5. Bố cục của đề tài
3.2. Một số kiến nghị trong KSC thường xuyên ngân sách xã
3.2.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính
- Hệ thống văn bản phải được ban hành kịp thời và phải thống nhất. Cần thống nhất về chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, mẫu biểu chứng từ KBNN cho phù hợp, kết hợp các mẫu biểu giao dịch tại Kho bạc có cùng nội dung. Việc thường xuyên thay đổi mẫu biểu không chỉ làm lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước, gây nhiều bất cập, khó khăn cho ĐVSDNS mà cịn cho cả hoạt động KSC tại KBNN .
- Cần quy định rõ ràng hơn các tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên, chế độ đãi ngộ phù hợp với thực tiễn, phù hợp với vị trí, với điệu kiện thực tế tại địa phương để nâng hơn nữa kết quả sử dụng ngân sách, duy trì ổn định nhân sự và thu hút nhân tài về các xã vùng sâu đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng cơ chế về trách nhiệm rõ ràng từng cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm trong việc quản lý ngân sách. Có quy định rõ ràng về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NSNN
- Tăng cường các biện pháp xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực sử dụng ngân
sách nhầm răng đe và giảm rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng.
3.2.2. Kiến nghị với KBNN
- Cần quy định rõ ràng hơn về quy trình xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực KBNN. Sửa đổi một số nội dung về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền ra quyết định xử phạt và các hình thức xử phạt cho phù hợp và được sự thống nhất của toàn hệ thống. Phải thực hiện đồng bộ từ KBNN Trung ương đến KBNN huyện.
- Xây dựng phần mềm hỗ trợ song hành với chương trình TABMIS để phục vụ cho cơng tác đối chiếu dự tốn, đối chiếu tài khoản tiền gửi. Ngoài ra cấn xây dựng thêm ứng dụng hỗ trợ tra cứu mẫu dấu, chữ ký của ĐVSDNS liên kết với hệ thống TABMIS qua phần mềm dịch vụ công; ứng dụng về cảnh báo rủi ro trong nghiệp vụ thu – chi ngân sách, phần mềm tổng hợp báo cáo cho toàn hệ thống. Vì vậy, vấn đề trọng tâm là phải xây dựng được cơ sở hạ tầng công nghệ - tin học đủ mạnh, ổn định, bền vững để truyền tải những dữ liệu thông tin kịp thời phục vụ
tổng kế toán Nhà nước như hiện nay.
- Tiếp tục cải thiện quy trình kế toán KBNN hiện đại hơn, đơn giản về thủ tục kiểm sốt để tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngấn sách.
- Hạn chế danh mục báo cáo giấy, tăng cường báo cáo điện tử, bỏ bớt các chỉ tiêu trùng lắp, giảm số lượng báo cáo, xây dựng công thức báo cáo hợp lý.
- Cần tăng tác kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành có chất lượng, hiệu quả chắc chắn sẽ đem lại cho đơn vị nhiều lợi ích như các sai sót trong q trình tác nghiệp được khắc phục nhanh chóng, kịp thời; giảm bớt rủi ro tiềm ẩn trong công tác chuyên môn đảm bảo tính chính xác của các số liệu; đảm bảo cho cán bộ công chức tuân thủ nội quy, quy chế quy trình nghiệp vụ, cũng như các quy định của pháp luật, đảm bảo đơn vị hoạt động hiệu quả, sử dụng tốt các nguồn lực và đạt được mục tiêu nhiệm vụ chính trị được giao.
- Cơng tác xử phạt gặp nhiều khó khăn nhưng có thể mang lại hiệu quả tích cực sau khi xử lý sai phạm. Quy trình xử phạt cịn nhiều vướng mắc chính vì thế KBNN cần sớm ban hành quy trình giao dịch một cửa trong lĩnh vực chi thường xuyên, cần ràng buộc rõ trách nhiệm, tránh việc nể nang, dựa vào mối quan hệ tự ý trả hồ sơ để đơn vị hoàn thiện chứng từ tránh bị xử phạt.
3.2.3. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã
- Thường xuyên cập nhật cơ chế vận hành thuộc lĩnh vực kế toán đặc biệt là lĩnh vực kế tốn xã; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại đơn vị.
- Học tập, nâng cao trình độ tin học, ứng dụng và khai thác tốt phần mềm kế toán NSX để thuận tiện hơn trong quá trình lập chứng từ, thực hiện đối chiếu và quyết toán số liệu hàng năm.
- Tạo môi trường thuận lơi, chủ động phối hợp với cho KBNN Tháp Mười để tháo gỡ những khó khăn trong q trình kiểm soát chi. Mặt khác, UBND xã cần tham mưu đề xuất UBND huyện, Phịng tài chính huyện và HĐND cấp xã cần bổ sung cân đối ngân sách kịp thời, cấp bù hụt thu tránh để thâm hụt ngân sách hàng năm.
- UBND các xã cần kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền về việc tuyển dụng, bổ sung đầy đủ cơng chức có đủ trình độ, năng lực để thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách tại xã.
- Thủ trưởng đơn vị cần chú trọng và quan tâm nhiều hơn về lĩnh vực tài chính. Xây dưng, ban hành quy chế chi tiêu trong đơn vị đúng tiêu chuẩn định mức của Nhà nước trên tinh thần tiết kiệm, hài hòa và trên phạm vin ngân sách cho phép
- Xây dựng quy chế chi tiêu chi cụ thể cho từng nhóm chi cụ thể như: định mức khốn về văn phịng phẩm, khốn cơng tác phí theo tháng, th khốn… để có căn cứ kiểm sốt và thanh tốn cho đói tượng thụ hưởng.
Dự toán NSX phải được lập dựa trên nền tảng của dự toán năm trước, tránh việc tùy tiện xây dựng theo cảm tính. Phải được dự tốn theo thực tế bám sát tình hình kinh tế phát triển của địa phương. Phải theo sự giám sát của HĐND, các ban ngành đồn thể, các tổ chức chính trị. Có như vậy dự tốn mới đáp ứng được nhu cầu chi hoạt động của đơn vị, hạn chế bị thâm hụt, mất cân đối và điều chỉnh nhiều lần trong năm ngân sách.
Sau khi dự toán năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi chi tiêu đơn vị phải bám sát kế hoạch chi để sử dụng kinh phí cho phù hợp và tuân thủ dự toán được duyệt. Nếu phát sinh những khoản chi cấp bách ngoài dự kiến cần thiết phục vụ nhu cầu hoạt động, đơn vị phải có đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh dự tốn cho phù hợp và đúng với thủ tục hành chính. Đơn vị UBND xã không được quyền tự ý điều chỉnh dự tốn chi mà khơng thông qua sự giám sát của HĐND xã. Đây là yêu cầu cần thiết về thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước