Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 60)

4.7.1. Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy đối với mẫu dữ liệu trước năm 2009 : Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4 Mơ hình 5 Mơ hình 6

FDI FDI FDI FDI FDI FDI

MARKET -0.00922 -0.174 - 0.606*** -0.284 0.254 -0.571** [-0.03] [-0.71] [-2.63] [-0.79] [0.97] [-2.42] EXCHANGE 0.172* -0.0403 0.204*** 0.204* 0.171*** [1.79] [-0.86] [2.76] [1.91] [3.62] INTEREST -0.0211 0.0239 0.00229 -0.0178 0.0282 [-0.54] [0.88] [0.07] [-0.45] [0.93] CORRUPTION 0.515 1.231*** 0.991*** 0.447 0.761** [0.92] [4.62] [2.67] [0.72] [2.30] WAGE 1.036*** [2.91] HUMAIN -0.978 [-1.16] PRODUCTIVITY 0.962*** [3.31] WAGE* PRODUCTIVITY 0.601*** [2.86] RISK 0.271 [0.37] OPEN 0.00994*** [6.61] INFLATION -0.0384 [-1.05] FINANCE 0.00684 [1.49] INFRASTRUCTURE 0.311 [1.52] _cons -4.953* 4.185*** -5.491 -7.405** -3.126 3.311*** [-1.76] [3.85] [-1.60] [-2.03] [-1.29] [4.37] N 39 38 44 39 44 46 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

4.7.2. Bảng 4.11: Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy đối với mẫu dữ liệu từ năm 2009 trở đi:

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3 Mơ hình 4 Mơ hình 5 Mơ hình 6

FDI FDI FDI FDI FDI FDI

MARKET -0.577*** -1.057*** -1.068*** -0.805*** -0.0539 -0.543*** [-4.70] [-5.41] [-7.10] [-7.31] [-0.43] [-6.13] EXCHANGE 0.110*** 0.0551 0.205*** 0.192*** 0.0320** [3.46] [1.62] [3.61] [5.27] [2.10] INTEREST 0.0014 -0.00687 -0.00424 0.00218 -0.00204 [0.07] [-0.42] [-0.31] [0.14] [-0.12] CORRUPTION 1.490*** 3.023*** 1.307*** 0.801* 2.787*** [3.74] [16.81] [2.78] [1.94] [11.58] WAGE 0.692*** [4.16] HUMAIN 3.274** [2.48] PRODUCTIVITY 1.135*** [3.75] WAGE* PRODUCTIVITY 0.580*** [5.61] RISK 0.517 [1.41] OPEN 0.00815*** [10.03] INFLATION -0.00556 [-0.52] FINANCE 0.00975*** [5.50] INFRASTRUCTURE -0.0197 [-0.04] _cons 1.201 7.070*** -4.059 -3.713* -0.695 5.913** [0.67] [8.07] [-1.23] [-1.71] [-0.62] [2.36] N 48 48 48 48 48 48 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Kết quả hồi quy cho thấy cả giai đoạn trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, độ lớn của thị trường đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% hoặc 1% và khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên 1% sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tại các nước Đơng Nam Á ít nhất khoảng 0.5% cho năm sau trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này trái ngược với các nghiên cứu của Krzysztof và Liwiusz (2016), Hiep va Hung (2014) nhưng phù hợp với nghiên cứu của Edwards (1990), Jaspersen và cộng sự (2000). Điều này có thể cho thấy một thời gian dài, các nước Đơng Nam Á ln có tốc độ tăng trưởng cao, ln là địa điểm lý tưởng thu hút dòng vốn FDI. Tuy nhiên, sự lớn lên nhanh chóng của thị trường cũng làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty trong nước và nhà đầu tư nước ngồi. Tăng trưởng nóng cũng làm nguy cơ đổ vỡ thị trường hoặc xảy ra suy thoái theo chu kỳ. Trong nghiên cứu này, hai giai đoạn nghiên cứu đều có độ dài thời gian chưa đủ lớn (9 năm) và tác giả chưa kiểm tra yếu tố mùa vụ trong dữ liệu chuỗi thời gian mà chỉ tập trung nghiên cứu dữ liệu bảng. Do đó, sự suy thối theo chu kỳ chưa được xem xét. Tuy nhiên, tâm lý e ngại của nhà đầu tư có thể xảy ra. Điều này là cũng có thể là nguyên nhân tốc độ phát triển GDP tăng làm giảm tốc độ phát triển của FDI.

