STT Tên
biến Nội dung
Nguồn
1 PI1 Khả năng tôi sẽ mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng là rất cao.
Tan và cộng sự (2017) 2 PI2 Tôi sẽ mua một sản phẩm tiết kiệm năng
lượng theo cách hiệu quả hơn.
3 PI3 Tôi sẵn sàng mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Zhao và cộng sự (2019) 4 PI4 Tơi có ý định mua các thiết bị tiết kiệm
năng lượng trong tương lai gần.
5 PI5 Tôi sẽ cố gắng mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng trong tương lai gần.
Nguồn: Tan và cộng sự (2017)
3.2.2. Điều chỉnh thang đo.
3.2.2.1 Nghiên cứu định tính.
Nhằm mục đích kiểm tra, sàng lọc các biến độc lập và hoàn thiện từ ngữ trong bảng câu hỏi được rõ ràng và phù hợp với thực tế hơn, tác giả đã tiến hành thảo luận nhóm gồm tám người, sinh sống và làm việc tại các quận trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Họ đều quan tâm đến TBGDTKNL và là những người đã từng mua hoặc có ý định mua TBGDTKNL trong tương lai. Nghiên cứu này được thực hiện tại địa điểm do tác giả bố trí và tác giả điều khiển buổi thảo luận. Nội dung buổi thảo luận gồm:
Phần 1: Giới thiệu mục đích và ý nghĩa của buổi thảo luận nhóm.
Phần 2: Đưa ra các câu hỏi kiểm tra để sàng lọc các biến.
Phần 3: Thảo luận về các thang đo để nhận góp ý, chỉnh sửa cho phù hợp với bối cảnh.
Danh sách chi tiết về người tham gia thảo luận được thể hiện trong Phụ lục 1, nội dung của cuộc thảo luận trong Phụ lục 2 và kết quả thu được trong Phụ lục 3.
3.2.2.2 Thang đo chính thức.
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm, các thành viên tham gia đều đồng ý rằng, ý định mua thiết bị gia dụng tiết kiệm năng lượng chịu ảnh hưởng bởi sáu yếu tố: kiến thức môi trường, mối quan tâm về môi trường, thái độ của người tiêu dùng, nhận thức kiểm soát hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và chuẩn mực đạo đức. Đồng thời, nhiều biến được thay đổi, bổ sung để làm rõ nghĩa và dễ hiểu hơn với người được phỏng vấn.
Thang đo Kiến thức môi trường.
Thang đo này gồm tám biến quan sát, ký hiệu EK từ 1 đến 8. Theo kết quả nghiên cứu định tính, hầu hết các ý kiến đều cho rằng biến EK4 cần được sửa lại từ “Kim loại độc được đưa vào chuỗi thức ăn, ví dụ như thơng qua nước ngầm” thành “Kim loại độc (như thủy ngân) được đưa vào chuỗi thức ăn bằng nhiều cách, ví dụ như thông qua nước ngầm” và biến EK5 cần được sửa lại từ “Một sự thay đổi khí hậu gây ra bởi mức độ tăng CO2 trong khí quyển được gọi là hiệu ứng nhà kính” thành “Mức tăng CO2 trong khí quyển gây ra biến đổi khí hậu được gọi là hiệu ứng nhà kính” để dễ hiểu hơn, các biến cịn lại được giữ ngun, khơng cần chỉnh sửa. Các biến quan sát này được đo lường bằng thang đo quãng, bảy điểm.