Phương pháp hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 45)

Trong nghiên cứu này, tác giả dùng mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effect Model) để thực hiện hồi quy dữ liệu và để tránh hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalize Least Square – FGLS) để thực hiện hồi quy. Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện các kiểm định tương quan giữa các biến, kiểm định lựa chọn mơ hình, kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy và kiểm định phương sai thay đổi. Kết quả thực hiện các kiểm định này được trình bày trong chương 4.

Tóm tắt chương 3

Chương này tác giả trình bày nguồn dữ liệu được thu thập và phương pháp nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ nguồn công bố của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và các cơ quan thống kê của Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore. Tác giả dùng mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) để tìm kết quả hồi quy. Để tăng độ tin cậy đối với kết quả hồi quy, tránh hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan giữa các biến, tác giả chia các biến nghiên cứu thành 6 mơ hình hồi quy và chia mẫu nghiên cứu thành hai giai đoạn: giai đoạn 2000 – 2008 và giai đoạn 2009-2017.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê

Như đã đề cập trong chương 3, để tăng độ tin cậy cho các kết quả hồi quy, tác giả tiến hành phân tích trên hai mẫu dữ liệu. Do vậy, để xem xét một cách cụ thể hơn cho từng mẫu, tác giả tóm tắt các chỉ tiêu thông kê theo từng giai đoạn như bên dưới.

4.1.1. Bảng 4.1: Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn trước 2009:

Tên biến Số quan

sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất FDI 51 1.183419 1.080862 -2.65926 3.272606 MARKET 48 4.762828 0.5926362 3.439456 6.068935 EXCHANGE 48 4.705046 3.561767 0.41211 9.686893 INTEREST 46 3.383913 3.485947 -6.55 12.32 CORRUPTION 54 -1.010703 0.4546765 -1.77196 -0.28768 WAGE 43 5.697439 1.081034 3.933393 7.825437 HUMAIN 42 0.7240476 0.2300377 0.06 0.94 PRODUCTIVITY 48 9.986401 0.9668232 8.520278 11.77219 RISK 54 2.212701 0.1930353 1.690096 2.397895 OPEN 48 166.9063 108.5965 53.62 425.36 INFLATION 48 3.83375 3.391445 -1.71 13.11 FINANCE 48 69.11146 36.12831 18.16 127.23 INFRASTRUCTURE 48 3.611655 1.012077 1.423108 5.103032

Trong nghiên cứu này, dữ liệu các biến phụ thuộc và biến giải thích được tác giả sử dụng theo mơ hình log-log, tức là nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của biến độc lập tác động như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của biến phụ thuộc. Do đó, đơn vị tính của các biến là tỷ lệ %. Từ thống kê mô tả ta thấy kết quả từng biến như sau:  Đối với biến phụ thuộc FDI: Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 có 51 quan

2.66 là do tốc độ tăng trưởng âm dòng vốn FDI của Indonesia năm 2001 so với năm 2000. Thật vậy, từ năm 2000, nền kinh tế của đa số các quốc gia Đông Nam Á đều đã ổn định và tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế Indonesia đã có sự rút vốn mạnh của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi và đó là tốc độ tăng trưởng FDI tệ nhất trong giai đoạn này. Giá trị lớn nhất là 3.27 là do tốc độ tăng trưởng FDI vượt bậc của Singapore năm 2007 so với năm 2006. Tại các quốc gia Đông Nam Á, Singapore ln là quốc gia có tốc độ tăng trưởng FDI cao.

 Đối với biến độc lập MARKET: Đây là biến biểu thị cho tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Asean. Biến này được tác giả sử dụng với độ trễ một kỳ của 6 quốc gia Asean nên đã làm mất đi 6 quan sát, cịn lại 48 quan sát với giá trị trung bình là 4.76, độ lệnh chuẩn là 0.59. Giá trị nhỏ nhất của biến này là 3.44 là do tốc độ phát triển GDP của Việt Nam năm 2001 so với năm 2000 thấp. Giá trị lớn nhất là 6.07 là do tốc độ phát triển GDP cao của Indonesia năm 2008 so với 2007.

 Đối với biến độc lập EXCHANGE: Đây là biến biểu thị cho sự ổn định tỷ giá hối đối. Biến này có 48 quan sát, giá trị trung bình là 4.71, độ lệch chuẩn là 3.56. Giá trị nhỏ nhất là 0.41 là do sự ổn định tỷ giá của Singapore năm 2006 so với 2005. Giá trị lớn nhất là 9.69 là do có sự trượt tỷ giá lớn của Việt nam năm 2008 so với năm 2007.  Đối với biến độc lập INTEREST: Đây là biến đại diện cho lãi suất với 46 quan sát. Giá trị trung bình của lãi suất của các quốc gia Asean giai đoạn 2000-2008 là 3.38, độ lệch chuẩn là 3.49. Giá trị nhỏ nhất là -6.55 là do có sự sụt giảm lãi suất của Việt Nam năm 2006 so với 2005. Đây là tỷ lệ giảm lãi suất lớn nhất trong giai đoạn này. Năm 2003, Indonesia có sự tăng lãi suất với tỷ lệ 12.32 so với 2002 và đó là giá trị lớn nhất của lãi suất trong giai đoạn này.

