Nghiên cứu của Leonnard Thoya Sirya (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2016 (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Một số mơ hình về thu hút FDI liên quan

2.5.4 Nghiên cứu của Leonnard Thoya Sirya (2017)

Hình 2.1 Mơ hình đề xuất của Leonnard Thoya Sirya (2017)

Nghiên cứu của Leonnard Thoya Sirya cho thấy mọi thay đổi về lãi suất đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vào bất kỳ loại tài sản nào. Tại Kenya, các ngân hàng thương mại như Housing Finance, ngân hàng Kenya và ngân hàng Barclays đã điều chỉnh các cơ sở thế chấp và lãi suất nhằm tác động đến quyết định đầu tư của các cơng ty nước ngồi.

Lạm phát làm mất các nhà đầu tư vì lợi nhuận dự kiến của họ không đạt như mong muốn. Lạm phát gia tăng làm giảm giá trị thu nhập của cơng ty các nhà đầu tư. Ngồi ra, lạm phát cịn có lợi cho người vay vì các khoản trả nợ sẽ thanh tốn với giá trị thấp hơn. Nó ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng, chủ yếu là những

người có thu nhập cố định bằng cách giảm khả năng chi tiêu của họ. Lạm phát cao ở Kenya làm tăng sức hấp dẫn của đầu tư bất động sản thương mại vì sự gia tăng giá trị bán lại của tài sản theo thời gian. Khi giá trị tài sản tăng lên do lạm phát, phí cho th cũng tăng, cho phép các cơng ty bất động sản kiếm được nhiều thu nhập hơn để theo kịp tốc độ tăng giá chung.

Ngành bán lẻ ở Kenya đã có sự thâm nhập của nhiều cơng ty quốc tế. Một số thương hiệu thị trường quốc tế phổ biến bao gồm Mr. Price, Truworths, Woolworths, trong khi các thương hiệu địa phương bao gồm Java, Kazuri Jewellery, Little Soles, Artcaffe ', Dormans Coffee, Microsoft, Proctor & Gamble, Johari, General Motor và Coca-Cola hiện diện khắp thị trường bán lẻ ở hầu hết các trung tâm mua sắm hàng đầu ở Kenya. Ngoài ra, các hiệp định thương mại và đầu tư song phương với các quốc gia như Trung Quốc, Liên minh châu Âu đã thúc đẩy đầu tư nước ngồi có lợi cho đất nước, đặc biệt là bất động sản.

Sự tăng trưởng dân số đơ thị sẽ kích hoạt nhu cầu bất động sản gia tăng cho cả doanh nghiệp và dân cư. Độ tuổi dưới 25 ở Kenya chiếm 64% dân số. Với sự đầu tư liên tục vào giáo dục và đơ thị hó, Kenya sẽ thu hút được nhiều chuyên gia trẻ tham gia vào thị trường kinh tế năng động. Q trình đơ thị hóa gia tăng này có ảnh hưởng tích cực đến các quyết định đầu tư vào bất động sản thương mại vì nhu cầu cao hơn về không gian kinh doanh và văn phòng.

Các nghiên cứu được thực hiện và thảo luận về bất động sản thương mại cho thấy rõ rằng quyết định đầu tư vào bất động sản thương mại ở Kenya chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Sự tăng trưởng về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội và phát triển đơ thị hóa. Triển vọng phát triển của nền kinh tế quốc gia cũng được xem là có ảnh hưởng đến đầu tư bất động sản. Ngoài ra, các học giả khác cũng đã tuyên bố rằng lãi suất, tỷ lệ lợi nhuận và thu nhập từ cho thuê tài sản có tác động đáng kể đến tiêu dùng và khả năng chi trả của bất động sản thương mại. Các nghiên cứu tổng quát chỉ ra rằng đã có sự gia tăng ổn định trong đầu tư bất động sản ở Kenya thời gian qua. Điều này hình thành động lực cho các nghiên cứu khác về các tài sản thương mại ở Keny.

Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 49 công ty bất động sản nước ngoài tham gia trả lời các câu hỏi nghiên cứu do nhà nghiên cứu cung cấp cho họ. Tỷ lệ phản hồi ở nghiên cứu này cho thấy là 100% cho rằng chỉ những người điều hành cao cấp mới trả lời các hạng mục khảo sát. Việc phân tích kết quả nghiên cứu dựa trên các mục tiêu nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có ba yếu tố: cơ sở hạ tầng, lạm phát và đơ thị hóa là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào bất động sản thương mại ở Kenya của nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố hồ chí minh giai đoạn 2010 2016 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)