ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 49)

Qua các phân tích trên, có thể thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng giảm sút rõ rệt. Đặc biệt, một số QTDND có tỷ suất sinh lợi quá thấp, hiệu quả kinh doanh không cao thậm chí thua lỗ do đó có sức chịu đựng kém đối với các rủi ro liên quan đến lòng tin của người gửi tiền cũng như các thành viên tham gia góp vốn và các rủi ro khác.

Thực tế cho thấy, dưới ảnh hưởng thông tin tiêu cực từ các QTDND tại tỉnh Đồng Nai cuối năm 2017, một số QTDND tỉnh Lâm Đồng đã có hiện tượng thành viên rút tiền gửi cũng như rút vốn góp ảnh hưởng một phần tới khả năng thanh khoản của các QTDND. Nếu như trước năm 2017 các QTDND đều có sự tăng trưởng huy động dương qua các năm thì đến cuối năm 2017 có 7/18 QTDND tăng trưởng vốn huy động âm với tổng số chênh lệch so với năm 2016 là 56,9 tỷ đồng. Trong các QTDND có hiện tượng khách hàng rút tiền, giảm số dư vốn huy động có cả các QTDND có tỷ suất sinh lợi cao trên tỉnh Lâm Đồng như QTDND B’Lao, Phường 2, Lộc Sơn. Đến 2018, mặc dù vẫn có 6/18 QTDND tăng trưởng vốn huy động âm tuy nhiên tổng số chênh lệch so với năm 2017 đã giảm còn 54 tỷ đồng. Đặc biệt, ở 03 QTDND có tỷ suất sinh lợi cao nêu trên khơng cịn hiện tượng khách

32,0% 33,8% 34,2% 40,9% 36,8% 34,8% 34,9% 36,4% 25,5% 24,8% 18,10% 21,84% 23,19% 27,24% 26,47% 22,73% 23,97% 24,28% 18,55% 17,51% 0,44% 15,49% 11,55% 16,66% 13,49% -22,43% 9,72% 10,47% 10,83% 7,97% -30,0% -20,0% -10,0% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Cao nhất Trung bình Thấp nhất

hàng rút tiền gửi, tăng trưởng vốn huy động đạt lần lượt là 1,4%, 7% và 10,8%. Thêm vào đó, nếu có biến cố xảy ra, người gửi tiền lo ngại trước những tin đồn không tốt về hoạt động của QTDND dẫn đến rút tiền hàng loạt thì một QTDND có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận tích lũy nhiều có thể tạm thời sử dụng nguồn vốn tự có, lợi nhuận tích lũy để tạm thời sử dụng chi trả cho những yêu cầu rút tiền này và duy trì việc đảm bảo khả năng chi trả trong thời gian lâu hơn so với các QTDND có tình hình kinh doanh kém hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy trong bối cảnh tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng liên tục giảm sút trong thời gian qua cùng với nhiều thông tin tiêu cực từ các QTDND trong nước thì việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng là việc rất cần thiết để từ đó có các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng, đảm bảo cho các QTDND hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động.

Mặt khác, trên thế giới và tại Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của TCTD. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng được công bố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu mơ hình hoạt động, lịch sử hình thành và phát triển, kết quả hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Chương 2 đã tập trung làm nổi bật xu hướng đi xuống của tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua, liên hệ thực tế với những thông tin tiêu cực về QTDND trong nước ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng từ đó nêu lên sự cần thiết phải nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA

QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, QTDND (tên gọi ở Việt Nam) được xem như là một ngân hàng thương mại với đặc thù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ. Tại Việt Nam, QTDND là một tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho vay như ngân hàng thương mại (Trương Đông Lộc, 2016). Do chức năng hoạt động tín dụng khá tương đồng như vậy nên ngoài lược khảo bài nghiên cứu đối tượng là QTDND, luận văn lược khảo thêm một vài nghiên cứu tiêu biểu khác về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại.

3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân 3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân 3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân

Theo Seibel (2009), QTDND là một tổ chức tài chính chính thức hoạt động dưới dạng hợp tác xã tín dụng nơng thơn, tự huy động các nguồn lực để hoạt động kinh doanh và mở rộng phát triển từ nguồn lợi nhuận tạo ra tuy nhiên phải tuân thủ các khung pháp lý, thực thi đầy đủ các tiêu chuẩn thận trọng dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý.

