Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại việt nam (Trang 52 - 56)

Chƣơng 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính

3.2.1. Nguồn dữ liệu

Bƣớc 1: Tìm hiểu các bài nghiên cứu liên quan để xác định khe hổng nghiên cứu Bƣớc 2: Xây dựng mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Bƣớc 3: Nghiên cứu định tính: Xác định các

nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNBH PNT tại Việt Nam

Bƣớc 4: Nghiên cứu định lượng: Đo lường các

nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB trong các DNBH PNT tại Việt Nam Xây dựng bảng câu hỏi định lượng Kiểm định kết quả khảo sát định tính Xử lý dữ liệu Xây dựng nội dung câu hỏi phỏng vấn Phỏng vấn sâu các chuyên gia Thực hiện khảo sát Xử lý dữ liệu định lượng Nghiên

cứu tài liệu & Quan sát tại doanh nghiệp tác giả công tác

Bƣớc 5:Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, xây dựng và phân tích mơ

hình hồi quy

Dữ liệu thứ cấp: tạp chí, luận văn, cơng trình nghiên cứu đã được công bố Dữ liệu sơ cấp: thu được thông qua quan sát thực tế và tham vấn ý kiến của

các chuyên gia nơi tác giả cơng tác và các chun gia bên ngồi như giảng viên đào tạo về chuyên ngành kế toán – kiểm toán, giảng viên hướng dẫn của tác giả và các chuyên gia từ các đơn vị đối tác trong ngành.

Đối với các nguồn dữ liệu từ tài liệu:

Dữ liệu từ nguồn tài liệu được tác giả tiếp cận dưới dạng các bài báo, luận văn, bài nghiên cứu tại các trường đại học trong và ngồi nước . Qua đó giúp tác giả đúc kết được các vấn đề lý thuyết về HTKSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB, kết hợp với kinh nghiệm đã thu được từ việc tuân thủ và thực thi các thủ tục kiểm sốt trong q trình làm việc, tác giả có thể hiểu và thực hiện các vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu một cách thuận tiện hơn.

Đối với dữ liệu thu thập đƣợc từ kết quả thảo luận, tham vấn ý kiến của các chuyên gia:

Sẽ giúp tác giả hệ thống lại các kiến thức và thông tin thu được từ dữ liệu tài liệu và kết hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam để rút ra các nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

3.2.2. Đối tƣợng khảo sát và mẫu khảo sát trong nghiên cứu định tính

Về cơ cấu các chuyên gia đƣợc lựa chọn phỏng vấn

Các chuyên gia được chọn phỏng vấn phải có trình độ chun mơn cao với số năm làm việc trong ngành tối thiểu là 5 năm gồm:

(1) Lãnh đạo các DNBH PNT tại Việt Nam

(2) Các chuyên gia đảm trách bộ phận kiểm soát rủi ro của các DNBHPNT (3) Các cán bộ của BTC, cục quản lý giám sát bảo hiểm

(4) Các giảng viên chuyên giảng dạy về kế toán-kiểm toán, bảo hiểm (5) Ban giám đốc tại doanh nghiệp nơi tác giả công tác

Đối tƣợng khảo sát

Yêu cầu đối tượng khảo sát phải tốt nghiệp đại học trở lên liên quan đến bảo hiểm và kế tốn, kiểm tốn, có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên trong các lĩnh

vực liên quan gồm:

- Các Trưởng phòng, chuyên viên trong các DNBH PNT - Kiểm toán viên độc lập

- Chuyên viên Bộ Tài Chính - Đồng nghiệp nơi tác giả công tác

Bảng 3.1. Số lƣợng mẫu khảo sát định tính STT Đơn vị khảo sát Số phiếu khảo sát Ghi chú Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Doanh nghiệp BH PNT 78 60% Khảo sát 13 doanh nghiệp 2 Cơng ty kiểm tốn 22 16.9% Khảo sát 2 công ty kiểm

tốn 3 DN tác giả cơng tác 30 23.1%

Tổng cộng 130 100%

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

3.2.3. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định tính 3.2.3.1. Thu thập dữ liệu 3.2.3.1. Thu thập dữ liệu

Trong số 18 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là doanh nghiệp đối tác với gần hơn 50 chuyên gia có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và kiểm soát nội bộ, tác giả đã chọn ra 5 chuyên gia để tham gia phỏng vấn trực tiếp cùng với 1 chuyên gia đến từ Bộ Tài Chính và 2 chuyên gia đến từ doanh nghiệp nơi tác giả cơng tác. Nếu kết quả phỏng vấn có từ 2 phát hiện mới trở lên, tác giả sẽ mở rộng số người phỏng vấn, trường hợp kết quả phỏng vấn khơng có gì khác so với kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả sẽ ngưng phỏng vấn.

Hình thức phỏng vấn:

Phỏng vấn trực tiếp đối với 2 chuyên gia tại DN tác giả công tác và thông qua buổi họp mặt thường niên của hội kế toán trưởng và lãnh đạo của khối các DNBH PNT tại thành phố Hồ Chí Minh vào giữa T02/2019 đối với 5 chuyên gia

DNBH đối tác.

Phỏng vấn qua điện thoại đối với chuyên gia của Bộ Tài Chính.

(Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn)

(Phụ lục 2: Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn)

Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp và thông qua email dưới dạng bảng

câu hỏi. (Phụ lục 3: Bảng câu hỏi khảo sát định tính)

3.2.3.2. Phân tích dữ liệu

Tác giả sử dụng Phương pháp phân tích dạng thức để xác định cấp độ của các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Theo phương thức này, tùy thuộc vào thông tin của dữ liệu cung cấp và tính chất của các nhân tố, các dữ liệu được sắp xếp để rút trích, phân loại và mã hóa theo từng cấp độ: Nhân tố ( cấp độ 1), yếu tố cấu thành nên nhân tố ( cấp độ 2). Trong đó mỗi cấp độ đã được mã hóa sẽ được chi tiết theo từng cấp độ thấp hơn.

Để kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi về ý kiến đồng ý đối với các nhân tố và yếu tố đo lường tương ứng.

Sau đây là quy trình tổng quát các bước thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu định tính:

Bước1: Thu thập dữ liệu Ghi chép các dữ liệu thu được trong quá trình phỏng vấn.

Bước 2:Ghi nhận ý tưởng mới Đọc lại và sắp xếp dữ liệu, ghi nhận ý tưởng mới

Bước 3: Mã hóa dữ liệu Hình thành các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu được áp dụng. Các nhân tố này sẽ được mã hóa và bố trí vào các cột tương ứng với mức độ khái quát: yếu tố giải thích cho nhân tố, nhóm nhân tố.

Bước4: Tổng hợp nhân tố Tổng hợp các dữ liệu đã được mã hóa.

Bước 5:Phân tích và giải thích ý nghĩa nhân tố trong mơ hình

So sánh các phát hiện với thơng tin từ dữ liệu thu được từ kết quả tổng kết các nghiên cứu trước và kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế.

Bước 6:

Kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

Kiểm tra tính chính xác của kết quả nghiên cứu định tính bằng bảng câu hỏi khảo sát về ý kiến đồng ý đối với các nhân tố đã phát hiện và đánh giá bằng phương pháp thống kê với số lượng mẫu lớn thuộc nhiều đối tượng trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Hình 3.4. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu định tính

(Nguồn: Hồ Tuấn Vũ, (2016))

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại việt nam (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)