Quá trình hình thành và thành lập các xã trên địa bàn huyện Tháp Mười

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước huyện tháp mười (Trang 31 - 36)

5. Bố cục của đề tài

2.2. Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSX qua KBNN Tháp Mười

2.2.1. Quá trình hình thành và thành lập các xã trên địa bàn huyện Tháp Mười

Khi mới thành lập huyện Tháp Mười chỉ có 8 xã gồm: Mỹ Đông, Mỹ Quý, Đốc Binh Kiều, Thanh Mỹ, Trường Xuân, Mỹ An và xã Hưng Thạnh. Trụ sở UBND huyện được đóng ở xã Mỹ An. Những năm đầu thành lập, điều kiện kinh tế xã hội hết sức khó khăn. Phần lớn người dân sống bằng nghề nông, sản xuất lúa chiếm 95,28%, hoa màu, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản là ngành chủ lực của huyện. Đến năm 1984 thêm 2 xã được thành lập là Tân Kiều và Phú Điền từ việc chia tách 4 xã Mỹ Hòa, Đốc Binh Kiều, Mỹ An, Thanh Mỹ. Đến năm 1997 thành lập thêm xã Thạnh Lợi và năm 1999 là xã Láng Biển. Nâng tổng số xã trên địa bàn lên 12 xã và 01 thị trấn.

2.2.2 Tình hình thu – chi trên địa bàn xã tại huyện Tháp Mười

Thu ngân sách xã để đảm bảo kinh phí kinh phí hoạt động của xã, thực hiện nhiệm vụ thuộc cấp mình quản lý. Nguồn thu NSX được quy định cụ thể theo luật ngân sách và phí, lệ phí.

Bảng 2.1. Số liệu Tình hình thu - chi NSX trên địa bàn huyện Tháp Mười giai đoạn 2015-2018

ĐVT: triệu đồng Năm NS

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng thu 66.071 77.466 90.199 115.672

* Thu khác NSX 8.876 8.168 8.068 7.312

* Thu chuyển giao 53.241 67.149 79.056 101.844

- Bổ sung cân đối cho NSX 19.048 19.048 56.654 56.564

- Bổ sung mục tiêu cho NSX 34.193 48.101 22.402 45.189

* Thu chuyển nguồn NSX 194 4.714

*Thu kết dư NSX 3.954 2.149 2.881 1.802

Tổng chi 63.921 74.586 88.397 112.341

* Chi ngân sách xã 63.921 74.586 88.397 106.870

Chi đầu tư NSX 1.056 1.885 692 61

Chi TX NSX 62.865 72.507 82.991 106.809

Chi chuyển nguồn NSX 194 4.714 5.470

(Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười)

Qua bảng tình hình thu - chi NSX giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy mặc dù tổng thu ngân sách tăng đều qua từng năm, năm 2018 tăng 49.601 triệu đồng so với năm 2015, tăng đến hơn 75% song ta thấy nguồn thu NSNN tại xã chiếm tỷ trọng khơng đáng kể, có xu hướng giảm dần hàng năm ta có thể thấy nguồn thu khác năm 2018 còn thấp hơn các năm trước đó. Điều đó có thể hiểu là do tùy thuộc vào từng giai đoạn kế hoạch ngân sách từng năm của địa phương, cùng với việc người dân làm ăn thuận lợi trúng mùa được giá nên thu NSNN cao. Từ bảng trên ta có thể thấy nguồn thu chủ yếu của NSX là từ việc cấp chuyển giao từ ngân sách huyện về cho xã. Song ta thấy chỉ tiêu cân đối ngân sách ổn định 2 năm liên tục đều này phù hợp với tình hình kế hoạch tài chính của NSĐP; Chỉ tiêu bổ sung có mục tiêu cũng có tăng, giảm qua các năm, khoản thu này chủ yếu phục vụ cho việc chi tiêu thực hiện

các chương trình mục tiêu quốc gia, chi đầu tư phát triển hạ tầng ở địa phương và các khoản chi đột xuất khác theo quy định ngồi dự tốn đầu năm của đơn vị. Về thu chuyển nguồn, việc luật NSNN 2015 có hiệu lực đã phần nào tác động đến tình hình sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chi của các đơn vị cấp xã, nguồn kinh phí được giao theo quy định của luật NSNN phải được chuyển nguồn và chuyển nhiệm vụ chi.

