơi góp phần hồn thiện nhân cách, đạo đức cho sinh viên, học viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: một con ngƣời tồn diện phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vừa có “đức”, vừa có “tài”. Trong hai yếu tố đó, đạo đức là gốc, Ngƣời nói: “Cũng nhƣ sơng thì có nguồn mới có nƣớc, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Ngƣời cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo đƣợc nhân dân” [21]; hoặc có lúc Hồ Chí Minh khẳng định: “có tài mà khơng có đức là ngƣời vơ dụng”. Có thể nói, đạo đức, nhân cách của mỗi con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mối quan hệ. Trong đó, giáo dục và đào tạo với con ngƣời là một trong những mối quan hệ cơ bản và có tầm quan trọng đặc biệt nhất đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện đạo đức, nhân cách của mỗi con ngƣời.

Trƣờng đại học không chỉ xác định các nội dung, chƣơng trình nhằm đào tạo nên những con ngƣời theo các giá trị, chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhất định; mà cịn xây dựng chƣơng trình, nội dung, thực hiện các hình thức, biện pháp giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thiện đạo đức, nhân cách cho sinh viên, học viên. Hơn nữa, trƣờng đại học còn là “màng lọc” che chắn hữu hiệu nhất những ảnh hƣởng tiêu cực từ bên ngoài xã hội. Sự mô phạm, đạo đức mẫu mực của đội ngũ nhà giáo chính là những tấm gƣơng sáng, sự lan tỏa,

cảm hóa to lớn để hƣớng sinh viên đến với các giá trị cao đẹp của đạo đức, nhân cách, của các giá trị chân - thiện - mỹ. Vì vậy, lịch sử đã chứng minh rằng: khó có thể có đƣợc những con ngƣời phát triển đầy đủ nhân cách, đạo đức, đáp ứng tốt yêu cầu của cuộc sống khi không thông qua giáo dục và đào tạo, hoặc thực hiện quá trình giáo dục và đào tạo không tốt ở trƣờng đại học.

Ngoài việc, phát triển tri thức, xây dựng nhân cách, đạo đức; trƣờng đại học còn là nơi trực tiếp góp phần tăng cƣờng sức khỏe, sự bền bỉ dẻo dai - những tố chất cần thiết của ngƣời lao động ngày nay. Sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trƣờng đƣợc xem là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, giữ vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nƣớc. Nguồn nhân lực đó chỉ có thể phát triển tồn diện cả về trí lực, thể lực và các hoạt động xã hội khác nếu đƣợc giáo dục và đào tạo tốt. Một con ngƣời tồn diện địi hỏi phải đảm bảo các yếu tố cơ bản nhƣ: tri thức, đạo đức và thể lực – ba nhân tố, ba đỉnh cấu tạo nên một tam giác. Các yếu tố cơ bản kể trên khơng thể có tự nhiên, tự phát hình thành, mà phải thơng qua mơi trƣờng giáo dục, đào tạo. Có thể khẳng định, chính mơi trƣờng văn hóa ở trƣờng đại học là nơi lý tƣởng nhất để con ngƣời phát triển toàn diện bản thân.

1.3.4. Điều kiện để xây dựng bản sắc, tạo lập thƣơng hiệu, khẳng định vị thế của nhà trƣờng trong xã hội

Trên phƣơng diện từ nguyên, “bản” có nghĩa là cơ bản, bản chất; “sắc” là sắc màu, sắc thái. Bản sắc chính là những đặc trƣng, thuộc tính cơ bản nhất của mỗi sự vật, hiện tƣợng; nó chính là nó, là cơ sở để phân biệt với các sự vật, hiện tƣợng khác loại và cùng loại. Theo đó, bản sắc văn hóa học đƣờng ở trƣờng đại học chính là những nét đặc trƣng, cơ bản nhất để nhận diện hay phân biệt giữa trƣờng này với trƣờng khác. Bản sắc đó khơng chỉ bộc lộ ở tên trƣờng, cảnh quan, khuôn viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị…của chính ngơi trƣờng đó; mà cịn thể hiện ở quy mô đào tạo, số lƣợng ngành nghề đào tạo, hệ đào tạo, chƣơng trình đào tạo; số lƣợng giảng viên, nhân viên… Hay bản sắc văn hóa học đƣờng của trƣờng đại học cũng có thể biểu

hiện thông qua “tên tuổi” của một số giảng viên, thành tích trƣờng đó đạt đƣợc. Và quan trọng nhất đó chính là sinh viên – hình ảnh thu nhỏ của nhà trƣờng.

Thƣơng hiệu của trƣờng đại học “đƣợc thể hiện qua tên giao dịch của trƣờng, gắn liền với bản sắc riêng, uy tín và hình ảnh của nhà trƣờng nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với ngƣời học, đối tác, nhà tuyển dụng và phân biệt với các trƣờng khác trong hoạt động đào tạo” [15]. Thƣơng hiệu đƣợc xem là một tài sản phi vật chất rất có giá trị đối với bản thân mỗi trƣờng đại học. Trên thế giới đã có một số trƣờng đại học có thƣơng hiệu mạnh, tạo nên danh tiếng nhƣ: đại học Harvard (Mỹ), đại học Cambridge, Oxford (Anh), đại học Tokio (Nhật Bản), đại học NUS (National University of Singapore), đại học ANU (Australia National University)... Ngày nay, trƣớc sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cơ sở giáo dục đại học, chỉ trƣờng nào xây dựng đƣợc bản sắc, khẳng định đƣợc thƣơng hiệu, tạo lập đƣợc vị thế trong đời sống xã hội sẽ thu hút đƣợc nhiều gia đình đăng ký cho con em mình vào học tập, nhận đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ từ xã hội, hay tạo sự yên tâm, tin tƣởng cho các nhà tuyển dụng, đối tác; đồng thời cũng là niềm tự hào đối với mỗi sinh viên, học viên không chỉ trong quá trình học tập mà cả khi đã ra trƣờng. Chính vì vậy, để tạo nên bản sắc, xây dựng thƣơng hiệu, khẳng định vị thế của mình trong đời sống xã hội khơng cịn con đƣờng nào khác bản thân mỗi trƣờng đại học phải tập trung đầu tƣ xây dựng, phát triển văn hóa học đƣờng nếu khơng muốn mình bị thất thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt hiện nay [xem, 33].

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa học đường tại trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)