Những vấn đề đặt ra trong phát triển văn hóa học đường tại Trường Đại học

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa học đường tại trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 68)

HỌC ĐƢỜNG TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA

Trong những năm qua, công tác phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng. Văn hóa học đƣờng ở nơi đây đã không ngừng phát triển về chất, trở thành nhân tố quan trọng tạo động lực phát triển nhanh, bền vững, từng bƣớc có bản sắc của Trƣờng trong đời sống xã hội. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng của Trƣờng vẫn còn tồn tại một số bất cập nhƣ:

2.2.1. Bất cập trong nhận thức ở một số tổ chức, đơn vị, cá nhân về tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày nay, trƣớc yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lƣợng nguồn nhân lực, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở giáo dục đại học trong nƣớc lẫn ngồi nƣớc…địi hỏi bản thân mỗi trƣờng đại học phải lựa chọn cho mình một cách thức, hƣớng đi thích hợp, đúng đắn để tận dụng cơ hội, vƣợt qua thách thức, tồn tại và phát triển. Một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu, đƣợc xem là cơ sở, tiền đề, động lực để bản thân mỗi cơ sở

giáo dục đại học phát triển nhanh và bền vững đó chính là việc đẩy mạnh cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng. Với tầm quan trọng đặc biệt nhƣ vậy, lẻ ra cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phải đƣợc tuyệt đại đa số các cá nhân, đơn vị coi trọng, quán triệt. Dù vậy, trên thực tế vẫn còn một số đơn vị, tổ chức, cá nhân chƣa thực sự nhận thức đúng, đầy đủ, sâu sắc về vấn đề này.

Trƣớc hết, đối với các đơn vị, tổ chức: Mặc dù thời gian qua đã có những đóng góp nhất định trong việc phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng; song, một số tổ chức, đơn vị hiện vẫn chƣa có chƣơng trình hành động về phát triển văn hóa học đƣờng của riêng mình. Hệ quả là, từ việc trang bị cơ sở vật chất đến cách thức giao tiếp, hành vi ứng xử, trang phục học đƣờng…vẫn chƣa có sự đồng bộ, thống nhất. Tổ chức Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên – là nơi tập hợp đông đảo lực lƣợng thanh niên, sinh viên; nhƣng công tác giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành nội quy, quy chế, công tác tuyên truyền, giáo dục, định hƣớng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc vẫn còn bộc lộ một số bất cập. Sự hạn chế đó khơng chỉ thể hiện ở nội dung nghèo nàn, thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu, thiếu tính thời sự; mà cịn thể hiện ở hình thức đơn điệu, thiếu sự sáng tạo, hấp dẫn, khơng phù hợp với độ tuổi, đặc tính của sinh viên, đặc thù của ngành nghề đào tạo.

Còn đối với cá nhân nhƣ giảng viên, nhân viên, sinh viên: Hiện vẫn còn một số giảng viên chỉ coi trọng, thậm chí tuyệt đối hóa chun mơn, tri thức, sự hiểu biết của mình; ít quan tâm đến phƣơng pháp giảng dạy, giọng nói, trang phục, tác phong đi đứng, hành vi ứng xử… Do đó, trong sự nghiệp “trồng ngƣời”, họ chƣa thực sự là tấm gƣơng mẫu mực, toàn diện cho sinh viên noi theo. Một số giảng viên, nhân viên cịn cho rằng: phát triển văn hóa học đƣờng là trách nhiệm của Phịng Cơng tác sinh viên, của Đồn, của Hội chứ không phải là trách nhiệm của mình. Hoặc khi thực hiện nhiệm vụ, một số nhân viên quá chú trọng đến việc hồn thành cơng việc mà chƣa chú ý đến cách thức giải quyết công việc nhƣ thế nào cho hợp lý, hiệu quả, đẹp mắt.