Sự tăng tỷ giá hối đối của năm trước có tác động tích cực đến việc thu hút dịng vốn đầu tư FDI của kỳ này. Điều này cũng phù hợp với kỳ vọng và cũng phù hợp với các nghiên cứu của Efiong và cộng sự (2018), Hiep và Hung (2014). Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, khi tỷ giá tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng của FDI tăng ít nhất 0.01% và ngược lại khi các yếu tố khác không đổi. Khi tỷ giá tăng lên, giá trị nội tệ mà nhà đầu tư nhận được khi quy đổi từ ngoại tệ rót vào đầu tư sẽ tăng lên và nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, việc hưởng lợi từ tỷ giá tăng của nhà đầu tư FDI chỉ được nhìn thấy rõ nhất ở giai đoạn đầu. Các dự án đầu tư lớn thường là trong lĩnh vực sản xuất nên khi tỷ giá tăng sẽ làm tăng giá nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Sau đó nếu hàng hóa có thể xuất khẩu thì việc hưởng lợi từ tỷ giá tăng có thể bù trừ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngồi thường chuyển lợi nhuận về nước vào đầu mỗi năm tiếp theo nên tỷ giá tăng hoặc giảm sẽ làm giảm

tổng thể, sự dao động của tỷ giá không tác động lớn đến việc thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi là phù hợp với thực tế.

Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Boateng và cộng sự (2015) việc lãi suất khơng có sự tác động đến dịng vốn FDI. Điều này phù hợp với thực tế là nhà đầu tư nước ngoài thường trước khi muốn đầu tư đã chuẩn bị đủ nguồn vốn của mình để dự án hoạt động mà ít khi đi vay. Ngồi ra, căn cứ tình hình thực tế tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngồi khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do họ là các tổ chức, cá nhân không cư trú, khơng có tài sản là bất động sản đảm bảo, đảm bảo bằng máy móc thiết bị thường ít được các ngân hàng thương mại trong nước ưa chuộng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngồi sử dụng nguồn vốn của mình để tối đa hóa lợi ích sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh nên khi đầu tư họ sẽ không tính đến việc phải gửi tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi. Tất cả những khía cạnh trên để chúng ta thấy rằng kết quả thực nghiệm như trên khá phù hợp với thực tế phát sinh.

Đối với rủi ro chính trị, trong nghiên cứu này, tác giả tìm thấy kết quả biến rủi ro chính trị khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Caroline (2015) khi nghiên cứu các quốc gia trong Liên minh Châu Phi, Liu và Dejphanomporn (2018) khi nghiên cứu trường hợp của Thái Lan. Thái Lan là một trong những quốc gia có tình hình chính trị khơng ổn định, thường xun có các cuộc biểu tình, đảo chính, thay đổi chính phủ nhưng vẫn thu hút được dòng vốn FDI và tăng trưởng qua từng năm. Do đó, kết quả các nghiên cứu này phù hợp với thực tế. Các nghiên cứu của Hausmann và Fernandez-Arias (2000), Loree và Guisinger (1995) đều cho kết quả giữa việc thu hút dịng vốn FDI và rủi ro chính trị khơng có ý nghĩa thống kê.

Biến biểu thị cho tham nhũng có ý nghĩa ở mức cao. Điều này là phù hợp với thực tế vì tham nhũng làm tăng những chi phí khơng chính thức, làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, khó khăn trong các hoạt động về thủ tục, giấy phép. Do đó, kiểm sốt tham nhũng, tức là được đánh giá tốt hơn về điểm số sẽ càng thu hút được dòng vốn FDI. Các biến về chi phí lao động, tỷ lệ lao động có kỹ năng và năng suất lao động đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1% hoặc 5% và biến tương tác lương nhân

