3.1. Kết quả khảo sát môi trƣờng nuôi cấy vi tảo H. pluvialis
Mật độ tảo bổ sung vào các môi trƣờng nuôi ban đầu đạt 2x105 tế bào/ml. Đƣờng cong sinh trƣởng của vi tảo trên các môi trƣờng ni cấy đƣợc thể hiện qua hình 3.1. Trong các môi trƣờng thử nghiệm, ở môi trƣờng RM và Walne, vi tảo H. pluvialis đạt
hiệu quả tăng trƣởng cao hơn so với các môi trƣờng Bold’s Basal, OHM và f/2 Guillard. Trên hai môi trƣờng RM và Walne, mật độ tảo tăng nhanh trong 8 ngày đầu của mẻ nuôi cấy. Sự sinh trƣờng tiếp tục duy trì và đạt cực đại ở ngày thứ 18, mật độ lần lƣợt là 6,97x105 tế bào/ml ở môi trƣờng RM và 6,57x105 tế bào/ml ở môi trƣờng Walne. Sự sinh trƣởng của tảo ở hai môi trƣờng này giảm dần sau ngày thứ 20. Ở môi trƣờng Bold’s Basal và OHM, tảo tăng chậm và duy trì sự sinh trƣởng cho đến ngày thứ 16 và đạt mật độ tƣơng ứng là 5,12x105 và 4,14x105 tế bào/mL. Sự sinh trƣởng của tảo thấp nhất trên môi trƣờng f/2 Guillard. Mật độ tảo tăng chậm và sự sinh trƣởng chỉ duy trì đến ngày thứ 14 của mẻ nuôi. Nghiên cứu của Imamoglu,Sukan và Dalay (2007). đối với sự sinh trƣởng của H. pluvialis trên các môi trƣờng RM, BG11, OHM và Bold’s
Basal cũng nhƣ nghiên cứu của Đặng Diễm Hồng et al. (2010) trên các môi trƣờng RM, OHM, C và BG11 đều cho thấy sự sinh trƣởng tốt nhất xảy ra trên môi trƣờng RM. Mật độ tế bào H. pluvialis đạt từ 3,8 x105
đến 9,5 x105 tế bào/ml (Đặng Diễm Hồng et al., 2010; Imamoglu,Sukan và Dalay, 2007).
Có sự khác biệt về kích thƣớc của tế bào vi tảo trên các mơi trƣờng ni cấy (hình 3.2). Trên môi trƣờng RM và môi trƣờng Walne, tế bào tảo có kích thƣớc lớn, đạt trung bình lần lƣợt là 27,6±2,7 μm và 25,4±3,5 μm. Trên môi trƣờng Bold’s Basal, tế bào tảo cũng có kích thƣớc khá lớn, đạt trung bình 21,8 μm, tuy nhiên nội chất của tế bào vi tảo trên mơi trƣờng này ít đậm đặc hơn so với mơi trƣờng RM và Walne, thể hiện thông qua khối lƣợng khô của sinh khối vi tảo tích lũy thấp hơn sau 22 ngày ni cấy (bảng 3.1). Ở mơi trƣờng OHM và f/2 Guillard, kích thƣớc tế bào tảo nhỏ, trung bình lần lƣợt là 16,3±2,2 μm và 15,6±3,9 μm. Cũng trên hai môi trƣờng này, qua các thế hệ, kích thƣớc tế bào tảo có xu hƣớng giảm dần. Nhƣ vậy, trong các mơi trƣờng khảo sát, môi trƣờng RM đƣợc đánh giá là phù hợp cho sự sinh trƣởng của vi tảo H. pluvialis so với các môi trƣờng nuôi cấy khác.