Một số giảng viên, nhân viên, sinh viên tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chƣa thực sự hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là trong giao tiếp, ứng xử, mặc trang phục. Một mặt, họ tuyệt đối hóa đến mức cực đoan các giá trị văn hóa truyền thống nhƣ: “một chữ cũng là thầy, nữa chữ cũng là thầy”, “không thầy đố mày làm nên”, sinh viên – ngƣời học ở vị trí thứ yếu; hay mặc trang phục đẹp là phải “kín cổng cao tƣờng”… Điều đó đã cản trở sự năng động, sáng tạo, tính dân chủ, sự bình đẳng, văn minh trong quá trình thực hiện công việc của giảng viên, nhân viên, cũng nhƣ trong quá trình tiếp cận tri thức, hình thành, phát triển nhân cách của sinh viên. Mặt khác, một số giảng viên, nhân viên, sinh viên lại quá nhanh nhạy với cái mới, bài xích, phủ định sạch trơn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để chạy theo, bắt chƣớc, làm theo các trào lƣu, tâm lý sính ngoại; nghĩ là hiện đại, lịch sự, tân tiến, văn minh nhƣng kỳ thực lại là thô kệch, phản cảm, khơng phù hợp với độ tuổi, vóc dáng, tâm lý, văn hóa của con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là khơng phù hợp với mơi trƣờng có tính khn phép, mơ phạm nhƣ ở trƣờng đại học.

Do chƣa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa học đƣờng đối với việc giáo dục và đào tạo con ngƣời toàn diện, nên một số sinh viên chỉ tập trung học các mơn chun ngành, ít quan tâm học các mơn học khác nhất là các mơn Lý luận chính trị, kỹ năng mềm; hay ít tham gia các hoạt động đồn thể, ít cập nhật, tìm hiểu kỹ các nội quy, quy chế nhà Trƣờng đã ban hành; cũng nhƣ ít quan tâm đến việc lựa chọn trang phục, lời nói, cách thức ứng xử trong và ngoài lớp, ý thức bảo quản cơ sở vật chất của nhà trƣờng… Theo kết quả điều tra cho thấy, vẫn còn một bộ phận sinh viên chƣa coi trọng vai trị và chƣa có sự quan tâm đúng mức về cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng: về vai trị, có 31,4% ý kiến đánh giá bình thƣờng, có 1,9% ý kiến đánh giá rất khơng quan trọng và có 4,8% ý kiến đánh giá không quan trọng; về mức độ quan tâm có 31,8% quan tâm, có 4,8% khơng quan tâm, có 1,5% rất khơng quan tâm. Chính việc nhận thức hạn chế đó nên đại đa số sinh

viên xác định trách nhiệm của các chủ thể trong việc phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng rất dàn trải, chƣa phản ánh đúng bản chất của việc phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng đại học [Bảng 9.16].

Có thể nói, chính nhận thức của một số đơn vị, tổ chức, cá nhân cịn hạn chế, phiến diện, thiếu chiều sâu, thiếu tính hệ thống là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng thời gian qua chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận, thống nhất, nề nếp, quy cũ, sức lan tỏa bị hạn chế; thậm chí trên một số mặt, một số lĩnh vực đang tồn tại những biểu hiện lệch lạc đáng báo động. Vì vậy, đi sâu tìm hiểu xác đáng thực trạng, từ đó đề ra các giải pháp khoa học và thực hiện một cách quyết liệt, kịp thới, kiên trì, nhằm nâng cao nhận thức cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân là một u cầu có tính cấp thiết trong thời gian tới của Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2. Bất cập của việc phát huy dân chủ và sự phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là phát triển một cách tồn diện nhằm hƣớng đến sự chuẩn mực, đạt trình độ cao trên tất cả các mặt cơ bản. Trong đó, phải xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên, nhân viên đủ về số lƣợng, cao về chất lƣợng; lực lƣợng sinh viên đào tạo ra trƣờng phải đáp ứng cả trình độ chun mơn lẫn nhân cách, đạo đức, thể lực; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, nghiên cứu khoa học, hoạt động đoàn thể phải tiên tiến, hiện đại; các nội quy, quy chế phải đầy đủ, ổn định… Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên, đòi hỏi Trƣờng cần phát huy dân chủ, các đơn vị, tổ chức, cá nhân cần có sự phối hợp chặt chẽ nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất. Tuy nhiên trên thực tế, công tác này tại Trƣờng vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định.