với năng suất lao động cũng có ý nghĩa mở mức 1%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Hiep và Hung (2014). Kết quả hồi quy cũng cho thấy sự phát triển của thị trường tài chính có tác động đến dịng vốn FDI nhưng lạm phát và cơ sở hạ tầng thì khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả của biến lạm phát phù hợp với kết quả nghiên cứu của Efiong và cộng sự (2018), Rangkakulnuwat và Paweenawat (2015). Đối với biến cơ sở hạ tầng, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số điện thoại cố định và điện thoại di động trên 100 dân để biểu thị cho biến này. Có nhiều nghiên cứu trước dùng chỉ số này biểu thị cho biến. Nhưng xét theo tình hình thực tế những năm gần đây, điện thoại di động đối với các quốc gia đang phát triển như các nước Đông Nam Á khơng cịn là vấn đề lớn. Cơ sở hạ tầng viễn thông của các quốc gia này không ngừng phát triển và đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Do đó, sử dụng điện thoại di động đã đạt đến mức cao và dần dần thay thế điện thoại cố định. Nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đầu tư chỉ quan tâm đến hạ tầng viễn thông, đường xá để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của họ. Hạ tầng viễn thông phát triển giúp cho việc quản lý giữa công ty mẹ và công ty con tại quốc gia nhận đầu tư được dễ dàng và nhanh chóng, việc chuyển tiền thanh tốn quốc tế cũng sẽ dễ dàng và các giao dịch khác bằng điện tử diễn ra nhanh chóng. Do đó, xét về thực tế thì biến này chưa phản ảnh hết sự phát triển hạ tầng của một quốc gia trong việc thu hút dòng vốn đầu tư. Một số nghiên cứu đã sử dụng tỷ lệ chi tiêu của chính phủ cho hạ tầng giao thơng, vận tải so với tổng chi tiêu để biểu thị cho biến này. Đó cũng là một thiếu sót của nghiên cứu này, cần có những nghiên cứu khác trong tương lai về vấn đề này.

Đối với sự phát triển của thị trường tài chính có ý nghĩa thống kê nhưng có tác động yếu trong việc thu hút dịng vốn FDI tương tự như nghiên cứu của Ang (2008). Như đã phân tích tại biến lãi suất thì nhà đầu tư nước ngồi ít tham gia việc vay mượn trong nước. Do đó, kết quả này có ý nghĩa gián tiếp việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế của các ngân hàng thương mại trong nước chứng tỏ nền kinh tế của quốc gia sở tại đã có một mức phát triển nhất định, có nền tài chính hoạt động tốt gián tiếp làm thu hút dịng vốn FDI chứ khơng có ý nghĩa vay mượn của các nhà đầu tư nước ngồi.

Tóm tắt Chương 4

Ở chương này, tác giả đã trình bày kết quả thống kê mơ tả của các biến như: Trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn. Tác giả cũng đã trình bày kết quả và phân tích sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, kiểm định lựa chọn mơ hình đúng nhất, trình bày và phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Đầu tư trực tiếp nước ngồi là một trong những nguồn lực có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia nên các quốc gia ln tìm cách cải thiện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để có thể thu hút nguồn vốn FDI. Qua nghiên cứu này, tác giả mong muốn tìm hiểu một số yếu tố có tác động đến việc thu hút dịng vốn đầu tư trược tiếp nước ngồi của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Các yếu tố tác động gồm: độ lớn của thị trường, độ mở thương mại, chi phí lao động, vốn con người, năng suất lao động, rủi ro chính trị, tham nhũng, lạm phát, lãi suất, sự phát triển tài chính, tỷ giá hối đối, cơ sở hạ tầng. Tác giả sử dụng mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) và dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2000-2017 để nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ giá hối đối, tỷ lệ lao động có kỹ năng trên tổng số lao động, năng suất lao động, chi phí lao động, kiểm sốt tham nhũng, độ mở của nền kinh tế, sự phát triển thị trường tài chính đều có tác động cùng chiều đến việc thu hút dòng vốn FDI. Sự phát triển của GDP làm cho tốc độ phát triển của FDI chậm lại. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng có sự tác động của các yếu tố lãi suất, rủi ro chính trị, lạm phát và biến cơ sở hạ tầng đến việc thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các quốc gia nói trên trong giai đoạn này.

