Biến phụ thuộc ROA ROE
Hệ số Mức ý nghĩa Hệ số Mức ý nghĩa SIZE 0,0017685 0,000 0,0278301 0,000 EQUITY 0,0994681 0,000 -1,068353 0,000 DEPOSIT 0,000141 0,791 0,0084416 0,325 NPLS -0,1047657 0,000 -1,673397 0,000 GDP -0,1636877 0,000 -2,771313 0,000 CPI 0,0132322 0,003 0,1828055 0,014 Hằng số -0,0030808 0,483 0,1403344 0,053 (Nguồn: Phụ lục 2 và 3)
Qua các kết quả kiểm định ở trên, trong trường hợp này mơ hình FGLS là phù hợp nhất. Kết quả ước lượng FGLS cho thấy đối với mơ hình ROA thì 5 trong trong số 6 biến được đưa vào mơ hình bao gồm quy mơ tổng tài sản, vốn chủ sở
hữu, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ở mức ý nghĩa 5%, biến tăng trưởng vốn huy động khơng có ý nghĩa giải thích cho ROA.
Tương tự, đối với ROE thì cũng có 4 biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1% bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế và biến CPI có ý nghĩa thống kê mức ý nghĩa 5%. Ở mức ý nghĩa 5%, biến tăng trưởng vốn huy động cũng khơng có ý nghĩa giải thích cho biến ROE.
Phương trình hồi quy được viết lại như sau:
ROAit = - 0,00308 + 0,00177 SIZEit + 0,09947 EQUITYit - 0,10477 NPLSit - 0,16369 GDPt + 0,01323 CPIt + εit
ROEit = 0,14033 + 0,02783 SIZEit - 1,06835 EQUITYit - 1,6734 NPLSit - 2,77131 GDPt + 0,18281 CPIt + εit
4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu - Quy mô tổng tài sản (SIZE) - Quy mô tổng tài sản (SIZE)
Quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều với cả ROA và ROE của các QTDND. Điều này nghĩa là QTDND có quy mơ tổng tài sản càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao và ngược lại. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây của Anbar và Alper (2011), Owoputi và cộng sự (2014), Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018).
Hệ số hồi quy của biến SIZE đối với ROA và ROE lần lượt là 0,00177 và 0,02783 đều ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi SIZE tăng/giảm 1% thì ROA và ROE tăng/giảm lần lượt là 0,00177% và 0,02783%. Mối quan hệ này có thể giải thích là đối với các QTDND có quy mơ tổng tài sản lớn thường có lãi suất huy động thấp hơn và sử dụng chi phí hiệu quả hơn so với QTDND có quy mơ tổng tài sản nhỏ hơn do đó tỷ suất sinh lợi cũng cao hơn.
Thực tế, qua số liệu đến cuối năm 2018, hầu hết các QTDND có tỷ suất sinh lợi cao đều có quy mơ tổng tài sản khá lớn trên 200 tỷ đồng, 03 QTDND có quy mơ tổng tài sản lớn nhất trong các QTDND tỉnh Lâm Đồng (B’Lao, Lộc Sơn, Phường
2) cũng là 03 QTDND có tỷ suất sinh lợi dẫn đầu các QTDND tỉnh Lâm Đồng.
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (EQUITY)
Hệ số hồi quy của biến EQUITY với mơ hình ROA là 0,09947 nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi EQUITY tăng/giảm 1% thì ROA tăng/giảm 0,0995%. Ngược lại, đối với ROE, hệ số hồi quy của biến EQUITY là – 1,06835 nghĩa là ở mức ý nghĩa 1% trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, khi EQUITY tăng/giảm 1% thì ROE giảm/tăng 1,06835%. Điều này cho thấy QTDND có vốn chủ sở hữu càng lớn thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao trong khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng thấp. Kết quả nghiên cứu không phù hợp với kỳ vọng tuy nhiên vẫn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Ramadan và cộng sự (2011), Hồ Thị Lam và cộng sự (2017).
QTDND có vốn chủ sở hữu lớn tức là số vốn góp của các thành viên góp vốn nhiều hoặc/và có nhiều thành viên tham gia góp vốn. Việc có nhiều thành viên tham gia góp vốn hoặc/và một số thành viên góp vốn lớn vào QTDND sẽ tạo được lịng tin cho các thành viên khác gửi tiền, từ đó QTDND có thể huy động được nguồn vốn huy động với chi phí thấp hơn làm gia tăng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của QTDND. Thêm vào đó, theo các quy định hiện hành, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của QTDND thông qua các giới hạn như giới hạn mua sắm, đầu tư tài sản cố định không vượt quá 50% vốn chủ sở hữu, giới hạn cho vay đối với một khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có, đối với khách hàng và nhóm khách hàng liên quan khơng vượt q 25% vốn tự có, tỷ lệ an tồn vốn… Do đó, sự thay đổi vốn chủ sở hữu hồn tồn có thể ảnh hưởng cùng chiều tới tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của QTDND.