Đơn cử nhƣ, việc nhà trƣờng chủ trƣơng may áo, quần đồng phục, tặng cặp xách, túi xách cho giảng viên, nhân viên trong toàn trƣờng là một chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn. Bởi, chủ trƣơng trên không chỉ thể hiện sự

quan tâm, ghi nhận cơng sức, trí tuệ đóng góp của đội ngũ giảng viên, nhân viên mà còn cho thấy cách thức, sự quyết tâm trong việc tạo dấu ấn, xây dựng bản sắc, quảng bá hình ảnh của Trƣờng ra ngoài xã hội. Song, do sự lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ giảng viên, nhân viên còn hạn chế nên dẫn đến hệ quả: tặng cặp xách, túi xách, quần, áo đồng phục cho giảng viên, nhân viên nhƣng ít ngƣời sử dụng vì khơng phù hợp với tính chất hoạt động nghề nghiệp. Hay khi lắp đặt, mua sắm một số trang thiết bị phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học; do chƣa nhận đƣợc sự tƣ vấn, góp ý một cách đầy đủ, kỹ lƣỡng từ đối tƣợng thụ hƣởng nên việc đầu tƣ mang lại hiệu quả chƣa cao.

Hoặc, trong cơng tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên. Đây là công việc rất quan trọng trong giáo dục con ngƣời toàn diện ở trƣờng đại học. Tuy nhiên, nhiệm vụ trên mới chỉ đƣợc thực hiện khi sinh viên học tập ở tuần sinh hoạt sinh viên đầu năm, học các môn Lý luận chính trị, Pháp luật đại cƣơng, Cơ sở văn hóa Việt Nam…mà thơi. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục các chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc cho sinh viên hiện vẫn chƣa diễn ra một cách bài bản, đa dạng, có chiều sâu vì chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nhƣ: Đảng ủy, Cơng đồn, Khoa Lý luận chính trị, Phịng Cơng tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên đến các Chi đoàn, Chi hội ở các Khoa, Viện, Trung tâm…

Hay, do chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị nhƣ Phòng Dịch vụ, Phịng Quản trị, Phịng Cơng tác sinh viên…nên một số cơ sở vật chất, trang thiết bị ở Trƣờng hƣ hỏng, xuống cấp chƣa đƣợc phát hiện và chỉnh sửa kịp thời để phục vụ cho công tác dạy và học. Có thể nói, những bất cập kể trên đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng ở Trƣờng thời gian qua. Vì vậy, phát huy hơn nữa dân chủ, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy mạnh cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

2.2.3. Bất cập trong việc đầu tƣ ngân sách phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh là q trình hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực; mặt khác cũng chính là việc đầu tƣ để xây dựng mơi trƣờng văn hóa nhằm giáo dục con ngƣời toàn diện, xây dựng bản sắc, tạo dựng thƣơng hiệu, khẳng định vị thế của Trƣờng trong đời sống xã hội. Trong những năm qua, Trƣờng đã đầu tƣ một lƣợng ngân sách để phát triển tồn diện nhà trƣờng, nhƣng trên thực tế cơng tác này vẫn còn tồn tại một số bất cập nhất định.