 CORRUPTION: Biến đại diện cho sự kiểm soát tham nhũng với 48 quan sát. Biến này do ICRG cho điểm với thang điểm từ -2.5 đến +2.5 để biểu thị sự kiểm soát tham nhũng của các quốc gia từ mức độ thấp đến mức độ kiểm soát tốt nhất. Sự cải tổ chậm chạm trong việc kiểm soát tham nhũng của các quốc gia Asean làm cho biến này có giá trị trung bình -1.01, độ lệch chuẩn là 0.45. Giá trị nhỏ nhất là -1.77 là do tham nhũng ngày càng trầm trọng tại Indonesia giai đoạn 2000-2006 và giá trị lớn nhất là

-0.287 là do sự kiểm soát tốt tham nhũng của Singapore trong giai đoạn này. Tại các nước Đông Nam Á, Singapore ln là quốc gia có sự kiểm sốt tham nhũng tốt nhất.  WAGE: Biến đại diện cho chi phí lao động. Biến trong giai đoạn 2000-2008 có 43 quan sát. Đây là biến mất nhiều quan sát do tác giả chưa tìm thấy dữ liệu tiền lương của Việt Nam giai đoạn 2000-2004 (5 quan sát). Giá trị trung bình của biến WAGE là 5.69, độ lệch chuẩn là 1.08. Giá trị nhỏ nhất là 3.93 là do tốc độ tăng tiền lương thấp của Indonesia năm 2001 so với năm 2000 và giá trị cao nhất là 7.82 do tốc độ tăng tiền lương cao của Singapore năm 2008 so với 2007.

 HUMAIN: Biến này biểu thị cho vốn con người với giá trị trung bình là 0.72, độ lệch chuẩn là 0.23 của 42 quan sát. Giá trị nhỏ nhất là 0.06 là do tốc độ phát triển thấp giữa tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động của Thái Lan năm 2001 so với 2000. Năm 2002 so với 2001, Indonesia có sự tăng tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động là 0.94. Đó cũng là giá trị lớn nhất của biến này.

 PRODUCTIVITY: Biến đại diện cho cho năng suất lao động với 48 quan sát, giá trị trung bình là 9.98, độ lệch chuẩn là 0.97. Giá trị nhỏ nhất là 8.52 là do tỷ lệ lao động có kỹ năng của Việt Nam năm 2001 so với 2000 tăng trưởng thấp hơn so với các nước khác trong khu vực. Giá trị lớn nhất của biến là 11.77 là do có sự tăng trưởng cao tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ năng của Singapore năm 2008 so với 2007.  RISK: Biến biểu thị cho rủi ro chính trị với 54 quan sát, giá trị trung bình là 2.21, độ lệch chuẩn là 0.19. Giá trị nhỏ nhất là 1.69 do điểm đánh giá sự ổn định chính trị do ICRG đánh giá Philippine thấp tại năm 2007 so với 2006. Giá trị lớn nhất là 2.40 do sự ổn định chính trị tốt của Singapore trong cả giai đoạn 2000-2008.

 OPEN: Biến đại diện cho độ mở thị trường của một quốc gia với 48 quan sát, giá trị trung bình là 166.91, độ lệch chuẩn là 108.59. Giá trị nhỏ nhất là 53.62 do có sự tăng trưởng thấp của tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu so với GDP của Indonesia năm 2004 so với 2003. Giá trị cao nhất là 425.36 do có sự tăng trưởng cao tỷ lệ này của Singapore năm 2007 so với 2006.

với 2000 được kiểm chế ở mức thấp nhất so với các quốc gia khác trong khu vực. Giá trị cao nhất là 13.11 do lạm phát của Indonesia năm 2007 tăng cao so với 2006.  FINANCE: Biểu thị cho sự phát triển của thị trường tài chính với 48 quan sát. Giá trị trung bình là 69.11, độ lệch chuẩn là 36.12. Giá trị nhỏ nhất là 18.16 do sự phát triển thấp tỷ lệ vốn cho vay của các ngân hàng thương mại trong nước so với GDP của Indonesia năm 2002 so với 2001. Giá trị cao nhất 127.23 do tỷ lệ này của Malaysia năm 2002 tăng cao so với năm 2001.