Tuy nhiên, nếu lợi nhuận của QTDND không tăng tương ứng với sự gia tăng vốn chủ sở hữu thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận phân chia cho mỗi đồng vốn chủ sở hữu sẽ giảm đi hay nói cách khác khi vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng lợi nhuận làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của QTDND giảm.
- Tỷ lệ nợ xấu (NPLS)
Ashraf (2012), Owoputi và cộng sự (2014), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014), Abel và Roux (2016), nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ suất sinh lợi của các QTDND. Trong các yếu tố về đặc điểm nội tại của QTDND thì tỷ lệ nợ xấu có tác động mạnh nhất và ngược chiều với cả ROA và ROE của QTDND. Hệ số hồi quy ước lượng của NPLS đối với ROA và ROE lần lượt là -0.1048 và -1,6734 với mức ý nghĩa 1%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, NPLS tăng/giảm 1% thì ROA và ROE giảm/tăng lần lượt là 0.1048% và 1,6734%.
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số thể hiện rõ nhất sức khỏe tài chính của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Khi nợ xấu tăng, các QTDND phải gia tăng chi phí trích lập dự phịng, chi phí cho cơng tác quản trị, xử lý các khoản nợ xấu làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi. Mặt khác, khi một khoản vay phát sinh nợ xấu, QTDND mất đi nguồn thu nhập từ tiền lãi vay do khách hàng mất khả năng thanh tốn thậm chí tiềm ẩn khả năng mất vốn. Thêm vào đó, khi một QTDND có tỷ lệ nợ xấu quá cao cũng làm cho niềm tin khách hàng gửi tiền giảm sút, địi hỏi phải tốn nhiều chi phí hơn để huy động tiền gửi làm giảm lợi nhuận.
- Tăng trưởng kinh tế (GDP)
Biến GDP có tác động mạnh nhất và ngược chiều trong tất cả các biến với tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Kết quả này không phù hợp với kỳ vọng tuy nhiên vẫn phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Anh Thư và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018). Hệ số hồi quy của biến GDP đối với ROA và ROE lần lượt là - 0,1637 và -2,7713 đều ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi khi GDP tăng/giảm 1% thì ROA và ROE giảm/tăng lần lượt là 0,1637% và 2,7713%.
Tác động ngược chiều của tăng trưởng kinh tế đối với tỷ suất sinh lợi của QTDND có thể là do khi nền kinh tế tăng trưởng cao, các QTDND cũng hoạt động trong mơi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao do đó dẫn đến lợi nhuận của các QTDND giảm.
- Lạm phát (CPI)
Biến CPI có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Đối với ROA, hệ số hồi quy của biến CPI là 0.01323 ở mức ý nghĩa 1%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, CPI tăng/giảm 1% thì ROA tăng/giảm 0.01323%. Tương tự, đối với ROE, hệ số hồi quy của biến CPI là 0.1828 ở mức ý nghĩa 5%, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, CPI tăng/giảm 1% thì ROE tăng/giảm 0.1828%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng và các nghiên cứu trước đây của Athanasoglou và cộng sự (2006), Gul và cộng sự (2011), Dietrich và Wanzenried (2014).
Tác động cùng chiều của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cho thấy các QTDND đã có thể dự đoán được lạm phát kỳ vọng và điều chỉnh lãi suất để đạt mức lợi nhuận cao hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nội dung chương 4 trình bày thực trạng tỷ suất sinh lợi và phân tích các yếu tố tác động tới tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Luận văn đã thực hiện hồi quy theo các mơ hình Pooled OLS, Fem và REM, tiến hành kiểm định các giả thiết của mơ hình và sử dụng mơ hình FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Kết quả ước lượng từ mơ hình FGLS cho thấy có 5 trong số 6 biến được đưa vào mơ hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5% đối với cả ROA và ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng là: Quy mô QTDND, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Đây là cơ sở để đưa ra giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng ở chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC
ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
5.1. Kết luận
Luận văn sử dụng dữ liệu nghiên cứu thu thập từ bảng cân đối kế tốn và báo cáo tài chính của 18 QTDND hoạt động tại tỉnh Lâm Đồng từ trước năm 2009 trong giai đoạn 2009 - 2018 để tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng. Các biến độc lập được sử dụng trong mơ hình để đánh giá tác động đối với tỷ suất sinh lợi là các biến thể hiện đặc điểm nội tại của QTDND bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu. Ngoài ra, các biến về yếu tố kinh tế vĩ mô cũng được đưa vào mơ hình để xem xét mối quan hệ với tỷ suất sinh lợi bao gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Từ kết quả ước lượng theo các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, áp dụng các phương pháp kiểm định và sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi FGLS để khắc phục các khuyết tật của mơ hình, luận văn đã lựa chọn mơ hình FGLS là phù hợp nhất và sử dụng kết quả ước lượng của phương pháp này. Kết quả hồi quy mơ hình đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã nêu tại chương 1 về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND tỉnh Lâm Đồng cụ thể tại Bảng 5.1.