Trƣớc hết, do ngân sách đầu tƣ chƣa đủ mạnh, cơng tác giải ngân cịn chậm, nên cơng tác hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Trƣờng vẫn chƣa theo kịp yêu cầu của hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hoạt động đoàn thể của giảng viên, nhân viên và sinh viên. Bên cạnh đó, việc chi trả lƣơng, thƣởng, phụ cấp cho đội ngũ giảng viên, nhân viên vẫn còn tồn tại một số bất cập. Mức lƣơng hàng tháng, thù lao giảng dạy của giảng viên hiện vẫn còn thấp hơn so với một số trƣờng đại học khác trên cùng địa bàn. Sự hạn chế đó đã làm cho công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên tại Trƣờng diễn ra còn chậm, việc thu hút, giữ chân những ngƣời có học hàm, học vị cao gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trên thực tế đã có một số tiến sĩ, phó giáo sƣ, giáo sƣ “lặng lẽ” rời Trƣờng qua các trƣờng đại học hay cơ quan khác làm việc cũng xuất phát từ mơi trƣờng làm việc và chính sách lƣơng, thƣởng chƣa thực sự tốt.

Việc chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Trƣờng cũng đang gây nhiều ý kiến băn khoăn trong đội ngũ giảng viên: ví nhƣ quy định chỉ ghi nhận và thanh toán bài báo đƣợc đăng trong hệ thống tạp chí ISI, Scopus và tạp chí Khoa học và Cơng nghệ của Trƣờng. Về vấn đề này, chúng tôi tán thành việc Trƣờng chỉ ghi nhận và thanh toán các bài báo quốc tế đƣợc đăng trong hệ thống tạp chí ISI, Scopus. Bởi, trên thế giới hiện nay có rất

nhiều tạp chí, nhƣng chỉ có những bài đăng trên các tạp chí thuộc thống ISI, Scopus thì chất lƣợng về mặt khoa học khá đảm bảo. Song, nếu nhƣ các bài báo quốc tế có sứ mệnh giải đáp các vấn đề chung, có tính tồn cầu; thì các bài báo trong nƣớc cũng không kém phần quan trọng khi luận giải các vấn đề đặc thù đặt ra trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Vì vậy, việc quy định chỉ ghi nhận và thanh tốn các bài báo cơng bố trên tạp chí Khoa học và Cơng nghệ của Trƣờng đã vơ tình bó hẹp và làm giảm đi giá trị phần nào kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên. Bởi, tính đến tháng 03/2018, tạp chí Khoa học và Công nghệ của Trƣờng mới chỉ có 04 ngành đƣợc Hội đồng chức danh Giáo sƣ Nhà nƣớc tính điểm (0 - 0,5 điểm), khá nhiều ngành khác ở Trƣờng vẫn chƣa đƣợc tính điểm. Do đó, việc thực hiện quy chế hiện hành khơng chỉ gây ra sự thiệt thịi về vật chất mà còn thiệt hạn về mặt tinh thần cho giảng viên ở các ngành khoa học khác. Hoặc nhƣ một số trƣờng đại học có quy chế thƣởng cho tác giả có bài báo cơng bố quốc tế (ISI/Scopus) lên đến hàng trăm triệu đồng nhƣ: Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (100 - 200 triệu) [41], thì đến tháng 03/2018 Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh mới có thực hiện tăng mức thƣởng từ 30 lên 50 triệu đồng. Ngoài ra, việc chi trả cho giảng viên thực hiện đề tài cấp cơ sở thuộc khối ngành Luật - Giáo dục - Khoa học cơ bản - Lý luận chính trị cịn thấp hơn rất nhiều so với một số cơ sở giáo dục, đơn vị nghiên cứu khác trên cùng địa bàn. Vì vậy, việc ghi nhận một cách toàn diện, chỉ trả ngân sách một cách tƣơng xứng với cơng sức, trí tuệ bỏ ra đang là nguyện vọng chính đáng đối với đại đa số giảng viên hiện nay tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.4. Bất cập về sự tự giác, tự ý thức của một số sinh viên, giảng viên, nhân viên đối với cơng tác phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Phát triển văn hóa học đƣờng tại Trƣờng Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ phụ thuộc vào các nhân tố khách quan, mà còn phụ thuộc rất lớn vào các nhân tố chủ quan; trong đó sự tự giác, ý thức tự tu

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa học đường tại trường đại học công nghiệp tp hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)