GIAI ĐOẠ N9 THÁNG ĐẦU NĂM 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế việt nam (Trang 52 - 59)

Ngay sau khi Hiệp định CPTPP chính thức đi vào hiệu lực, Việt Nam đã lập tức thực hiện các kế hoạch nhằm triển khai hiệp định này vào thực tế. Đầu tiên là Quyết định 121/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 24 tháng 01 năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những nhiệm vụ chủ yếu bao gồm tuyên truyền, phổ biến thông tin về hiệp định, xây dựng pháp luật, thể chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Quyết định cũng

kèm theo chi tiết một số công việc cụ thể khi triển khai các nhiệm vụ trên. Sau đó, Thủ tướng đã ban hành tiếp Quyết định 734/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2019 chỉ định các Cơ quan đầu mối để triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong văn bản này, mỗi chương trong Hiệp định CPTPP được chỉ định cho một hoặc nhiều bộ ngành cùng chủ trì và phối hợp thực hiện. Ngồi ra, cơ quan đầu mối tham gia Hội đồng, các Uỷ ban chun mơn và các Nhóm cơng tác của Hiệp định CPTPP cũng được giao chi tiết đến từng bộ ngành. Bộ Công Thương được giao trách nhiệm làm cơ quan điều phối chung, tổng hợp tình hình thực thi Hiệp định báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cũng sẽ là đầu mối thông tin liên lạc với các nước CPTPP về mọi vấn đề của Hiệp định.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Các điều khoản và quy tắc xuất xứ dành cho từng loại hàng hố đều tương thích với nội dung của Chương 3 – Quy tắc xuất xứ và Các thủ tục chứng nhận xuất xứ. Riêng mặt hàng dệt may có một phụ lục riêng gồm những quy tắc cụ thể mặt hàng và danh mục nguồn cung thiếu hụt. Thông tư cũng ban hành mẫu C/O CPTPP của Việt Nam, mẫu tờ khai bổ sung và hướng dẫn kê khai chi tiết.

Vào ngày 19 tháng 04 năm 2019, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đây được xem là động thái tăng cường xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Mexico, sau khi nước này thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25%-30% đối với các sản phẩm dệt may và da giày từ các nước chưa có Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với quốc gia này vào ngày 01 tháng 03 năm 2019 (Việt Hùng, 2019). Hiệp định CPTPP sẽ là lợi thế lớn giúp Việt Nam gia tăng sức cạnh tranh và thị phần mặt hàng này tại nước bạn, mặc dù theo lộ trình thuế do Mexico áp lên hàng dệt may sẽ về 0% vào năm thứ 16.

Để thực hiện các cam kết về của mình về lộ trình cắt giảm thuế quan, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2019 về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định Đối tác

Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019 – 2022. Nghị định thể hiện mức thuế ưu đãi đặc biệt cho từng năm kể từ năm 2019 đến năm 2022, kèm theo mức hạn ngạch thuế quan cho một số mặt hàng cụ thể. Tuy nhiên, theo Nghị định thì các ưu đãi thuế hiện chỉ áp dụng cho các nước đã phê duyệt Hiệp định CPTPP tại thời điểm ban hành, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore. Các tờ khai hải quan xuất nhập khẩu kể từ ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực là ngày 14 tháng 01 năm 2019 cho đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực cũng sẽ được xem xét xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

Về vấn đề hỗ trợ DNNVV, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/2019/NĐ- CP ngày 10 tháng 05 năm 2019 về Tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 06 năm 2019 về Hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là văn bản nhằm hiện thực hố các chính sách hỗ trợ DNNVV đã ban hành trong Luật hỗ trợ DNNVV năm 2018.

Tiếp theo, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2019 quy định Chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng. Nghị định này đã cụ thể hố nhiều quy định trong Luật phịng, chống tham nhũng năm 2018, chỉ rõ trách nhiệm giải trình của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đồn thể, cung cấp thơng tin, thanh tra và giám sát cơng tác phịng, chống tham nhũng, cũng như hình thức xử phạt nếu có vi phạm.

Gần đây nhất, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 19/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 09 năm 2019 quy định về Áp dụng các Biện pháp tự vệ đặc biệt để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Thơng tư đã quy định chi tiết việc áp dụng hình thứ Tự vệ chuyển tiếp, tương ứng với Điều 6.3 – Áp dụng Biện pháp Tự vệ chuyển tiếp và Điều 6.4 – Tiêu chuẩn áp dụng Biện pháp Tự vệ chuyển tiếp thuộc Chương 6 – Phịng vệ thương mại; và hình thức áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may tương ứng với Điều 4.3 – Hành động khẩn cấp thuộc Chương 4 – Dệt may của Hiệp định CPTPP.

