6 Xem kết quả kiểm định chi tiết ở Phụ lục 5.
5.1. Kết quả nghiên cứu
Luận văn được thực hiện với mục tiêu tìm ra ảnh hưởng của việc vay nợ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua mẫu nghiên cứu bao gồm 589 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2008 – 2017. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Different-GMM để tiến hành hồi quy mơ hình nghiên cứu. Từ kết quả thực nghiệm, Luận văn đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu liên quan đến tác động của việc vay nợ ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tiên, kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ vay nợ
ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, đối với các doanh nghiệp có khả năng gia tăng tỷ lệ vay nợ ngân hàng sẽ cải thiện được khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mình. Kết quả này phù hợp với các lý thuyết về tài chính hiện nay khi cho rằng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp luôn chịu tác động bởi việc sử dụng các nguồn tài trợ khác nhau. Theo đó, nợ vay từ ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ được các vấn đề về đạo đức của ban giám đốc vì nợ vay từ ngân hàng được xem là một công cụ giám sát hiệu quả (Diamond, 1984).
Tiếp theo, Luận văn tiến hành kiểm định chiều hướng tác động của nợ vay ngân
hàng đến giá trị thị trường của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ vay nợ ngân hàng và giá trị thị trường của doanh nghiệp và các doanh nghiệp do ngân hàng tài trợ hồn tồn có thể sẽ có giá trị thị trường cao hơn. Cụ thể hơn, Luận văn thống kê được khi công ty gia tăng khoản vay ngân hàng trong cơ cấu nợ, giá trị thị trường được đo bằng Tobin’s Q sẽ giảm đi, nguyên nhân có thể là do phản ứng tiêu cực của thị trường đối với các hợp đồng vay mới. Chỉ khi
tỷ lệ vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp cao hơn 80% thì mới bắt đầu có tác động tích cực đến giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Cuối cùng, tác giả tiến hành phân mẫu nghiên cứu thành hai nhóm: Doanh nghiệp bị
kiệt quệ tài chính và Doanh nghiệp không bị kiệt quệ tài chính để kiểm định tác động của kiệt quệ tài chính đến mối tương quan giữa tỷ lệ vay nợ ngân hàng và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Đối với nhóm doanh nghiệp khơng bị kiệt quệ tài chính, tác giả tìm thấy mối tương quan như kết quả ở mơ hình 2. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ở nhóm các doanh nghiệp bị kiệt quệ tài chính, kết quả nghiên cứu lại cho thấy một kết quả hoàn toàn khác về mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ ngân hàng và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tác giả lại tìm thấy mối tương quan dương giữa tỷ lệ nợ vay ngân hàng và giá trị thị trường đối với các doanh nghiệp kiệt quệ tài chính. Kết quả này ngụ ý rằng thị trường đánh giá cao sự tham gia của các ngân hàng vào các hợp đồng đi vay tại các doanh nghiệp trong những thời điểm họ khó khắn về tài chính. Tuy nhiên, nếu cấu trúc vốn của một doanh nghiệp lại có quá nhiều nợ từ ngân hàng có thể dẫn đến giảm giá trị thị trường, điều này cho thấy thị trường sẽ không tin vào khả năng của ngân hàng trong việc một mình vực dậy tình hình tài chính của doanh nghiệp.