Ngồi ra ta có thể thấy các xã đã có cách thức quản lý thu tại địa phương tốt hơn, hạn chế thất thốt thu NSNN, góp phần ổn định nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên chi ngân sách cũng tăng từ 63.921 triệu đồng năm 2015 lên đến 112.340 triệu đồng năm 2018, tăng đến gần 76% tương đương với 48.419 triệu đồng, một phần chi thường xuyên tăng mạnh là do 3 lần thực hiện cải cách tiền lương năm 2016; năm 2017 và năm 2018. Nhưng qua báo cáo số liệu hàng năm, tình hình thực tế vẫn thấy các hoạt động chi thường xuyên tăng cao, một số nội dung chi còn quy định chung chung dẫn đến một số đơn vị xã nghĩ sai hoặc cố tình nghĩ sai để hợp thức hóa chứng từ rút kinh phí từ Kho bạc, điển hình như các khoản chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống của hội nghị ở xã diễn ra rất nhiều, các khoản khốn cơng tác phí, tiếp khách và một số khoản chi khác …. Qua đó cho thấy mặc dù tổng thu ngân sách hàng năm có tăng nhưng tổng chi ngân sách cũng tăng tương ứng, dù chưa thâm hụt ngân sách nhưng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách xã.

Đơn vị tính: Triệu đồng 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2.1 Số liệuthu NSX -chi NSX giai đoạn

năm 2015 - 2018

Tổng thu NSX Tổng chi NSX

Nhìn chung qua biểu đồ tổng thu – chi NSX giai đoạn 2015 - 2018 cho thấy tổng nguồn thu NSX tạm thời đủ, đảm bảo được nhiệm vụ chi của xã, song nguồn thu NSX không thể bù đắp cho việc chi thường xuyên tại xã mà cần nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên. Năm 2015-2016 ngân sách chỉ bổ sung cân đối hàng năm của huyện cho NSX là 19.048 triệu đồng/năm nhưng đến 2017-2018 ngân sách huyện bổ sung đến 56.654 triệu đồng/năm, tăng hơn 197% tương đương với 37.606 triệu đồng/năm. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường nhiệm vụ chi cho các xã theo giai đoạn nhiều hơn. Các nhiệm vụ chi chương trình mục tiêu quốc gia, chi đảm bảo an sinh xã hội, sự nghiệp phát triển KT- XH… cùng với việc gắn trách nhiệm điều hành, quản lý có trách nhiệm hơn đối với người đứng đầu đơn vị. Qua đó,

các xã phát huy được tiềm lực của địa phương nhầm tăng nguồn thu ngân sách xã giảm dần nguồn bổ sung cân đối.

Bảng 2.2. Số liệu chi thường xuyên ngân sách xã so với tổng chi ngân sách xã giai đoạn 2015-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm NS Nội dung 2015 2016 2017 2018 Tổng chi NSX 63.921 74.586 88.397 112.341

Chi thường xuyên NSX 62.865 72.507 82.991 106.809

Tỷ trọng (%) 98,3% 97,2% 94% 95%

(Nguồn: Báo cáo của KBNN Tháp Mười)

2015 2016 2917 2018

Tổng chi NSX 63,921 74,586 88,397 112,341

Chi thường xuyên NSX 62,865 72,507 82,991 106,809

0 20 40 60 80 100 120

Biểu đồ 2.2 Số liệu chi thường xuyên NSX so với tổng chi NSX giai đoạn 2015-2018

Tổng chi thường xuyên có xu hướng tăng dần so với tổng chi NSNN cấp xã giai đoạn 2015-2018. Qua biểu đồ cho ta thấy nhu cầu chi tiêu NSX trên địa bàn huyện Tháp Mười ngày càng tăng. Vì vậy, địi hỏi các cấp chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý tài chính phải tăng cường công tác quản lý chi NSX đặc

biệt là chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã tại kho bạc nhà nước huyện tháp mười (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)