 INFRASTRUCTURE: Biểu thị cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Biến này trong giai đoạn 2000-2008 có 48 quan sát, giá trị trung bình là 3.61, độ lệch chuẩn là 1.01. Giá trị nhỏ nhất là 1.42 do có sự tăng trưởng thấp hạ tầng viễn thông của Việt Nam vào năm 2001. Giá trị cao nhất là 5.10 do tỷ lệ điện thoại trên 100 dân của Singapore tăng cao vào năm 2008 so với 2007.

4.1.2. Bảng 4.2: Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê giai đoạn từ 2009 trở về sau:

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất FDI 54 1.201833 1.159435 -2.813411 3.332919 MARKET 48 5.746891 0.544153 4.663533 6.837204 EXCHANGE 48 4.663376 3.739194 0.2231435 9.995839 INTEREST 48 3.906042 2.823869 -3.55 11.78 CORRUPTION 54 -0.7964746 0.27722 -1.108663 -0.1863296 WAGE 48 6.033806 0.981457 4.774913 8.005994 HUMAIN 48 0.7689583 0.1100916 0.58 0.89 PRODUCTIVITY 48 10.23963 0.9146384 8.909397 11.90332 RISK 54 2.013222 0.1902736 1.585145 2.397895 OPEN 48 150.7106 102.3284 37.42 379.1 INFLATION 48 3.530208 3.255528 -0.9 18.68 FINANCE 48 84.43625 38.16023 24.36 128.13 INFRASTRUCTURE 48 4.933547 0.2126183 4.417997 5.268322

Trong giai đoạn 2009-2017, thống kê miêu tả các biến cho kết quả cụ thể như sau:

 Biến FDI với 54 quan sát, giá trị trung bình là 1.2, độ lệch chuẩn là 1.16. Giá trị nhỏ nhất là -2.81 là do tốc độ tăng trưởng FDI của Malaysia năm 2009 giảm mạnh so với năm trước. Giá trị lớn nhất là 3.33 do sự tăng trưởng vượt bậc FDI của Singapore năm 2017 so với 2016.

 Biến MARKET với 48 quan sát, giá trị trung bình là 5.75, độ lệch chuẩn là 0.54. Giá trị nhỏ nhất là 4.66 do tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 thấp so với các quốc gia khác và so với các năm khác. Giá trị lớn nhất là 6.84 do tăng trưởng GDP của Indonesia năm 2017 cao nhất so với các quốc gia cịn lại.

 Biến EXCHANGE: Có 48 quan sát, giá trị trung bình là 4.66, độ lệch chuẩn là 3.74. Giá trị nhỏ nhất là 0.22 là do tỷ giá hối đoái của Singapore ổn định trong giai đoạn 2013-2014. Giá trị cao nhất là 9.99 do sự gia tăng tỷ giá ở mức cao của Việt Nam năm 2017 so với năm trước đó. Đây là tỷ lệ tăng cao nhất so với các quốc gia khác.

 Biến INTEREST với 48 quan sát, giá trị trung bình là 3.91, độ lệch chuẩn là 2.82. Giá trị nhỏ nhất là -3.55 do lãi suất năm 2012 giả mạnh so với 2011. Đó là tỷ lệ giảm mạnh nhất. Năm 2008-2009, lãi suất của Việt Nam tăng đột biến. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh để kéo giảm lãi suất và lãi suất năm 2012 là kết quả của quá trình này. Giá trị lớn nhất 11.78 là do tỷ lệ tăng lãi suất đột biến của Malaysia năm 2010 so với 2009.

 Biến CORRUPTION: Có 54 quan sát, giá trị trung bình là -0.79, độ lệch chuẩn 0.28. Giá trị nhỏ nhất là -1.11 do sự kiểm sốt tham nhũng khơng tốt của Philippine năm 2012 so với 2011. Giá trị lớn nhất là -0.19 do sự kiểm soát tốt tham nhũng của Singapore năm 2017 so với 2016.

 Biến WAGE: Có 48 quan sát, giá trị trung bình là 6.03, độ lệch chuẩn là 0.98. Giá trị nhỏ nhất là 4.77 do tỷ lệ tăng lương thấp của Việt Nam năm 2010. Giá trị lớn nhất

 Biến HUMAIN với 48 quan sát, giá trị trung bình là 0.77, độ lệch chuẩn là 0.11. Giá trị nhỏ nhất là 0.58 do tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ năng trong tổng số lao động của Việt Nam khơng có sự cải thiện trong giai đoạn 2012-2014. Giá trị lớn nhất là 0.89 do sự cải thiện đáng kể của Thái Lan về chất lượng lao động trong giai đoạn 2013-2015.