Theo Trần Thị Thanh Tú và Trần Bình Minh (2016), QTDND là hợp tác xã kết hợp tiết kiệm và tín dụng phục vụ người nghèo ở khu vực nông thôn và người có hồn cảnh khó khăn nơi khơng có tổ chức tài chính chính thức khác.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010), QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập một cách tự nguyện dưới mơ hình hợp tác xã bởi các pháp nhân, cá nhân hay hộ gia đình. QTDND thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ các thành viên phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống.

3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân

Theo Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thơng tư 04/2015/TT-NHNN thì hoạt động của QTDND bao gồm:

- Huy động vốn: QTDND được thực hiện nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của các khách hàng là thành viên của QTDND và các khách hàng không phải là thành viên của QTDND tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện về tỷ lệ nhận tiền gửi trong thành viên phải bảo đảm tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của QTDND. Ngoài huy động vốn bằng nhận tiền gửi, QTDND cịn có thể huy động vốn thơng qua việc vay vốn điều hòa, vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, vay vốn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác (trừ QTDND khác) và nhận ủy thác vốn cho vay từ Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.

- Hoạt động cho vay: QTDND thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng là thành viên của QTDND. Riêng đối với trường hợp khách hàng chưa phải là thành viên, QTDND chỉ thực hiện cho vay đối với khách hàng có tiền gửi tại QTDND và khách hàng là hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của QTDND. Trong hoạt động cho vay, cũng như các NHTM, QTDND phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng và phải tự chịu trách nhiệm đối với các quyết định trong hoạt động cho vay của mình.

- Hoạt động khác: Ngoài hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay, QTDND còn được phép thực hiện một số hoạt động dịch vụ khác như cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, các dịch vụ về tư vấn tài chính, ngân hàng cho các thành viên của quỹ…

3.1.3. Vai trị của quỹ tín dụng nhân dân

- Tương trợ các thành viên cùng phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống: Được thành lập dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên là các cá nhân, hộ gia đình sinh sống với nhau trên cùng một địa bàn do đó QTDND là tổ chức đầu mối liên kết các thành viên giúp đỡ nhau cùng phát triển rất hiệu quả. Các thành viên tham gia QTDND có thể giúp đỡ, hỗ trợ vốn cho nhau để cùng nhau phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống của các thành viên. Ngoài ra, khi tham gia

QTDND, các thành viên cịn có thể được tư vấn, cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh từ đó phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình và hỗ trợ ngược lại các thành viên khác. Thành viên QTDND cũng được hưởng các quyền lợi của QTDND với tư cách là chủ sở hữu như được chi lãi vốn góp, được tham gia biểu quyết quyết định các vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động của QTDND thông qua Đại hội thành viên được tổ chức hàng năm.

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương, hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ tín dụng, ngân hàng đặc biệt là người dân ở khu vực kinh tế nơng nghiê ̣p - nơng thơn: QTDND góp phần tạo thêm một kênh cung cấp các dịch vụ về tín dụng, ngân hàng cho người dân trên địa bàn hoạt động của mình đặc biệt là các địa bàn nông thơn nơi mạng lưới NHTM chưa có. Người dân khi tham gia thành viên của QTDND sẽ được hưởng lợi từ các sản phẩm, dịch vụ do QTDND cung cấp với tư cách vừa là khách hàng vừa là thành viên của QTDND. Qua hoạt động huy động vốn của QTDND, người dân sẽ nâng cao được ý thức tiết kiệm và tích lũy. Đồng vốn nhàn rỗi của người dân sẽ được huy động để tiếp tục phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh từ đó hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, thơng qua hoạt động tư vấn tài chính, ngân hàng, cung cấp thơng tin sẽ nâng cao dần trình độ, nhận thức của người dân ở vùng nơng thôn, tránh được các tệ nạn về cho vay nặng lãi.

3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân 3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi 3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi

- Lợi nhuận: Theo Rose và Hudgins (2004) lợi nhuận của ngân hàng là phần chênh lệch giữa các khoản thu nhập của ngân hàng (thu nhập từ lãi cho vay, các loại phí dịch vụ, thu nhập khác) và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra các khoản thu nhập này (lãi chi trả cho tiền gửi của khách hàng, tiền lương người lao động, tiền thuế, chi phí dự phịng…). Lợi nhuận là tiêu chí quan trọng tuy nhiên khi dùng lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng thì chưa đầy đủ vì lợi nhuận khơng phản ánh được tỷ lệ thu nhập đạt được của ngân hàng trên 1 đơn vị tài sản. Do đó, để đánh giá chính xác hơn tình hình họat động của ngân hàng

người ta sử dụng tỷ suất sinh lợi.

- Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi là các tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào có tỷ suất sinh lợi càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó càng hiệu quả và ngược lại.

3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi

3.2.2.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets – ROA)

- Khái niệm: Theo Rose và Hudgins (2004), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một tỷ số thể hiện tính hiệu quả của cơng tác quản lý, tỷ số này phản ánh năng lực của ban lãnh đạo trong việc chuyển đổi tài sản của ngân hàng trở thành thu nhập rịng.

- Cơng thức tính:

ROA = Thu nhập ròng Tổng tài sản

- Ý nghĩa: ROA cho thấy được một đồng tài sản của ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. ROA giúp các nhà quản lý ngân hàng và các nhà đầu tư thấy được tài sản của ngân hàng có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Tỷ số ROA càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả.

Về cấu trúc, tài sản ngân hàng gồm nguồn vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả. Các ngân hàng có địn bẩy tài chính thấp hay nợ phải trả thấp thường sẽ có ROA cao trong khi ROE thấp do vốn chủ sở hữu của ngân hàng đó lớn. Việc phân tích dựa vào ROE sẽ bỏ qua các rủi ro liên quan đến địn bẩy tài chính do ROE chỉ tập trung vào nguồn vốn chủ sở hữu nên ROA được xem như là tỷ số tài chính đánh giá lợi nhuận tốt hơn ROE.

3.2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity – ROE)

- Khái niệm: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đo lường thu nhập từ phần vốn góp của các chủ sở hữu ngân hàng. Nó phản ánh thu nhập mà các cổ đơng của ngân hàng có thể nhận được từ việc đầu tư tài sản của mình vào ngân hàng.

ROE = Thu nhập ròng Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: ROE phản ánh lợi nhuận mà các cổ đơng có thể được hưởng dựa trên vốn góp của họ và được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của các cổ đơng. Nó cho thấy được số tiền lợi nhuận có thể tạo ra được từ một đồng vốn chủ sở hữu. ROE càng cao cho thấy ngân hàng sử dụng vốn của các cổ đông càng hiệu quả. ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động thiếu hiệu quả. Ngồi ra, đối với một ngân hàng có ROE thấp sẽ thiếu lợi nhuận tích lũy từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh do các yếu tố pháp lý ràng buộc liên quan đến tỷ lệ vốn được đầu tư tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. ROE bằng ROA nhân với tỷ lệ tổng tài sản/vốn chủ sở hữu do đó ROE cịn thường được gọi là hệ số nhân vốn ngân hàng.

3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân 3.3.1. Các yếu tố nội tại 3.3.1. Các yếu tố nội tại

3.3.1.1. Quy mô tổng tài sản

Trong hầu hết các nghiên cứu về tài chính, quy mơ ngân hàng thường được đo lường dựa trên quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Tài sản là nguồn lực do ngân hàng kiểm sốt và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản mang lại là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của ngân hàng hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà ngân hàng chi ra. Khi nghiên cứu về tỷ suất sinh lợi, biến quy mô tổng tài sản thường được đưa vào để xem xét tác động trong nhiều cơng trình nghiên cứu như Anbar và Alper (2011), Masood và Ashraf (2012), Owoputi và cộng sự (2014), Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018).

3.3.1.2 Vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu đầu tư nên ngân hàng không phải cam kết thanh tốn. Ngân hàng có quyền sử dụng linh hoạt nguồn vốn này một cách chủ động sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn chủ sở hữu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn nhưng lại là điều kiện cần thiết để ngân hàng hoạt động. Nguồn

vốn chủ sở hữu ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển quy mô ngân hàng, là cơ sở để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Điển hình các cơng trình nghiên cứu đã tìm ra tác động của vốn chủ sở hữu đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng như Abreu và Mendes (2001), Alexiou và Sofoklis (2009), Ramadan và cộng sự (2011), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017).

3.3.1.3. Tăng trưởng vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được từ các cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế. Tại một số nghiên cứu thực nghiệm, tăng trưởng vốn huy động là tiêu chí đo lường tăng trưởng của các ngân hàng. Các ngân hàng có tốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh lâm đồng (Trang 25 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)