Biến cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến dòng vốn FDI nhưng cần những nghiên cứu khác nghiên cứu cho giai đoạn gần nhất và xây dựng biến cơ sở hạ tầng theo tiêu chí khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu này chưa tìm hiểu tác động chiều ngược lại của FDI lên các yếu tố như tỷ giá, độ mở thị trường, sự tăng trưởng GDP, ….; tác động đồng liên kết của các chuỗi thời gian nên cần những nghiên cứu khác. Đó là những hạn chế của luận văn này.

5.2. Ý nghĩa của luận văn.

Luận văn đã đóp góp thêm một bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của các nước ASEAN trong giai đoạn 2000-2017. Từ đó, những người nghiên cứu sau có thêm tư liệu cho việc nghiên cứu về FDI trong một

cơ sở để khẳng định, lượng hóa các yếu tố có tác động đến FDI để đưa ra những chính sách, những điều chỉnh phù hợp sao cho thu hút được nhiều vốn FDI, hỗ trợ phát triển đất nước, phát triển khu vực và nâng cao vị thế nội khối ASEAN. Các doanh nghiệp cũng có thể căn cứ vào kết quả định lượng các yếu tố tác động đến FDI để chưa ra quyết định đầu tư sao cho có lợi nhất cho mình và tối đa hóa lợi nhuận.

5.3. Hàm ý chính sách

5.3.1. Đối với chính phủ các quốc gia:

Kiểm sốt tham nhũng, xây dựng mơi trường đầu tư minh bạch.

Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố kiểm sốt tham nhũng đều có tác động tích cực đến việc thu hút vốn FDI ở cả giai đoạn trước khủng hoảng và sau khủng hoảng kinh tế năm 2009. Muốn thu hút được nhiều dòng vốn FDI địi hỏi các quốc gia ASEAN phải kiểm sốt tốt tham nhũng.

Theo công bố điểm cho chỉ số tham nhũng của ICRG, chỉ có Singapore là quốc gia kiểm soát tốt nhất vấn nạn tham nhũng so với các quốc gia khác trong khu vực Đơng Nam Á. Do đó, tham nhũng là vấn đề cấp bách nhất mà các quốc gia ASEAN cần lưu tâm để thu hút được dịng vốn FDI nhiều hơn. Kiểm sốt tham nhũng cần được thực thi một cách nhất quán từ cấp trung ương đến địa phương. Thực trạng vấn đề tham nhũng của các quốc gia là cấp địa phương “tham nhũng vặt”. Chính sự nhũng nhiễu này làm khó khăn cho nhà đầu tư trong việc xin giấy phép và các thủ tục khác trong quá trình hoạt động. Chi phí cho loại tham nhũng này có thể khơng là vấn đề lớn nhưng mất mát lớn nhất đối với nhà đầu tư là thời gian và công sức mà yếu tố này đối với các nhà đầu tư cũng rất quan trọng vì họ thường yêu cầu các thủ tục được giải quyết nhanh chóng. Kiểm sốt tham nhũng phải đồng bộ tại tất cả các cơ quan liên quan đến đầu tư như: Cơ quan đăng ký đầu tư, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm định mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, cơ quan thẩm định và cấp phép quảng cáo, chính quyền địa phương, ….

Duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ giá hối đối có tác động đến việc thu hút dịng vốn FDI. Cần nhìn nhận sự tăng, giảm tỷ giá đều nên nằm trong một biên độ

nhất định để ổn định thị trường ngoại hối và tạo tâm lý tin tưởng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đối với việc điều hành chính sách tỷ giá của ngân hàng trung ương. Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố phản ánh sự ổn định của nền kinh tế và điều hành chính sách kinh tế đúng đắn, kịp thời của các ngân hàng trung ương. Tại các quốc gia Đông Nam Á, chỉ đồng tiền của của Singapore là có thể giao dịch phổ biến trên trị trường quốc tế, các đồng tiền của các quốc gia còn lại phụ thuộc rất nhiều vào đơ la Mỹ và gần đây cịn chịu ảnh hưởng đáng kể sự dao động tỷ giá của đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY). Do đó, ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ càng ngày khó khăn đối với các quốc gia này. Tuy nhiên, sự ổn định tỷ giá là những nhân tố chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)