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 cũng có mức tăng trưởng khá. Tính đến hết tháng 09 năm 2019, xuất khẩu đạt khoảng 194.65 tỷ

USD, nhập khẩu đạt khoảng 187.50 tỷ USD, cả hai chiều đều tăng 8.4% so với cùng kỳ năm 2018. Thặng dư thương mại 9 tháng năm 2019 đạt 7.15 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018 và được minh hoạ trong hình 2.9. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, khi cả hai chiều của 9 tháng năm 2019 chỉ tăng khoảng 8.4% so với cùng kỳ năm 2018, còn 9 tháng năm 2018 xuất khẩu tăng tới hơn 15.8% và nhập khẩu tăng hơn 11.5% so với cùng kỳ năm 2017.

Hình 2.9 Xuất nhập khẩu của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 và cùng kỳ 2018

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan, các thị trường xuất nhập khẩu chính trong 9 tháng đầu năm 2019 vẫn là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện và hảng dệt may. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và chất dẻo nguyên liệu.

Giao dịch xuất nhập khẩu với các nước thuộc Hiệp định CPTPP trong 9 tháng đầu năm 2019 tiếp tục theo đà giảm như các năm trước, xuống chỉ còn 14.99% so với mức 15.69% của cùng kỳ năm 2018, như minh hoạ trong hình 2.10. Nguyên nhân là do Hiệp định CPTPP mới đi vào hiệu lực từ đầu năm 2019 nên cần phải có một độ trễ nhất định, các thành viên cần thời gian để tổ chức và từ từ áp dụng các quy định cũng như triển khai các cam kết trong hiệp định. Tuy nhiên, giao dịch thương mại hai

179.55 173.05 194.65 187.50 6.50 7.15 0% 5% 10% 15% 20% 25% 0 50 100 150 200 250 9 tháng 2018 9 tháng 2019 Tỷ USD

Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân thương mại Tốc độ tăng xuất khẩu

Hình 2.10 Cơ cấu đối tác thương mại của Việt Nam 9 tháng 2019 và cùng kỳ 2018

9 tháng đầu năm 2018 9 tháng đầu năm 2019

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Theo như minh hoạ trong hình 2.11, thị trường Canada và Peru ghi nhận mức tăng trưởng trên 20%, và đây là hai quốc gia chưa có bất kỳ một hiệp định song phương nào trước đó với Việt Nam. Tuy nhiên, một quốc gia tương tự trong cùng khu vực là Mexico lại có mức giảm nhẹ. Một trường hợp đặc biệt ở đây là Brunei với mức tăng gần 400%, lý do là vì sự gia tăng mạnh nhập khẩu một loại hàng hoá đặc biệt là dầu thô. Các thị trường khác như Chile và New Zealand cũng tăng trên dưới 10%, còn Nhật Bản và Úc là trên dưới 5%. Hai quốc gia còn lại trong khối ASEAN là Malaysia và Singapore thì đều ghi nhận mức tăng trưởng âm.

Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu qua một số thị trường CPTPP vẫn có mức tăng trưởng cao. Đơn cử như nhóm hàng điện thoại và linh kiện, thị trường Canada tăng 84.79%, Mexico thì tăng mạnh đến 449.57%, Peru cũng tăng 209.13%, và Chile tăng 56.30%. Một mặt hàng khác là gạo cũng chứng kiến mức tăng 136.13% ở thị trường Chile và 69.80% ở Úc. Tuy nhiên, một số mặt hàng nông sản lại ghi nhận sự sụt giảm, nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết cực đoan dẫn đến mất mùa ở các vùng trổng trọng điểm cộng thêm việc giá các mặt hàng này giảm. Chẳng hạn như mặt hàng cà phê, xuất khẩu sang Chile giảm 35.52%, sang Mexico giảm đến 77.60%, sang New Zealand giảm 45%. Mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu sang

15.69% 12.63% 71.67% 14.99% 14.48% 70.53% CPTPP Mỹ Khác

Hình 2.11 Tốc độ tăng trưởng giao dịch thương mại giữa Việt Nam và các nước

trong Hiệp định CPTPP giữa 9 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan Ở chiều ngược lại, hoạt động nhập khẩu cũng ghi nhận mức tăng mạnh ở một số nhóm mặt hàng. Ví dụ như sắt thép các loại, nhập khẩu từ Malaysia tăng đến 268.46% và từ Mexico tăng đến 915.91%. Hay ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Canada tăng 390.18% và từ Nhật Bản tăng 165.13%. Hàng tau quả nhập khẩu từ Chile tăng 83.38%, còn các sản phẩm sữa từ Úc cũng tăng 71.12%. Một mặt hàng khác từ Úc cũng tăng mạnh là gỗ và sản phẩm gỗ với mức tăng 121.51%, nhưng mặt hàng bông các loại tại quốc gia này lại giảm mạnh 70.92%.