 Biến PRODUCTIVITY: Biến này có 48 quan sát, giá trị trung bình là 10.24, độ lệch chuẩn là 0.91. Giá trị nhỏ nhất là 8.91 do năng suất lao động thấp của Việt Nam năm 2010. Giá trị cao nhất là 11.90 do sự tăng năng suất lao động của Singapore năm 2017.

 Biến RISK với 54 quan sát, giá trị trung bình là 2.01, độ lệch chuẩn là 0.19. Giá trị nhỏ nhất là 1.58 do sự đánh giá khơng tốt của ICRG về sự ổn định chính trị của Indonesia năm 2013. Giá trị lớn nhất là 2.40 do ICRG đánh giá tốt sự ổn định chính trị của Singapore năm 2010.

 Biến OPEN: Có 48 quan sát, giá trị trung bình là 150.71, độ lệch chuẩn là 102.33. Giá trị nhỏ nhất là 37.42 do tỷ lệ giữa giá trị xuất nhập khẩu so với GDP của Indonesia năm 2017 thấp so với các năm trước đó và so với các quốc gia khác. Giá trị lớn nhất là 379.1 do tỷ lệ này rất cao của Singapore vào năm 2012.

 Biến INFLATION với 48 quan sát, giá trị trung bình là 3.53, độ lệch chuẩn là 3.26. Giá trị nhỏ nhất là -0.9 do tỷ lệ lạm phát của Thái Lan năm 2016 giảm so với 2015. Giá trị lớn nhất là 18.68 do có sự tăng cao tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2012 so với 2011.

 Biến FINANCE: Có 48 quan sát, giá trị trung bình là 84.44, độ lệch chuẩn là 38.16. Giá trị nhỏ nhất là 24.36 do tỷ lệ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại so với GDP của Indonesia năm 2011 thấp. Tỷ lệ này của Singapore năm 2015 là 128.13. Đó là giá trị lớn nhất của biến trong giai đoạn 2009-2017.

 Biến INFRASTRUCTURE có 48 quan sát. Giá trị trung bình là 4.93, độ lệch chuẩn là 0.21. Giá trị nhỏ nhất là 4.41 do tỷ lệ sở hữu điện thoại trên 100 dân của Indonesia năm 2010 thấp. Giá trị lớn nhất là 5.27 do tỷ lệ năm của Singapore năm 2014 tăng trưởng tốt nhất so với các năm trước và so với các quốc gia khác trong khu vực.

4.2. Kiểm định tương quan giữa các biến

4.2.1. Bảng 4.3: Kiểm định hệ số tương quan cho các biến trong giai đoạn trước 2009 FDI RISK CORRUP

TION MARK ET OPEN WAGE HUMA IN PRODUCTI VITY INFLAT ION INTERE ST FINANC E INFRASTRU CTURE EXCHAN GE FDI 1.00 RISK 0.51 1.00 0.00 CORRUPTION 0.62 0.37 1.00 0.00 0.01 MARKET -0.15 -0.50 0.01 1.00 0.31 0.00 0.96 OPEN 0.72 0.58 0.76 -0.10 1.00 0.00 0.00 0.00 0.50 WAGE 0.66 0.48 0.70 0.70 0.24 1.00 0.00 0.00 0.00 0.13 0.00 HUMAIN -0.16 -0.16 0.07 0.66 0.21 0.26 1.00 0.34 0.30 0.66 -0.66 0.00 -0.18 -0.12 PRODUCTIVITY -0.48 -0.30 -0.64 0.35 0.85 0.91 0.61 1.00 0.00 0.04 0.00 0.01 0.00 0.00 0.00 INFLATION -0.44 -0.38 -0.27 0.33 -0.54 -0.72 0.05 -0.43 1.00 0.00 0.01 0.06 0.02 0.00 0.00 0.77 INTEREST -0.09 -0.08 -0.20 -0.09 -0.10 0.04 0.07 -0.05 -0.10 1.00 0.56 0.58 0.17 0.54 0.51 0.81 0.67 0.77 0.49 FINANCE 0.52 0.53 0.46 -0.03 0.64 0.60 0.24 0.64 -0.58 -0.21 1.00 0.00 0.00 0.00 0.84 0.00 0.00 0.13 0.00 0.00 0.16 INFRASTRUCTURE 0.53 0.10 0.72 0.35 0.70 0.82 0.49 0.79 -0.30 -0.23 0.63 1.00 0.00 0.51 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.04 0.12 0.00 EXCHANGE -0.35 -0.20 -0.50 -0.14 -0.71 -0.88 -0.46 -0.83 0.63 0.01 -0.72 -0.77 1.00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước asean (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)