Về khía cạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong 9 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã nhận được 26.16 tỷ USD vốn FDI, tăng 3.11% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn giải ngân đạt 14.22 tỷ USD, tăng 7.32% so với cùng kỳ. Xét về ngành nghề đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là ngành thu hút nhiều vốn nhất, vượt trội so với những ngành nghề khác, chiếm 69.14% tổng số vốn đăng ký. Hai vị trí tiếp theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 10.58% và ngành kinh

-10% -5% 0 5% 10% 15% 20% 25% 30% 350% 400%

Hình 2.12 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm 2019 và

cùng kỳ năm 2018

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Dẫn đầu các quốc gia, khu vực đầu tư vào Việt Nam là Hồng Kông với gần 5.89 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 4.62 tỷ USD, Singapore với hơn 3.77 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan. Đáng chú ý là quy mô đầu tư từ Hồng Kông đã tăng gần 3.8 lần so với cùng kỳ năm 2018, đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng hơn 2.2 lần. Trong số các quốc gia thuộc Hiệp định CPTPP thì hiện chỉ có Singapore và Nhật Bản là có quy mơ đầu tư đáng kể vào Việt Nam. Các nước cịn lại hiện có mức đầu tư khơng đáng kể, hay thậm chị là không đầu tư như Brunei và Peru.

Bảng 2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ các nước thuộc CPTPP

Đơn vị tính: Triệu USD Quốc gia 9 tháng 2018 9 tháng 2019 Quốc gia 9 tháng 2018 9 tháng 2019

Brunei 0 0 N. Zealand 1.826 3.158

Canada 53.36 88.32 Nhật Bản 7,090.69 3,067.34

Chile 0 0.29 Peru 0 0

Malaysia 205.95 120.44 Singapore 3,670.80 3,773.15

Mexico 0.008 0 Úc 66.58 149.52

Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

25.37 26.16 13.25 14.22 0 5 10 15 20 25 30 9 tháng 2018 9 tháng 2019 Tỷ USD Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Xét về khía cạnh đầu tư ra nước ngồi, tính chung trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài đạt 431.68 triệu USD. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 110.6 triệu USD, chiếm 25.6% tổng vốn đầu tư, lĩnh vực hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ đứng thứ hai với 83.36 triệu USD và chiếm 19.3% tổng vốn đầu tư, lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ ba với 64.14 triệu USD, chiếm 14.9% tổng vốn đầu tư. Xét về địa điểm đầu tư, Úc là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài với 140.63 triệu USD, chiếm 32.6% tổng vốn đầu tư. Mỹ xếp thứ hai với 20 dự án, tổng vốn đầu tư là 59.86 triệu USD, chiếm 13.9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các nước như Tây Ban Nha, Campuchia, Singapore, Canada, v.v. Riêng tại thị trường Úc thời gian gần đây ghi nhận ba dự án đầu tư ra nước ngoài lớn của doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là hai thương vụ ngành nông nghiệp đến từ Tập đồn TH. Đó là dự án chăn thả đàn bị tự nhiên, trang trại chăn ni, trồng bông, hướng dương, ngô tươi sạch, du lịch trang trại, với vốn đầu tư 46.5 triệu USD; và dự án chăn thả tự nhiên đàn bò, trồng và chế biến nước ép xồi, tinh dầu từ gỗ đàn hương có chất lượng cao trị giá 42 triệu USD. Như vậy hai dự án của Tập đồn TH có tổng số vốn đăng ký là 88.5 tỷ USD, và đã được Bộ Kế Hoạch và Đầu tư cấp phép vào tháng 08 năm 2019 (Hà Nguyễn, 2019). Dự án thứ ba là của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietcombank, với việc tiến hành mở chi nhánh đầu tiên của một ngân hàng Việt Nam tại Úc, với trụ sở đặt tại Sydney. Hiện dự án đã được sự chấp thuận từ NHNN vào đầu tháng 10 năm 2019. Theo quy định thì Vietcombank phải hồn tất việc khai trương chi nhánh tại Úc sau 24 tháng kể từ ngày được NHNN phê duyệt (Hải Kim, 2019).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định đối tác xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế việt nam (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)